Dựa vào thông tin và hình 24.1, hãy: Phân tích các thế mạnh đối với phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ

69

Với giải Câu hỏi trang 133 Địa Lí lớp 12 Cánh diều chi tiết trong Bài 24: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa Lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí lớp 12 Bài 24: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ

Câu hỏi trang 133 Địa Lí 12Dựa vào thông tin và hình 24.1, hãy:

- Phân tích các thế mạnh đối với phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ.

- Phân tích các hạn chế cần giải quyết trong phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ.

Lời giải:

- Các thế mạnh đối với phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ:

+ Địa hình: nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long, địa hình tương đối bằng phẳng => thuận lợi quy hoạch phát triển kinh tế. Đất ba dan và đất xám phù sa cổ đều chiếm 40% diện tích vùng => phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả.

+ Khí hậu: khí hậu cận xích đạo, nền nhiệt cao, lượng mưa lớn, phân hóa 2 mùa mưa – khô rõ rệt => thuận lợi cho hoạt động sản xuất diễn ra quanh năm, phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới cho năng suất cao.

+ Nguồn nước: hệ thống sông Đồng Nai, Vàm Cỏ và các hồ Dầu Tiếng, Trị An => phát triển thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt; nguồn nước nóng, nước khoáng phát triển du lịch nghỉ dưỡng.

+ Rừng: phần lớn là rừng đặc dụng và rừng phòng hộ; có các vườn quốc gia Cát Tiên, Bù Gia Mập, Côn Đảo, Lò Gò – Xa Mát, khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ và Đồng Nai => đảm bảo môi trường sinh thái và du lịch.

+ Khoáng sản: dầu mỏ và khí tự nhiên (chiếm 93,3% trữ lượng dầu mỏ cả nước). Các khoáng sản khác: ti-tan, cao lanh, đá vôi,…=> nguyên liệu quan trọng cho các ngành công nghiệp khai thác và chế biến.

+ Tài nguyên biển: vùng biển và thềm lục địa rộng lớn, giàu tài nguyên, gần các ngư trường lớn, có các đảo, bãi tắm và phong cảnh đẹp => phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển: khai thác dầu thô và khí tự nhiên, khai thác thủy sản, xây dựng cảng nước sâu, du lịch biển đảo.

+ Dân cư và lao động: dân số đông, nguồn lao động dồi dào có trình độ chuyên môn cao. Là địa bàn thu hút lực lượng lao động có chuyên môn cao => phát triển đa ngành kinh tế và các ngành có trình độ khoa học kĩ thuật cao.

+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển đồng bộ, hiện đạo => tạo sức thu hút lớn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

+ Có nhiều chính sách đổi mới, sáng tạo, phù hợp với mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng hiện đại của cả nước, tạo nền tảng và động lực phát triển.

- Các hạn chế cần giải quyết trong phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ:

+ Mùa khô ít mưa gây thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt; xâm nhập mặn và các diễn biến thất thường của biến đổi khí hậu.

+ Tỉ lệ dân nhập cư cao, gây sức ép đến nhà ở, cơ sở hạ tầng, việc làm, an sinh xã hội của vùng, nhất là tại các khu công nghiệp.

+ Vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá