Khi đọc các bài thơ trong tập Nhật kí trong tù, các em cần chú ý: Nhận biết được thể thơ

108

Trả lời Yêu cầu trang 17 Ngữ văn 12 Tập 2 Cánh diều chi tiết trong bài Nhật kí trong tù: Ngắm trăng, Lai Tân giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 12. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Nhật kí trong tù: Ngắm trăng, Lai Tân

Yêu cầu (trang 17 sgk Ngữ văn 12 Tập 2)

- Khi đọc các bài thơ trong tập Nhật kí trong tù, các em cần chú ý:

+ Nhận biết được thể thơ.

+ Đọc kĩ bản dịch nghĩa và chú thích để hiểu rõ nghĩa của bài thơ.

+ So sánh bản dịch nghĩa và bản dịch thơ để thấy điểm khác biệt.

+ Nhận biết và phân tích giá trị bài thơ chủ yếu dựa vào bản dịch nghĩa.

- Tìm đọc một số bài phân tích về tập thơ Nhật kí trong tù và các bài Ngắm trăng, Lai Tân.

- Đọc nội dung sau đây để hiểu về hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm:

Ngày 28-1-1941, sau ba mươi năm hoạt động ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc. Ngày 13-8-1942, Nguyễn Ái Quốc – lúc này lấy tên là Hồ Chí Minh – lên đường đi Trung Quốc với danh nghĩa đại biểu của Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội) để tranh thủ sự viện trợ của thế giới. Sau nửa tháng đi bộ, ngày 27-8-1942, vừa tới xã Túc Vinh, một thị trấn thuộc huyện Đức Bảo, tỉnh Quảng Tây, Người bị bọn hương cảnh Trung Quốc bắt giữ vì bị tình nghi là “Hán gian”. Chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm và đày đoạ Người trong mười ba tháng, giải qua giải lại gần mười tám nhà giam của mười ba huyện. Trong điều kiện bị giam cầm, chờ đợi ngày được trả lại tự do, Hồ Chí Minh đã làm thơ để ghi lại những ngày tháng trong tù ngục, đồng thời thể hiện ý chí và bày tỏ nỗi lòng của mình. Đến ngày 10-9-1943, Người được trả tự do và tập nhật kí kết thúc. Hai bài thơ Ngắm trăng  Lai Tân dưới đây được trích từ tập Nhật kí trong tù.

Trả lời:

- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt

- So sánh bản dịch nghĩa và bản dịch thơ :

* Ngắm trăng :

+ Câu thơ thứ hai, bản dịch nghĩa là “Trước cảnh đêm nay biết làm thế nào?" trong bản dịch thơ được thay thế bằng cụm từ “khó hững hờ”. Điều đó đã làm giảm đi sự xao xuyến, bối rối trong tâm hồn nhà thơ trước cảnh đêm trăng.

+ Câu thơ thứ 3, ở bản dịch nghĩa là “Người hướng ra trước song ngắm trăng sáng”, miêu tả hình ảnh con người hướng tới ánh trăng hay cũng chính là những điều tốt đẹp, là khao khát tự do. Tuy nhiên ở bản dịch thơ chưa làm rõ được ý này.

* Lai Tân :

+ Câu thơ đầu, trong bản dịch nghĩa là “ngày ngày đánh bạc” được thay thế bằng chữ “chuyên” trong bản dịch thơ. Tuy gần như đồng nghĩa, đều chỉ một hành động được lặp lại thường xuyên, nhưng mất giảm tính chất thường xuyên và tính châm biếm trong câu thơ.

+ Câu thơ thứ hai: Bản dịch nghĩa là “làm việc công” có sự khác nhau với bản dịch thơ là “làm công việc”. Điều đó làm giảm đi tính cụ thể là tính châm biếm cho câu văn.

- Giá trị bài thơ :

+ Ngắm trăng: Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc của Bác. Dẫu trong cảnh tù đày, tay xích, chân cùm nơi ngục lạnh nhưng Người vẫn thanh thản ngắm ánh trăng soi. Qua đó thể hiện phong thái ung dung, tinh thần bất khuất và khát vọng tự do của Người.

+ Lai Tân: Là tiếng cười chua chát trước hiện thực ở xã hội Trung Quốc bấy giờ, bài thơ là tiếng cười châm biếm chính quyền Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch, ban trưởng thì đánh bạc, cảnh trưởng thì tham ô.

- Một số bài phân tích về tập thơ Nhật kí trong tù và các bài Ngắm trăng, Lai Tân:

+ Tinh thần nhân đạo trong “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh (Báo Tin tức, PGS, TS. Lê Văn Toan)

+ Bài thơ “Ngắm trăng” (Hồ Chí Minh): Tâm hồn người cộng sản vĩ đại ( Báo Giáo dục và Thời đại, Dương Thị Huyên )

+ Bình giảng bài thơ Lai Tân trong Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh (Vanhay.vn)

 
Đánh giá

0

0 đánh giá