Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu So sánh chất thép ở bài thơ Lai Tân với bài thơ Ngắm trăng Ngữ văn 12 Cánh diều, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.
So sánh chất thép ở bài thơ Lai Tân với bài thơ Ngắm trăng
Đề bài: Tập thơ Nhật kí trong tù thể hiện rất rõ tinh thần “Nay ở trong thơ nên có thép". So sánh “chất thép” ở bài thơ Lai Tân với bài thơ Ngắm trăng.
So sánh chất thép ở bài thơ Lai Tân với bài thơ Ngắm trăng - Mẫu 1
Cả hai bài thơ “Lai Tân” và “Ngắm trăng” đều là chất thép trong tinh thần, tình cảm của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh được thể hiện qua những vần thơ, đều kết hợp với cảm xúc trữ tình, chất thép có sức rung động trước trái tim người đọc rất mạnh mẽ.
Tuy nhiên trong bài “Lai Tân”, chất thép được nén vào trong lời tự sự ngỡ như lời nói thường mà phải đọc kĩ mới thấy được sự châm biếng, mỉa mai của tác giả về bức tranh hiện thực của lũ quan lại thối nát và chế độ xã hội dưới thời Tưởng Giới Thạch. Còn với bài “Ngắm trăng” chất thép lại được thể hiện qua hoàn cảnh ngắm trăng rất đặc biệt. Chất thép được nhận ra từ vẻ đẹp của chủ thể trữ tình trong việc hướng về ánh sáng, hướng về vẻ đẹp của thiên nhiên trong tư thế của một thi nhân bị giam giữ về thể xác nhưng hoàn toàn tự do về tâm hồn.
So sánh chất thép ở bài thơ Lai Tân với bài thơ Ngắm trăng - Mẫu 2
Ở bài Lai Tân: Chất “thép” của bài thơ nằm ở lời thơ nhẹ nhàng mà sức chiến đấu quyết liệt, lời lẽ thâm thúy, sâu cay. Câu thơ cuối cho ta thấy, dường như tình trạng thối nát vô trách nhiệm của bọn quan lại ở Lai Tân là chuyện bình thường. Điều đó như một đòn đả kích đến bộ mặt của giai cấp cầm quyền Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch.
Ở bài Ngắm trăng: Chất “thép” của bài thơ nằm trong tâm hồn người chiến sĩ, đó là sức mạnh kiên cường, bền bỉ, lạc quan của Người. Dẫu trong điều kiện, hoàn cảnh khó khăn, gian khổ, Bác vẫn luôn giữ một phong thái thanh cao, hướng về ánh sáng, về khát vọng tự do, về những thứ tốt đẹp trong cuộc đời.
So sánh chất thép ở bài thơ Lai Tân với bài thơ Ngắm trăng - Mẫu 3
- Giống nhau:
+ Đều là chất thép trong tinh thần, tình cảm của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh được thể hiện qua những vần thơ.
+ Kết hợp với cảm xúc trữ tình, chất thép có sức rung động trước trái tim người đọc rất mạnh mẽ.
- Khác nhau:
+ Ngắm trăng: Được thể hiện qua hoàn cảnh ngắm trăng rất đặc biệt. Chất thép được nhận ra từ vẻ đẹp của chủ thể trữ tình trong việc hướng về ánh sáng, hướng về vẻ đẹp của thiên nhiên trong tư thế của một thi nhân bị giam giữ về thể xác nhưng hoàn toàn tự do về tâm hồn.
+ Lai Tân: Chất thép được nén vào trong lời tự sự ngỡ như lời nói thường mà phải đọc kĩ mới thấy được sự châm biếng, mỉa mai của tác giả về bức tranh hiện thực của lũ quan lại thối nát và chế độ xã hội dưới thời Tưởng Giới Thạch.
So sánh chất thép ở bài thơ Lai Tân với bài thơ Ngắm trăng - Mẫu 4
Đang cập nhật ...
So sánh chất thép ở bài thơ Lai Tân với bài thơ Ngắm trăng - Mẫu 5
Đang cập nhật ...
Xem thêm lời giải soạn văn lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Yêu cầu (trang 17 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):...
Câu hỏi (trang 18 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Phần Dịch nghĩa có gì giống và khác với phần Dịch thơ?...
Câu hỏi (trang 18 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Chú ý tác dụng của phép nhân hóa....
Câu hỏi (trang 19 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Phần Phiên âm có yếu tố Hán Việt nào quen thuộc?...
Câu hỏi (trang 19 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Phần Dịch nghĩa có những từ nào dùng đúng như Phiên âm...
Câu hỏi (trang 19 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Chú ý nghĩa của chữ “chong đèn”....
Xem thêm các bài soạn văn lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Nhật kí trong tù: Ngắm trăng, Lai Tân