Trả lời Câu 5 trang 20 Ngữ văn 12 Tập 2 Cánh diều chi tiết trong bài Nhật kí trong tù: Ngắm trăng, Lai Tân giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 12. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Nhật kí trong tù: Ngắm trăng, Lai Tân
Câu 5 (trang 20 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Bài thơ Lai Tân và bài thơ Ngắm trăng có những điểm giống và khác nhau như thế nào (so sánh về hình thức và nội dung hai bài thơ)?
Trả lời:
- Về hình thức :
+ Hai bài thơ đều sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt với bút pháp giản dị, tự nhiên mà hàm súc.
+ Đều có sự kết hợp giữa trữ tình và hiện thực. Nếu ở bài thơ “Lai Tân”, bút pháp tả thực và trào phúng kết hợp để vẽ nên bức tranh về chế độ thối nát ở Trung Quốc lúc bấy giờ, thì ở bài “Ngắm trăng”, chất hiện thực được thể hiện ở hoàn cảnh ngục tù thiếu thốn“không rượu cũng không hoa”, kết hợp với chất trữ tình thể hiện qua ánh trăng sáng và sự hòa quyện đồng điệu giữa tâm hồn con người với thiên nhiên.
- Về nội dung:
+ Hoàn cảnh sáng tác: Đều được sáng tác trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, khắc nghiệt và thiếu thốn, đó là nơi chốn ngục tù.
+ Cả hai bài thơ đều thể hiện một nỗi đắng cay, chua xót trong lòng nhà thơ. Tuy nhiên, nếu ở “Ngắm trăng”, Bác mang nỗi cay đắng, bất bình vì bị tước mất quyền tự do một cách vô lý, thì ở “Lai Tân”, Người mang một cảm xúc chua xót trước thực tế giai cấp thống trị thối nát hoành hành.
Xem thêm lời giải soạn văn lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Yêu cầu (trang 17 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):...
Câu hỏi (trang 18 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Phần Dịch nghĩa có gì giống và khác với phần Dịch thơ?...
Câu hỏi (trang 18 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Chú ý tác dụng của phép nhân hóa....
Câu 1 (trang 19 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Bài thơ Ngắm trăng được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh ấy có ý nghĩa gì đối với việc tìm hiểu bài thơ?...
Câu 2 (trang 19 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Nhận biết nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng có trong phần Phiên âm (ngục, trung, vô, tửu, hoa, nhân, hướng, song, tiền, khán, minh, nguyệt, thi, gia), từ đó đối chiếu với các phần Dịch nghĩa và Dịch thơ để nhận xét về bản dịch thơ....
Câu 3 (trang 19 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Hai dòng thơ đầu nêu lên bối cảnh, tâm trạng gì của người tù? Tâm trạng ấy cho thấy tác giả là người như thế nào? (Chú ý phần Dịch nghĩa của hai dòng thơ đầu; giọng điệu ở dòng thơ thứ hai: Đối thử lương tiêu nại nhược hà? của phần Phiên âm)...
Câu 4 (trang 19 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Phân tích vẻ đẹp nội dung và hình thức của hai dòng thơ cuối....
Câu 5 (trang 19 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Theo em, bài thơ thể hiện đặc điểm gì trong phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh?...
Câu 6 (trang 19 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Em thích nhất dòng thơ hoặc hình ảnh nào trong bài thơ Ngắm trăng? Vì sao?...
Câu hỏi (trang 19 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Phần Phiên âm có yếu tố Hán Việt nào quen thuộc?...
Câu hỏi (trang 19 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Phần Dịch nghĩa có những từ nào dùng đúng như Phiên âm...
Câu hỏi (trang 19 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Chú ý nghĩa của chữ “chong đèn”....
Câu 1 (trang 20 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Nhận biết và nêu lên một số đặc điểm thể loại của bài thơ Lai Tân....
Câu 2 (trang 20 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Bài thơ viết về sự việc gì? Bộ máy chính quyền của vùng đất Lai Tân (Trung Quốc) hiện lên như thế nào?...
Câu 3 (trang 20 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Phân tích kết cấu của bài thơ (Gợi ý: chú ý ba dòng đầu so với dòng kết bài và chỉ ra mối quan hệ của chúng, từ đó nêu nhận xét về tứ thơ của bài Lai Tân)....
Câu 4 (trang 20 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Màu sắc châm biếm, mỉa mai hóm hỉnh của tác giả được thể hiện trong bài thơ như thế nào?...
Câu 5 (trang 20 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Bài thơ Lai Tân và bài thơ Ngắm trăng có những điểm giống và khác nhau như thế nào (so sánh về hình thức và nội dung hai bài thơ)?...
Câu 6 (trang 20 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Tập thơ Nhật kí trong tù thể hiện rất rõ tinh thần “Nay ở trong thơ nên có thép". So sánh “chất thép” ở bài thơ Lai Tân với bài thơ Ngắm trăng....
Xem thêm các bài soạn văn lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Tuyên ngôn độc lập
Nhật kí trong tù: Ngắm trăng, Lai Tân
Thực hành đọc hiểu: Vi hành
Thực hành tiếng Việt trang 25
Viết bài nghị luận về quan niệm yêu nước của tuổi trẻ
Nghe thuyết trình một vấn đề xã hội