Dựa vào thông tin mục II.2, hãy trình bày quan niệm, nguyên nhân

67

Với giải Câu hỏi trang 13 Chuyên đề Địa Lí 12 Kết nối tri thức chi tiết trong Chuyên đề 12.1: Thiên tai và biện pháp phòng chống giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Địa Lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải Chuyên đề Địa lí 12 Chuyên đề 12.1: Thiên tai và biện pháp phòng chống

Câu hỏi trang 13 Chuyên đề Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục II.2, hãy trình bày quan niệm, nguyên nhân, nơi thường xảy ra, hậu quả, biện pháp phòng chống lũ lụt ở nước ta.

Lời giải:

- Quan niệm: lũ lụt chỉ 2 hiện tượng thiên nhiên phổ biến là lũ và lụt. Là hiện tượng mực nước trên sông, hồ vượt quá mức quy định gây tình trạng ngập úng, tràn đê hay vỡ đê khiế nước trực tiếp tràn vào khu dân cư được bảo vệ.

+ Lũ là hiện tượng mực nước sông dâng cao trong khoảng thời gian nhất định, sau đó xuống.

+ Ngập lụt là hiện tượng mặt đất bị ngập nước do ảnh hưởng của mưa lớn, lũ, triều cường, nước biển dâng.

- Nguyên nhân:

+ Nguyên nhân tự nhiên: mưa lớn kéo dài; lũ quét trên các sông nhỏ hoặc suối ở miền núi, những nơi có độ dốc cao, địa hình hẹp và dài; ngập lụt phụ thuộc vào mạng lưới sông, mạng lưới nan quạt, song song, vùng hạ lưu dễ bị ngập lụt do sự tập trung nước nhanh; bão có thể làm nước biến dâng tiến sâu vào đất liền gây ngập lụt; biến đổi khí hậu với sự gia tăng số lượng và cường độ của các trận mưa lớn làm cho thiên tai lũ lụt diễn ra trầm trọng hơn.

+ Nguyên nhân con người: rừng bị tàn phá, các công trình xây dựng, hệ thống thủy lợi cản trở dòng chảy tự nhiên; nhà máy thủy điện điều tiết nguồn nước không hợp lí; đê, đập, hồ kè bị vỡ.

- Nơi thường xảy ra:

+ Lũ quét thường xảy ra ở vùng núi, đặc biệt vùng núi phía Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.

+ Lũ thường xảy ra ở vùng hạ lưu sông Đồng Nai, Đồng bằng sông Cửu Long với mùa lũ từ tháng 7 – 11.

+ Ngập lụt thường xảy ra ở đồng bằng hạ lưu các sông chính nước ta, chủ yếu 3 vùng: đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng ven biển miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long

- Hậu quả:

+ Gây thiệt hại về người và tài sản, nhà cửa bị ngập lụt, đồ đạc bị hư hỏng; dịch bệnh phát sinh.

+ Gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng: các hệ thống thông tin liên lạc bị gián đoạn; giao thông bị cản trở; hệ thống cung cấp nước sạch bị nhiễm bẩn. Vùng ven biển bị nhiễm mặn.

+ Gây thiệt hại cho các ngành kinh tế: gia súc, gia cầm chết, mùa màng mất trắng. Lũ lụt kéo dài ảnh hưởng kế hoạch mùa vụ. Một số ngành công nghiệp bị ảnh hưởng do thiếu hụt nguồn nguyên liệu, hoạt động dịch vụ cũng bị đình trệ.

+ Gây thiệt hại về môi trường: nước lũ cuốn theo rác thải, nước thải, xác động vật phân hủy gây ô nhiễm môi trường.

+ Tuy nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long, lũ về đem lại nguồn lợi thủy sản; bồi đắp cho đất thêm màu mỡ; góp phần thau chua, rửa mặn cho đồng ruộng.

- Biện pháp phòng chống:

+ Trước lũ lụt: đầu tư xây dựng, nâng cấp, tu bổ công trình phòng chống thiên tai; thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo mưa, lũ; sơ tán ra khỏi khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn; bảo vệ nguồn nước sạch của gia đình bằng cách che đậy giếng, bể chứa nước,…; dự trữ nước uống, thực phẩm, dược phẩm, các vật dụng cần thiết; tranh thủ thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

+ Trong lũ lụt: cắt hết các nguồn điện sinh hoạt; di chuyển đến nơi cao ráo, an toàn, không đi vào khu vực nguy hiểm; chủ động thực hiện biện pháp bảo vệ sản xuất, bảo đảm giao thông và thông tin liên lạc thông suốt,…

+ Sau lũ lụt: kiểm tra các trang thiết bị trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn; phòng chống dịch bệnh sau lũ và xử lí môi trường; khẩn trương khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá