Sách bài tập Toán 6 Bài 11 (Cánh diều): Phân tích một số ra thừa số nguyên tố

3.5 K

Với giải sách bài tập Toán 6 Bài 11: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán lớp 6 Bài 11: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố

Bài 99 trang 31 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Phân tích các số sau ra thừa số nguyên tố: 16; 23; 120; 625.

Lời giải:

+) Ta có:

Bài 99 trang 31 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1 

 Vậy 16 = 24.

+) Ta có:

Bài 99 trang 31 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1

Vậy 23 = 23.

+) Ta có: 

Bài 99 trang 31 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1

Vậy 120 = 23.3.5.

+) Ta có:

Bài 99 trang 31 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1

Vậy 625 = 54.

Bài 100 trang 31 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Thực hiện mỗi phép tính sau, rồi phân tích kết quả ra thừa số nguyên tố:

a) 777:7 + 361:192;

b) 3.52 – 3.17 + 43.7.

Lời giải:

a) 777:7 + 361:192

= 777:7 + 361:361

= 111 + 1

= 112.

Ta có: 

Bài 100 trang 31 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1

Vậy 112 = 24.7.

b) 3.52 – 3.17 + 43.7

= 3.25 – 3.17 + 64.7

= 75 – 51 + 448

= 472

Ta có: 

Bài 100 trang 31 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1

Vậy 472 = 23.59.

Bài 101 trang 31 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Phân tích 225 và 1 200 ra thừa số nguyên tố rồi cho biết mỗi số đó chia hết cho những số nguyên tố nào.

Lời giải:

Ta có: 

Bài 101 trang 31 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1

Vậy 225 = 32.52.

Suy ra 225 chia hết cho các số nguyên tố là 3 và 5.

Ta có: 

Bài 101 trang 31 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1

Vậy 1 200 = 24.3.52.

Suy ra 1 200 chia hết cho các số nguyên tố là 2, 3 và 5.

Bài 102 trang 31 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Bạn Lan khẳng định: “ Khi phân tích số tự nhiên a ra thừa số nguyên tố, nếu a = p.q2 thì a có tất cả 6 ước”. Theo em, bạn Lan khẳng định đúng hay sai? Vì sao?

Lời giải:

Cách 1. Ta có a = p.q2 nên tập các Ư(a) = {1; p; q; q2; pq; pq2}. Do đó a có 6 ước là đúng.

Cách 2. Nếu a = pm.qn thì số ước của a là: (m + 1).(n + 1).

Áp dụng vào bài toán, ta có a = p.q2 khi đó a có (1 + 1)(2 + 1) = 2.3 = 6. Vậy a có tất cả 6 ước là đúng.

Bài 103 trang 31 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Cho a = 72.113. Trong các số 7a, 11a, 13a, số nào có nhiều ước nhất?

Lời giải:

Ta có: 7a = 7. 72.113 = 73.113.

Suy ra 7a có tất cả (3 + 1).(3 + 1) = 4.4 = 16 ước.

Ta có: 11a = 11.72.113 = 72.114.

Suy ra 11a có tất cả (2 + 1).(4 + 1) = 3.5 = 16 ước.

Ta có: 13a = 13.72.113.

Suy ra 13a có tất cả (2 + 1).(3 + 1).(1 + 1) = 3.4.2 = 24 ước.

Vậy số 13a là số nhiều ước nhất.

Bài 104 trang 31 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Tìm số tự nhiên n, biết:

a) 2 + 4 + 6 + … + 2.(n – 1) + 2n = 210. 

b) 1 + 3 + 5 + … + (2n – 3) + (2n – 1) = 225.

Lời giải:

a) Số số hạng của VT là: (2n – 2):2 + 1 = n – 1 + 1 = n số.

Khi đó: 2 + 4 + 6 + … + 2.(n – 1) + 2n = (2n + 2).n:2 = n.(n+1).

Theo đầu bài, ta có: n(n + 1) = 210 

Ta có: 

Bài 104 trang 31 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1

Suy ra 210 = 2.3.4.5= 14.15.

Vậy n = 14.

b) Số số hạng của VT là: (2n – 1 – 1):2 + 1 = (2n – 2):2 + 1 = n – 1 + 1 = n.

Khi đó 1 + 3 + 5 + … + (2n – 3) + (2n – 1) = (2n – 1 + 1).n:2 = 2n.n:2 = n2.

Ta có 223 = 32.52 = 152.

Vậy n = 15.

Bài 105 trang 32 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Bạn Khanh có 16 cái bút. Bạn Khanh muốn chia số bút đó vào các hộp sao cho số bút của các hộp bằng nhau và mỗi hộp ít nhất hai cái. Bạn Khanh có thể xếp 16 cái bút đó vào mấy hộp? (Kể cả trường hợp xếp vào một hộp).

Lời giải:

Vì để xếp 16 cái bút vào các hộp sao cho số bút của các hộp bằng nhau nên số hộp bút là ước của 16. 

Ta có: 16 = 24 nên các ước của 16 là: 1; 2; 4; 8; 16.

Ta có bảng sau: 

Số hộp bút

Số bút trong mỗi hộp

1

16

2

8

4

4

8

2

16

1

Vì mỗi hộp có ít nhất hai cái bút nên ta loại trường hợp chia thành 16 hộp bút.

Vậy bạn Khanh có thể xếp số bút đó vào 1 hộp, 2 hộp, 4 hộp hoặc 8 hộp.

Bài 106 trang 32 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Một trường có 1 015 học sinh, cần phải xếp mỗi hàng bao nhiêu học sinh để số học sinh trong mỗi hàng là như nhau? Biết rằng số hàng không quá 40 hàng và không ít hơn 10 hàng.

Lời giải:

Xếp 1 015 học sinh thành các hàng sao cho số học sinh mỗi hàng là như nhau nên số hàng là ước của 1 015.

Ta có: 1 015 = 5.7.29. 

Ta có bảng sau: 

Số hàng

Số học sinh mỗi hàng

1

1 015

5

203

7

145

29

35

35

29

145

7

203

5

1 015

1

Vì số hàng không quá 40 hàng và không ít hơn 10 hàng nên ta có thể xếp 1 015 thành 

29 hàng hoặc 35 hàng.

Bài 107 trang 32 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Học sinh lớp 6A nhận được phần thưởng từ Liên đội nhà trường, mỗi học sinh đều được nhận số phần thưởng như nhau. Cô tổng phụ trách đã phát hết 215 quyển vở và 129 quyển truyện cho học sinh lớp 6A. Số học sinh của lớp 6A là bao nhiêu, biết rằng số học sinh của lớp nhiều hơn 10 học sinh?

Lời giải:

Vì mỗi học sinh đều nhận được phần thưởng là như nhau nên số học sinh vừa là ước của 215 vừa là ước của 129.

Ta có: 215 = 5.43; 129 = 3.43.

Do đó 43 vừa là ước của 215 vừa là ước của 129 và thỏa mãn lớn hơn 10 nên số học sinh của lớp 6A là 43 học sinh.

Bài 108 trang 32 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Tìm số tự nhiên n sao cho:

a) 3n + 13 chia hết cho n + 1;

b) 5n + 19 chia hết cho 2n + 1.

Lời giải:

a) Ta có: 3n + 13 = 3n + 3 + 10 = 3.(n + 1) + 10.

Vì 3.(n + 1) chia hết cho n + 1 nên để 3n + 13 chia hết cho n + 1 thì 10 phải chia hết cho n + 1 hay n + 1 là ước của 10.

Ta có: 10 = 2.5 nên các ước của 10 là: Ư(10) = {1; 2; 5; 10}.

Ta có bảng sau:

     n + 1

     1

     2   

       5

      10

       n

      0

     1

       4

      9

Vậy n ∈ {0; 1; 4; 9}.

b) 5n + 19 chia hết cho 2n + 1.

Vì 5n + 19 chia hết cho 2n + 1 nên 2(5n + 19) chia hết cho 2n + 1

Xét 2(5n + 19) = 10n + 38 = 10n + 5 + 33 = 5(2n + 1) + 33.

Vì 5.(2n + 1) chia hết cho 2n + 1 nên để 2(5n + 19) chia hết cho 2n + 1 thì 33 phải chia hết cho 2n + 1 hay 2n + 1 thuộc ước của 33.

Ta có bảng sau:

      2n + 1

     1

      3 

      11

       33

        n

     0

     1

      5

       16

Vậy n ∈ {0; 1; 5; 16}.

Lý thuyết Phân tích một số ra thừa số nguyên tố

I. Cách tìm một ước nguyên tố của một số 

Để tìm một ước nguyên tố của số tự nhiên n lớn hơn 1, ta có thể làm như sau: lần lượt thực hiện phép chia n cho các số nguyên tố theo thứ tự tăng dần 2, 3, 5, 7, 11, 13, …

Khi đó, phép chia hết đầu tiên cho ta số chia là một ước nguyên tố của n.

Ví dụ: Tìm một ước nguyên tố của 217.

Lời giải:

Theo dấu hiệu chia hết, số 217 không chia hết cho các số nguyên tố 2, 3, 5. Ta có: 217 = 7 . 31. Vì thế 7 là một ước nguyên tố của 217.

II. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố

+ Phân tích một số tự nhiên lớn hơn 1 ta thừa số nguyên tố là viết số đó dưới dạng một tích các thừa số nguyên tố.

Lưu ý: Khi phân tích một số ra thừa số nguyên tố ta nên chia mỗi số trong khi phân tích cho ước nguyên tố nhỏ nhất của nó.

Cứ tiếp tục chia như thế cho đến khi được thương là 1.

+ Ta có thể phân tích một số ra thừa số nguyên tố bằng cách viết “rẽ nhánh” và “theo cột dọc”. 

Ví dụ: Phân tích số 40 ra thừa số nguyên tố bằng cách viết “rẽ nhánh” và “theo cột dọc”.

Lời giải:

+ Cách viết "rẽ nhánh":

Lý thuyết Toán 6 Bài 11: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

Do đó: 40 = 2 . 2 . 2 . 5 = 23 . 5

+ Cách viết "theo cột dọc":

Lý thuyết Toán 6 Bài 11: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều 

Vậy ta phân tích được: 40 = 2 . 2 . 2 . 5 = 23 . 5. 

Chú ý:

+ Dạng phân tích ra thừa số nguyên tố của một số nguyên tố là chính số đó.

+ Mọi hợp số đều phân tích được ra thừa số nguyên tố.

+ Thông thường, khi phân tích một số tự nhiên ra thừa số nguyên tố, các ước nguyên tố được viết theo thứ tự tăng dần.

+ Ngoài cách làm như trên, ta cũng có thể phân tích một số ra thừa số nguyên tố bằng cách viết số đó thành tích của hai thừa số một cách linh hoạt.

Ví dụ: Phân tích số 450 ra thừa số nguyên tố. 

Ta có: 450 = 9 . 50 

Lý thuyết Toán 6 Bài 11: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

Vậy 450 = 3 . 3 . 2 . 5 . 5 = 2 . 32 . 52

Nhận xét: Dù phân tích một số ra thừa số nguyên tố bằng cách nào thì cuối cùng ta cũng được cùng một kết quả.

Đánh giá

0

0 đánh giá