Dựa vào thông tin mục II.1, hãy trình bày quan niệm, nguyên nhân, nơi thường xảy ra

94

Với giải Câu hỏi trang 10 Chuyên đề Địa Lí 12 Kết nối tri thức chi tiết trong Chuyên đề 12.1: Thiên tai và biện pháp phòng chống giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Địa Lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải Chuyên đề Địa lí 12 Chuyên đề 12.1: Thiên tai và biện pháp phòng chống

Câu hỏi trang 10 Chuyên đề Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục II.1, hãy trình bày quan niệm, nguyên nhân, nơi thường xảy ra, hậu quả, biện pháp phòng chống bão và áp thấp nhiệt đới ở nước ta.

Lời giải:

- Quan niệm:

+ Xoáy thuận nhiệt đới là vùng gió xoáy hình thành trên biển nhiệt đới, gió thổi xoáy vào trung tâm theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, áp suất khí quyển trong xoáy thuận nhiệt đới thấp hơn xung quanh, có mưa, đôi khi kèm theo dông, tố, lốc.

+ Áp thấp nhiệt đới là xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 6 đến cấp 7 và có thể có gió giật.

+ Bão là xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 8 trở lên và có thể có gió giật. Bão có sức gió mạnh nhất từ cấp 10 đến cấp 11 gọi là bão mạnh, từ cấp 12 đến cấp 15 gọi là bão rất mạnh, từ cấp 16 trở lên gọi là siêu bão.

- Nguyên nhân: hình thành từ vùng biển nhiệt đới, có nhiệt độ nước mặt cao (trên 26°C), không khí nóng, ẩm bốc lên hình thành tại đó một vùng áp thấp có áp suất thấp hơn rất nhiều so với xung quanh. Không khí ở xung quanh chuyển động hướng về tâm vùng áp thấp gây nên gió xoáy rất mạnh. Trong vùng áp thấp, không khí bốc lên cao, lạnh đi, ngưng tụ lại thành bức tường mây dày đặc tạo ra những cơn mưa rất lớn.

- Nơi thường xảy ra:

+ Việt Nam nằm trong trung tâm bão Tây Thái Bình Dương, là 1 trong 5 trung tâm bão lớn nhất của thế giới. Trung bình hàng năm có khoảng 11 – 12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông, trong đó 5 – 6 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam.

+ Mùa bão xu hướng chậm dần từ bắc vào nam: vùng Bắc Bộ và Thanh Hóa mùa bão từ tháng 6 – 8, tháng 8 nhiều khả năng bão nhất; từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế mùa bão từ tháng 9 – 10, tháng 9 có nhiều khả năng bão nhất; ở Duyên hải Nam Trung Bộ, mùa bão từ tháng 10 – 11, bão thường yếu và ít hơn khu vực phía Bắc; Nam Bộ hầu như không có bão, tháng nhiều khả năng có bão nhất là tháng 12 nhưng hiếm gặp.

- Hậu quả:

+ Gây thiệt hại về người như làm thương vong và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

+ Gây thiệt hại về kinh tế như làm mất mát tài sản, gián đoạn thông tin liên lạc, thiếu lương thực và nước sạch cho sinh hoạt, làm mất mùa, gây chết và dịch bệnh ở gia súc, ngưng trệ giao thông, hư hỏng các công trình công nghiệp, cơ sở hạ tầng,…

+ Thiệt hại về môi trường: ô nhiễm môi trường; ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.

- Biện pháp phòng chống:

+ Trước khi bão xảy ra: thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo, dự báo bão; tranh thủ thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp; gia cố, chằng chống nhà cửa, cắt tỉa cành cây; xác định vị trí an toàn để trú ẩn; chủ động sơ tán khỏi nơi ở không đảm bảo an toàn, phòng nước dâng; dự trữ nước uống, lương thực, thực phẩm, thuốc men, các vật dụng cần thiết trong nhiều ngày.

+ Trong khi bão xảy ra: thường xuyên theo dõi thông tin diễn biến bão; không trú ẩn dưới gốc đât, cột điện, vật dễ đổ; đề phòng tai nạn do đổ nhà, cây cối, cột điện, các vật bị gió thổi bay, điện giật.

+ Sau khi bão xảy ra: khẩn trương khắc phục hậu quả, ổn định đời sống, khôi phục sản xuất; kiểm tra lại nhà ở, các thiết bị trước khi sử dụng; tham gia dập dịch bệnh, xử lí môi trường.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá