Liên hệ và trình bày về một thiên tai cụ thể tại địa phương nơi em sinh sống

141

Với giải Vận dụng trang 18 Chuyên đề Địa Lí 12 Kết nối tri thức chi tiết trong Chuyên đề 12.1: Thiên tai và biện pháp phòng chống giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Địa Lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải Chuyên đề Địa lí 12 Chuyên đề 12.1: Thiên tai và biện pháp phòng chống

Vận dụng trang 18 Chuyên đề Địa Lí 12: Liên hệ và trình bày về một thiên tai cụ thể tại địa phương nơi em sinh sống (hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp)

Lời giải:

Trong những năm gần đây, hạn hán, xâm nhập mặn ở Cà Mau diễn biến ngày càng phức tạp, tần suất xuất hiện dày hơn và ngày càng gay gắt hơn, tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực, bao gồm đời sống sinh hoạt, sản xuất, môi trường, cơ sở hạ tầng giao thông... Ðiển hình nhất khi nói về hệ luỵ mà tình hình hạn hán; xâm nhập mặn đã gây ra cho vùng ngọt trên địa bàn tỉnh là mùa khô 2015 - 2016 và 2019 - 2020. Tình hình hạn hán nói chung sẽ còn gay gắt hơn nữa do tác động của biến đổi khí hậu, mực nước ngầm hạ thấp. Hạn hán, cùng với xâm nhập mặn vùng ngọt sâu nội đồng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất. Thiệt hại do hạn hán gây ra trong mùa khô 2015-2016 đã làm thiệt hại gần 53.000 ha lúa, 158.000 ha nuôi thuỷ sản, 1.500 ha cây ăn trái và cây trồng khác; sụp, lún, lở đất, hư hỏng 112 km đường bê-tông, hơn 12.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt; tỉnh đã công bố thiên tai mức độ 1 trên lúa và mức độ 2 trên tôm nuôi. Ước thiệt hại về tài sản trên 1.400 tỷ đồng.

Ðúng 5 năm sau, trong mùa khô 2019-2020, hạn hán, xâm nhập mặn lại một lần nữa làm thiệt hại trên 20.000 ha lúa, hoa màu; hơn 16.000 ha nuôi thuỷ sản; gần 21.000 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt; hơn 1.300 điểm thuộc các tuyến đường bê-tông bị sạt lở, sụt lún tổng chiều dài trên 42 km….

Thực tế cho thấy, hạn hán, xâm nhập mặn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất, sinh hoạt, cơ sở hạ tầng giao thông, đê biển... trên phạm vi toàn tỉnh. Tuy nhiên, khu vực nhạy cảm và chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là các vùng ngọt hoá thuộc địa bàn huyện U Minh và huyện Trần Văn Thời. Những năm gần đây, dưới tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, tình hình thiên tai nói chung và hạn hán xâm nhập mặn nói riêng diễn biến rất phức tạp, khó lường, không theo quy luật. Do đó, chủ động ứng phó là giải pháp tốt nhất để giảm thiệt hại.

Ðể hạn chế thiệt hại do tác động của hạn hán, xâm nhập mặn, cần sử dụng tiết kiệm nước, bảo vệ sản xuất, chăm sóc sức khoẻ bản thân và hướng dẫn, khuyến cáo về lịch thời vụ, giống cây trồng, vật nuôi. Theo thống kế, hiện toàn tỉnh có hơn 2.089 kênh thuỷ lợi từ kênh trục cho đến kênh cấp III với tổng chiều dài hơn 9.000 km. Hệ thống kênh các cấp cơ bản đáp ứng yêu cầu cấp nước, tiêu úng, xổ phèn phục vụ cho hơn 538.000 ha sản xuất nông nghiệp và nuôi thuỷ sản của tỉnh.

Vấn đề cần giải quyết hiện nay là phải nạo vét hàng năm do các kênh bị sạt lở, bồi lắng, đảm bảo theo yêu cầu cấp thoát nước phục vụ sản xuất. Ðồng thời có cơ chế vận hành hợp lý hệ thống công trình thuỷ lợi để trữ nước mưa phục vụ công tác sản xuất, chống hạn vào mùa khô ở vùng ngọt hoá của tỉnh.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá