Với giải Em có thể trang 93 Hóa học 12 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 19: Tính chất vật lí và tính chất hoá học của kim loại giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 12. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Hóa học 12 Bài 19: Tính chất vật lí và tính chất hoá học của kim loại
Em có thể trang 93 Hóa học 12: Giải thích được các ứng dụng của kim loại dựa trên tính chất vật lí của chúng.
- Giải thích được vì sao các vật bằng sắt thép bị phá huỷ nhanh hơn trong môi trường acid loãng, còn vật bằng đồng thì khó bị phá huỷ hơn.
Lời giải:
- Nhờ tính dẫn điện tốt kim loại được sử dụng làm dây dẫn điện; nhờ tính dẫn nhiệt tốt mà kim loại được dùng để chế tạo dụng cụ đun nấu; nhờ tính ánh kim mà kim loại được sử dụng để làm đồ trang sức, nhờ tính cứng và bền mà kim loại được dùng trong các công trình xây dựng…
- Sắt hoạt động hoá học mạnh hơn đồng; ngoài ra, sắt tác dụng được với dung dịch acid như HCl, H2SO4 loãng… ở điều kiện thường còn đồng thì không, do đó các vật bằng sắt thép bị phá huỷ nhanh hơn trong môi trường acid loãng, còn vật bằng đồng thì khó bị phá huỷ hơn.
Lý thuyết Tính chất hóa học
1. Tác dụng với phi kim
a) Tác dụng với oxygen
Hầu hết các kim loại (trừ vàng, bạc, platinum,…) đều tác dụng với oxygen tạo thành oxide.
Ví dụ:
b) Tác dụng với chlorine
Hầu hết các kim loại đều tác dụng với khí chlorine khi đun nóng, thu được muối chloride tương ứng.
Ví dụ: 2Fe(s) + 3Cl2(g) 2FeCl3 (s)
c) Tác dụng với lưu huỳnh
Nhiều kim loại có thể khử lưu huỳnh khi đun nóng (trừ thủy ngân phản ứng ngay ở nhiệt độ thường)
Ví dụ:
2. Tác dụng với nước
Hầu hết các kim loại nhóm IA, IIA có tính khử mạnh, tác dụng với nước ở nhiệt độ thường giải phóng H2.
Ví dụ: 2Na(s) + H2O(l) 2NaOH(aq) + H2(g)
Những kim loại có thế điện cực chuẩn
3. Tác dụng với dung dịch acid
a) Với dung dịch HCl, H2SO4 loãng
Ở điều kiện chuẩn, những kim loại có có thể tác dụng với các dung dịch acid như HCl, H2SO4 tạo thành H2
Ví dụ: Zn(s) + 2H+(aq) Zn2+ (aq) + H2(g)
b) Với dung dịch H2SO4 đặc
Hầu hết các kim loại (trừ Au và Pt) phản ứng được với dung dịch sulfuric acid đặc. Phản ứng này thường tạo thành muối sulfate, nước và sulfur dioxide. Phản ứng diễn ra mạnh hơn khi hỗn hợp phản ứng được đun nóng
Ví dụ: Cu(s) + 2H2SO4 (aq) đặcCuSO4(aq) + SO2(g) + 2H2O(l)
4. Tác dụng với dung dịch muối
Kim loại hoạt động mạnh hơn có thể đẩy kim loại hoạt động yếu hơn ra khỏi dung dịch muối của nó.
Ví dụ: Zn(s) + CuSO4(aq) ZnSO4(aq) + Cu(s)
Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu hỏi 1 trang 90 Hóa học 12: Vì sao kim loại có tính dẻo?...
Hoạt động thí nghiệm trang 91 Hóa học 12: Kim loại tác dụng với phi kim...
Hoạt động thí nghiệm trang 92 Hóa học 12: Kim loại tác dụng với dung dịch acid loãng...
Hoạt động thí nghiệm trang 93 Hóa học 12: Kim loại tác dụng với dung dịch muối...
Xem thêm các bài giải bài tập Hóa Học lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 18. Cấu tạo và liên kết trong tinh thể kim loại
Bài 19. Tính chất vật lí và tính chất hoá học của kim loại
Bài 20. Kim loại trong tự nhiên và phương pháp tách kim loại