Dựa vào thông tin mục II.3, hãy trình bày quan niệm, nguyên nhân, nơi thường xảy ra, hậu quả

120

Với giải Câu hỏi trang 16 Chuyên đề Địa Lí 12 Kết nối tri thức chi tiết trong Chuyên đề 12.1: Thiên tai và biện pháp phòng chống giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Địa Lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải Chuyên đề Địa lí 12 Chuyên đề 12.1: Thiên tai và biện pháp phòng chống

Câu hỏi trang 16 Chuyên đề Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục II.3, hãy trình bày quan niệm, nguyên nhân, nơi thường xảy ra, hậu quả, biện pháp phòng chống hạn hán ở nước ta.

Lời giải:

- Quan niệm: là hiện tượng thiếu nước nghiêm trọng xảy ra trong thời gian dài do không có mưa và cạn kiệt nguồn nước.

- Nguyên nhân:

+ Nguyên nhân tự nhiên: thiếu hụt lượng mưa hoặc không có mưa trong thời gian dài, mùa mưa đến chậm,…; tình trạng suy giảm khả năng điều tiết nguồn nước của rừng, đất không có khả năng giữ nước mưa; ảnh hưởng của hiện tượng En Ni-nô.

+ Nguyên nhân con người: sử dụng lãng phí, chưa hợp lí tài nguyên nước, nhu cầu nước gia tăng do nhu cầu sản xuất; quy hoạch sử dụng nước chưa phù hợp, điều tiết nguồn nước còn hạn chế; sự biến đổi khí hậu do tác động của con người gây biến động trong chế độ mưa, thiếu hụt mưa trong mùa khô làm tăng nguy cơ hạn hán; phá rừng làm giảm khả năng điều tiết nước mặt, hạ thấp mực nước ngầm; khai thác cạn kiệt nước ngầm,…

- Nơi thường xảy ra: có thể xảy ra ở hầu hết các vùng trên cả nước với mức độ và thời gian khác nhau. Hạn nặng và rất nặng tập trung ở vùng phía nam từ vĩ độ 16 độ trở xuống.

+ Khu vực Tây Bắc: tần suất hạn rất cao, từ tháng 11 – 4, xảy ra tại những nơi ít mưa như Điện Biên, Sơn La.

+ Khu vực Đông Bắc: chủ yếu từ tháng 11 – 3, xảy ra tại những nơi ít mưa như Cao Bằng, Lạng Sơn.

+ Khu vực đồng bằng Bắc Bộ: khả năng xảy ra cao trong các tháng 11, 1, 2, 3

+ Khu vực Bắc Trung Bộ: tần suất hạn cao nhất trong các tháng 6,7

+ Khu vực Nam Trung Bộ: tập trung từ tháng 5 – 8, tháng 2, 3, nơi hạn nhất là Ninh Thuận.

+ Khu vực Tây Nguyên: khả năng hạn cao từ tháng 12 – 3, là nơi có mức độ hạn cao so với các khu vực khác.

+ Khu vực Nam Bộ: hạn nhiều từ tháng 12 – 4, mức độ hạn cao nhất ở những nơi có lượng mưa thấp như Trà Vinh, Bến Tre.

- Hậu quả:

+ Gây thiệt hại cho con người: thiếu nước cho sinh hoạt, thiếu lương thực, thực phẩm; nguy cơ bùng phát dịch bệnh như tiêu chảy, da liễu,…

+ Gây thiệt hại cho sản xuất: làm giảm năng suất, diện tích và sản lượng cây trồng, chủ yếu là cây lương thực, thực phẩm; thiếu thức ăn, nước uống cho vật nuôi; ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản; gây khó khăn cho quá trình vận hành để phát diện của nhà máy điện cũng như việc điều tiết nước cho sản xuất,…

+ Gây thiệt hại về môi trường: tăng nguy cơ cháy rừng, xói lở đất; hủy hoại môi trường sống của sinh vật, giảm chất lượng không khí; làm xâm nhập mặn trở nên trầm trọng hơn,…

- Biện pháp phòng chống:

+ Trước khi hạn hán: thường xuyên theo dõi bản tin dự báo thời tiết và cảnh báo hạn hán, đặc biệt là khi ít mưa hoặc không có mưa; xây dựng và tu bổ các công trình thủy lợi, sửa chữa đường nước bị vỡ, rò rĩ; dự trữ nước; thiết lập hệ thống thu gom và trữ nước mưa,…

+ Trong khi hạn hán: theo dõi chặt chẽ tin dự báo thời tiết; vận hành hợp lí các hồ chứa nước, công trình thủy lợi, công trình cấp nước, nhất là nước sinh hoạt.

+ Sau khi hạn hán: kiểm tra và sửa chữa hệ thống nước; điều chỉnh cơ cấu cây trồng, mùa vụ phù hợp.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá