Với giải Thí nghiệm trang 111 Hóa học lớp 12 Cánh diều chi tiết trong Bài 16: Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 12. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Hóa học 12 Bài 16: Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại
Thí nghiệm trang 111 Hóa học 12: Quan sát video thí nghiệm sau:
Thí nghiệm ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại
Cho một đinh sắt và một đinh sắt đã được quấn dây kẽm vào cùng một cốc thuỷ tinh chứa nước. Cốc này được đặt lên một tờ giấy màu trắng. Để yên khoảng 4 giờ.
Yêu cầu: Quan sát hiện tượng và giải thích.
Lời giải:
Hiện tượng:
- Đinh sắt không có hiện tượng.
- Đinh sắt quấn dây kẽm xảy ra ăn mòn điện hóa. Có kết tủa keo trắng xuất hiện trên bề mặt kẽm.
Giải thích: Đinh sắt quấn dây kẽm xảy ra ăn mòn điện hóa.
- Tại anode: kẽm bị oxi hóa thành ion Zn2+:
Zn(s) ⟶ Zn2+(aq) + 2e
Các electron được chuyển đến cathode.
- Tại cathode: khí oxygen hòa tan trong nước bị khử thành ion OH-:
O2(g) + H2O(l) + 2e ⟶ 2OH-(aq)
Zn2+(aq) + 2OH-(aq) ⟶ Zn(OH)2(s)
Zn(OH)2 là kết tủa ở dạng keo trắng.
Lý thuyết Ăn mòn kim loại
1. Hiện tượng ăn mòn và khái niệm ăn mòn
Sự ăn mòn kim loại là sự pháp hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường, trong đó kim loại bị oxi hóa: M Mn+ + ne
2. Các dạng ăn mòn kim loại
a) Ăn mòn hóa học
Ăn mòn hóa học là quá trình oxi hóa – khử, trong đó các electron của kim loại chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường.
b) Ăn mòn điện hóa
Ăn mòn điện hóa là quá trình ăn mòn kim loại do sự tạo thành pin điện hóa.
Điều kiện xảy ra sự ăn mòn điện hóa
1. Có hai kim loại khác nhau hoặc kim loại với phi kim,…
2. Tiếp xúc trực tiếp với nhau hoặc gián tiếp qua dây dẫn điện
3. Cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li
Thiếu một trong ba điều kiện trên sẽ không xảy ra sự ăn mòn điện hóa
3. Chống ăn mòn kim loại
a) Phương pháp phủ bề mặt
Phương pháp bảo vệ bề mặt là phủ lên bề mặt của kim loại một lớp sơn, dầu, mỡ, chất dẻo hoặc tráng, mạ bằng một kim loại khác.
b) Phương pháp điện hóa
Trong phương pháp điện hóa, để bảo vệ kim loại, người ta nối kim loại cần bảo vệ với một kim loại hoạt động hóa học mạnh hơn.
Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu hỏi 3 trang 106 Hóa học 12: Kể tên các đồ dùng, thiết bị được làm bằng thép mà em biết....
Luyện tập 2 trang 110 Hóa học 12: Nêu các cách hạn chế sự ăn mòn đối với mái tôn....
Thí nghiệm trang 111 Hóa học 12: Quan sát video thí nghiệm sau:...
Bài 1 trang 112 Hóa học 12: Chỉ ra những điểm giống nhau giữa ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá....
Bài 4 trang 112 Hóa học 12: Xét thí nghiệm sau:...
Xem thêm các bài giải bài tập Hóa Học lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 15. Tách kim loại và tái chế kim loại
Bài 16. Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại