Đông Nam Bộ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước

64

Với giải Mở đầu trang 130 Địa Lí lớp 12 Cánh diều chi tiết trong Bài 24: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa Lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí lớp 12 Bài 24: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ

Mở đầu trang 130 Địa Lí 12Đông Nam Bộ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, là vùng kinh tế năng động, đi đầu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vậy Đông Nam Bộ có những thế mạnh và hạn chế gì đối với phát triển kinh tế - xã hội? Các ngành công nghiệp; dịch vụ; nông, lâm nghiệp và thủy sản phát triển ra sao? Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường như thế nào?

Lời giải:

- Thế mạnh và hạn chế đối với phát triển kinh tế - xã hội:

+ Thế mạnh về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: khu vực chuyển tiếp, địa hình tương đối bằng phẳng, đất ba dan và đất xám phù sa cổ; khí hậu cận xích đạo phân hóa; hệ thống sông, hồ, nguồn nước nóng, nước khoáng; rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển; khoáng sản dầu mỏ và khí tự nhiên; vùng biển và thềm lục địa rộng lớn, giàu tài nguyên.

+ Thế mạnh về kinh tế - xã hội: dân số đông, lao động dồi dào; cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật đồng bộ, hiện đại; chính sách đổi mới, sáng tạo.

+ Hạn chế chủ yếu: mùa khô thiếu nước, tỉ lệ dân nhập cư cao, ô nhiễm môi trường.

- Sự phát triển các ngành công nghiệp; dịch vụ; nông, lâm nghiệp và thủy sản

+ Công nghiệp: phát triển công nghiệp hàng đầu cả nước

+ Dịch vụ: chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GRDP, cơ cấu đa dạng

+ Nông, lâm nghiệp và thủy sản: chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu GRDP.

- Mối quan hệ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường: mối quan hệ chặt chẽ, đảm bảo sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá