Lời giải bài tập Địa Lí lớp 12 Bài 25: Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng song Cửu Long sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Địa Lí 12. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Địa Lí 12 Bài 25: Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng song Cửu Long
Giải Địa lí 12 trang 140
Lời giải:
- Thế mạnh và hạn chế của vùng:
+ Thế mạnh về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa, đất phèn, đất mặn; khí hậu cận xích đạo phân hóa theo mùa; mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc; tài nguyên sinh vật phong phú; vùng biển rộng lớn nhiều đảo và quần đảo; khoáng sản dầu mỏ và khí tự nhiên, than bùn.
+ Thế mạnh về điều kiện kinh tế - xã hội: dân số đông, lao động dồi dào; cơ sở hạ tầng kĩ thuật đang được hoàn thiện; đặc trưng vùng đất sông nước, truyền thống văn hóa, lịch sử cách mạng.
+ Hạn chế: chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu; mùa khô kéo dài, xâm nhập mặn; cơ sở vật chất kĩ thuật còn hạn chế.
- Phải sử dụng hợp lí tự nhiên vì: mùa khô kéo dài, thiếu nước ngọt, xâm nhập mặn, triều cường.
- Tình hình phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm và du lịch:
+ Sản xuất lương thực, thực phẩm: lúa là cây trồng chính, sản xuất thủy sản lớn nhất nước.
+ Du lịch: tài nguyên du lịch phong phú và độc đáo có sức hấp dẫn.
Câu hỏi trang 140 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin và hình 25.1 hãy:
- Trình bày vị trí địa lí vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Trình bày về phạm vi lãnh thổ vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Lời giải:
- Vị trí địa lí: 3 mặt giáp biển, giáp vùng Đông Nam Bộ, giáp Cam-pu-chia. Vị trí địa lí tạo điều kiện phát triển đa dạng các ngành kinh tế biển và mở rộng giao lưu các vùng trong nước, các nước trong khu vực và quốc tế.
- Phạm vi lãnh thổ: gồm các tỉnh và TP trực thuộc TW là Cần Thơ, An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long. Diện tích tự nhiên khoảng 40,9 nghìn km2, vùng biển rộng lớn, có nhiều đảo và quần đảo, có thành phố đảo Phú Quốc và huyện đảo Kiên Hải.
Lời giải:
- Dân số đông, năm 2021 khoảng 17,4 triệu người (chiếm 17% cả nước). Tỉ lệ gia tăng tự nhiên là 0,55%. Dân số từ 15 – 64 tuổi chiếm 69,4%.
- Mật độ dân số năm 2021 là 426 người/ km2, tỉ lệ dân thành thị chiếm 26,4%.
- Có nhiều dân tộc sinh sống: Kinh, Khơ-me, Hoa, Chăm,... Người dân nhiều kinh nghiệm sản xuất, văn hóa đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc.
Lời giải:
- Thế mạnh về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên:
+ Địa hình: đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, quỹ đất lớn với các nhóm đất: phù sa sông, đất phèn, đất mặn => thuận lợi quy hoạch sản xuất lương thực, thực phẩm quy mô lớn.
+ Khí hậu có tính chất cận xích đạo, phân hóa theo mùa khô và mưa rõ rệt => phát triển nhiều ngành kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp và du lịch.
+ Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc, nguồn nước dồi dào, chế độ nước điều hòa => cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, phát triển nuôi trồng thủy sản và du lịch. Địa hình thấp, cắt xẻ tạo nhiều vùng trũng => nuôi trồng thủy sản.
+ Tài nguyên sinh vật phong phú, có hơn 240 nghìn ha rừng, bao gồm rừng ngập mặn, rừng tràm, khu dự trữ sinh quyển cùng động vật có giá trị => ý nghĩa rất lớn trong cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường, phát triển du lịch.
+ Vùng biển rộng lớn, ngư trường Cà Mau – Kiên Giang nhiều bãi cá, bãi tôm lớn; nhiều đảo, quần đảo, bãi tắm => phát triển nhiều ngành kinh tế biển.
+ Khoáng sản dầu mỏ và khí tự nhiên ở thềm lục địa, than bùn và đá vôi => nguyên liệu cho phát triển các ngành công nghiệp.
- Thế mạnh về điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Dân số đông, nguồn lao động dồi dào, tỉ lệ lao động qua đào tạo ngày càng nâng cao, người dân có kinh nghiệm trong sản xuất, thích ứng với tự nhiên.
+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật đang được hoàn thiện, hệ thống giao thông được đầu tư đa dạng loại hình, hiện đại => phát triển kinh tế và hội nhập.
+ Đặc trưng của vùng đất sông nước, truyền thống văn hóa, lịch sử cách mạng, nghệ thuật đặc sắc => tạo sức hấp dẫn đối với khách du lịch.
- Hạn chế chủ yếu:
+ Chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu.
+ Mùa khô kéo dài, gia tăng xâm nhập mặn vào đất liền, thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt.
+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật còn hạn chế.
Giải Địa lí 12 trang 144
Câu hỏi trang 144 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin và hình 25.1, hãy:
- Giải thích tại sao phải sử dụng hợp lí tự nhiên ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Trình bày hướng sử dụng hợp lí tự nhiên ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Lời giải:
- Phải sử dụng hợp lí tự nhiên ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long vì vùng phải đối mặt với nhiều hạn chế như mùa khô kéo dài, thiếu nước ngọt, xâm nhập mặn, triều cường và những thách thức lớn trước tác động của biến đổi khí hậu.
- Hướng sử dụng hợp lí tự nhiên ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long:
+ Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp xanh, bền vững gắn xây dựng nông thôn mới với các sản phẩm trọng tâm là thủy sản, trái cây và lúa gạo.
+ Chú trọng phát triển mạnh ngành du lịch, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao và phát triển năng lượng tái tạo.
+ Tăng cường công tác quản lí và sử dụng hiệu quả các nguồn lực gắn với bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái nhất là tài nguyên đất, nước và rừng.
+ Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước sông Mê Công; chủ động kiểm soát lũ, đầu tư hệ thống thủy lợi phục vụ sinh hoạt và sản xuất.
Lời giải:
- Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, góp phần khai thác có hiệu quả tiềm năng mà tự nhiên mang lại. Ví dụ: sản xuất lương thực và thực phẩm sẽ tận dụng tối đa quỹ đất phù sa châu thổ rộng lớn mà tự nhiên mang lại cho vùng.
- Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác trong vùng, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Ví dụ: phát triển sản xuất thủy sản sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thủy sản, phục vụ trong nước và xuất khẩu từ đó phát triển ngành thương mại.
- Giải quyết việc làm, tạo sinh kế cho người dân, thực hiện quá trình xây dựng nông thôn mới ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ví dụ: sự phát triển ngành sẽ tạo ra việc làm và thu nhập cho người nông dân trồng lúa, người ngư dân đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
- Góp phần sử dụng hợp lí tự nhiên, bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái. Ví dụ: hoạt động nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng rừng ngập mặn góp phần giữ gìn hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển.
Lời giải:
- Sản xuất lương thực:
+ Lúa là cây lương thực chính, vùng là vựa lúa lớn nhất cả nước, diện tích và sản lượng lúa luôn chiếm trên 50%, năng suất cả năm luôn cao hơn trung bình cả nước.
+ Thay đổi giống lúa cao sản, chất lượng cao thích nghi với điều kiện sinh thái; thay đổi mùa vụ, cải tạo thủy lợi, cải tạo đất hoang hóa, chủ động tưới tiêu, xả phèn, rửa mặn.
+ Trồng nhiều ở Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Hậu Giang.
- Sản xuất thực phẩm:
+ Vùng sản xuất thủy sản lớn nhất nước về cả giá trị sản xuất, diện tích mặt nước nuôi trồng và sản lượng thủy sản. Giá trị sản xuất thủy sản chiếm trên 50% cả nước.
+ Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản chiếm gần 72% cả nước, sản lượng tăng nhanh với các loại thủy sản đa dạng: cá da trơn, chình, cá lóc, tôm sú, sò huyết,… Mô hình nuôi thâm canh và ứng dụng công nghệ cao được áp dụng rộng rãi. Tỉnh có diện tích nuôi trồng lớn là Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng.
+ Sản lượng thủy sản khai thác tăng liên tục, chiếm gần 39% cả nước, chủ yếu khai thác xa bờ. Chú trọng xây dựng hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá. Các tỉnh có sản lượng lớn là Kiên Giang, Cà Mau, Bến Tre, Tiền Giang,…
+ Đứng đầu cả nước về trồng rau các loại, chăn nuôi gia cầm, là vùng nuôi vịt hàng hóa lớn nhất cả nước. Chăn nuôi gia súc nổi bật là lợn và bò, đàn lợn và bò có tốc độ tăng khá nhanh.
Giải Địa lí 12 trang 147
Lời giải:
- Tài nguyên du lịch tự nhiên: mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc, nhiều cù lao, cồn (cù lao Thới Sơn, Dung, cồn Phụng,…); xứ sở của các vườn cây ăn quả, chợ nổi; hệ sinh thái đất ngập nước và rừng tràm điển hình, vườn quốc gia, các sân chim, vườn cò. Tài nguyên du lịch biển đảo rất hấp dẫn.
- Tài nguyên du lịch văn hóa: hệ thống các chùa Khơ-me, di tích lịch sử - văn hóa đặc thù và đa dạng: di tích khảo cổ, di tích cách mạng, văn hóa tín ngưỡng. Có nhiều di tích quốc gia đặc biệt (Rạch Gầm – Xoài Mút, trại giam Phú Quốc,…). Có nghệ thuật Đờn ca tài tử là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Lời giải:
- Sản phẩm du lịch đặc trưng là: du lịch sinh thái, văn hóa sông nước miệt vườn, du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái biển, đảo,…
- Hàng năm thu hút khoảng 7% khách quốc tế, 13 – 15% khách nội địa, doanh thu du lịch lữ hành chiếm gần 7% cả nước.
- TP Cần Thơ và TP Phú Quốc là trung tâm du lịch có ý nghĩa quan trọng của vùng, ngoài ra còn có Thới Sơn, Năm Căn – Mũi Cà Mau, Tràm Chim, chợ nổi Cái Răng, các điểm du lịch gắn với hệ sinh thái rừng ở các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển của vùng.
Luyện tập & Vận dụng (trang 147)
Lời giải:
- Vẽ biểu đồ:
- Nhận xét: Nhìn chung, sản xuất lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2010 – 2021 đều có sự thay đổi cả về diện tích và sản lượng, cụ thể:
+ Về diện tích: diện tích năm 2010 là 3945,9 nghìn ha đã tăng mạnh lên 4301,5 nghìn ha vào năm 2015, tuy nhiên sau đó lại giảm mạnh xuống chỉ còn 3963,7 nghìn ha vào năm 2020, nhưng đã tăng lại sau đó và đạt 3989,6 nghìn ha năm 2021.
+ Về sản lượng: năm 2010 sản lượng đạt 21,6 triệu tấn, đến năm 2015 đã tăng lên 25,6 triệu tấn, năm 2020 mặc dù diện tích giảm nhiều khiến sản lượng giảm nhưng vẫn đạt 23,8 triệu tấn và lại tăng vào năm 2021 đạt 24,3 triệu tấn.
- Loại hình nghệ thuật Đờn ca tài tử.
- Một sản phẩm hoặc hoạt động du lịch sinh thái sông nước miệt vườn.
Lời giải:
Đờn ca tài tử - sản phẩm văn hóa phi vật thể cần giữ gìn và phát huy
Đờn ca tài tử là một loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo được ra đời vào đầu thế kỷ thứ XIX ở Nam bộ với sự kết hợp giữa hai hình thức nghệ thuật đó là Tuồng và Nhạc lễ dòng nhạc lễ. Đây là loại hình nghệ thuật của đàn và ca, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nông thôn Nam Bộ hát ca sau những giờ lao động, nên vừa có tính bình dân, vừa mang tính bác học. Do đó phong trào đờn cây nhanh chóng lan tỏa khắp các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam bộ. Với tên gọi Ca nhạc tài tử, Đàn ca tài tử, Đờn ca tài tử, tài tử miệt vườn là một trong những cái tên dùng để nói về dân ca Nam Bộ nói chung và nói về đờn ca tài tử nói riêng. Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật vừa phản ánh tinh hoa văn hóa ngàn năm văn hiến của dân tộc, đã góp phần tạo nên sự giao lưu đa dạng cần thiết của văn hóa dân tộc và văn hóa nhân loại. Đến nay, Nghệ thuật Đờn ca tài tử được phát triển ở 21 tỉnh, thành phố phía Nam nước ta. Loại hình nghệ thuật này được biểu diễn ở mọi lúc, mọi nơi: trong lễ hội, ngày giỗ, cưới, sinh nhật, họp mặt… với những tác phẩm ca ngợi truyền thống hào hùng của dân tộc, hình ảnh đất nước và con người Việt Nam từ trong các cuộc đấu tranh, sản xuất, xây dựng quê hương, tình yêu lứa đôi.
Xem thêm các bài giải bài tập Địa Lí lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 24. Phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ
Bài 25. Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng song Cửu Long
Bài 26. Thực hành: Tìm hiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với Đồng bằng song Cửu Long và các giải pháp ứng phó
Bài 27. Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm
Bài 28. Phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo
Bài 29. Thực hành: Viết và trình bày báo cáo tuyên truyền về bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam
Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 25. Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng song Cửu Long
I. KHÁI QUÁT
1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
- Vị trí địa lí: 3 mặt giáp biển, giáp vùng Đông Nam Bộ, giáp Cam-pu-chia. Vị trí địa lí tạo điều kiện phát triển đa dạng các ngành kinh tế biển và mở rộng giao lưu các vùng trong nước, các nước trong khu vực và quốc tế.
- Phạm vi lãnh thổ: gồm các tỉnh và TP trực thuộc TW là Cần Thơ, An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long. Diện tích tự nhiên khoảng 40,9 nghìn km2, vùng biển rộng lớn, có nhiều đảo và quần đảo, có thành phố đảo Phú Quốc và huyện đảo Kiên Hải.
2. Dân số
- Dân số đông, năm 2021 khoảng 17,4 triệu người (chiếm 17% cả nước). Tỉ lệ gia tăng tự nhiên là 0,55%. Dân số từ 15 – 64 tuổi chiếm 69,4%.
- Mật độ dân số năm 2021 là 426 người/ km2, tỉ lệ dân thành thị chiếm 26,4%.
- Có nhiều dân tộc sinh sống: Kinh, Khơ-me, Hoa, Chăm,... Người dân nhiều kinh nghiệm sản xuất, văn hóa đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc.
II. SỬ DỤNG HỢP LÍ TỰ NHIÊN
1. Thế mạnh và hạn chế để phát triển kinh tế
a) Thế mạnh về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên:
- Địa hình: đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, quỹ đất lớn với các nhóm đất: phù sa sông, đất phèn, đất mặn => thuận lợi quy hoạch sản xuất lương thực, thực phẩm quy mô lớn.
- Khí hậu có tính chất cận xích đạo, phân hóa theo mùa khô và mưa rõ rệt => phát triển nhiều ngành kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp và du lịch.
- Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc, nguồn nước dồi dào, chế độ nước điều hòa => cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, phát triển nuôi trồng thủy sản và du lịch. Địa hình thấp, cắt xẻ tạo nhiều vùng trũng => nuôi trồng thủy sản.
- Tài nguyên sinh vật phong phú, có hơn 240 nghìn ha rừng, bao gồm rừng ngập mặn, rừng tràm, khu dự trữ sinh quyển cùng động vật có giá trị => ý nghĩa rất lớn trong cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường, phát triển du lịch.
- Vùng biển rộng lớn, ngư trường Cà Mau – Kiên Giang nhiều bãi cá, bãi tôm lớn; nhiều đảo, quần đảo, bãi tắm => phát triển nhiều ngành kinh tế biển.
- Khoáng sản dầu mỏ và khí tự nhiên ở thềm lục địa, than bùn và đá vôi => nguyên liệu cho phát triển các ngành công nghiệp.
b) Thế mạnh về điều kiện kinh tế - xã hội:
- Dân số đông, nguồn lao động dồi dào, tỉ lệ lao động qua đào tạo ngày càng nâng cao, người dân có kinh nghiệm trong sản xuất, thích ứng với tự nhiên.
- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật đang được hoàn thiện, hệ thống giao thông được đầu tư đa dạng loại hình, hiện đại => phát triển kinh tế và hội nhập.
- Đặc trưng của vùng đất sông nước, truyền thống văn hóa, lịch sử cách mạng, nghệ thuật đặc sắc => tạo sức hấp dẫn đối với khách du lịch.
c) Hạn chế chủ yếu:
- Chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu.
- Mùa khô kéo dài, gia tăng xâm nhập mặn vào đất liền, thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt.
- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật còn hạn chế.
2. Hướng sử dụng hợp lí tự nhiên
- Phải sử dụng hợp lí tự nhiên ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long vì vùng phải đối mặt với nhiều hạn chế như mùa khô kéo dài, thiếu nước ngọt, xâm nhập mặn, triều cường và những thách thức lớn trước tác động của biến đổi khí hậu.
- Hướng sử dụng hợp lí tự nhiên ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long:
+ Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp xanh, bền vững gắn xây dựng nông thôn mới với các sản phẩm trọng tâm là thủy sản, trái cây và lúa gạo.
+ Chú trọng phát triển mạnh ngành du lịch, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao và phát triển năng lượng tái tạo.
+ Tăng cường công tác quản lí và sử dụng hiệu quả các nguồn lực gắn với bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái nhất là tài nguyên đất, nước và rừng.
+ Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước sông Mê Công; chủ động kiểm soát lũ, đầu tư hệ thống thủy lợi phục vụ sinh hoạt và sản xuất.
III. PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LƯƠNG THỰC VÀ THỰC PHẨM
1. Vai trò
- Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, góp phần khai thác có hiệu quả tiềm năng mà tự nhiên mang lại. Ví dụ: sản xuất lương thực và thực phẩm sẽ tận dụng tối đa quỹ đất phù sa châu thổ rộng lớn mà tự nhiên mang lại cho vùng.
- Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác trong vùng, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Ví dụ: phát triển sản xuất thủy sản sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thủy sản, phục vụ trong nước và xuất khẩu từ đó phát triển ngành thương mại.
- Giải quyết việc làm, tạo sinh kế cho người dân, thực hiện quá trình xây dựng nông thôn mới ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ví dụ: sự phát triển ngành sẽ tạo ra việc làm và thu nhập cho người nông dân trồng lúa, người ngư dân đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
- Góp phần sử dụng hợp lí tự nhiên, bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái. Ví dụ: hoạt động nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng rừng ngập mặn góp phần giữ gìn hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển.
2. Tình hình phát triển
a) Sản xuất lương thực:
- Lúa là cây lương thực chính, vùng là vựa lúa lớn nhất cả nước, diện tích và sản lượng lúa luôn chiếm trên 50%, năng suất cả năm luôn cao hơn trung bình cả nước.
- Thay đổi giống lúa cao sản, chất lượng cao thích nghi với điều kiện sinh thái; thay đổi mùa vụ, cải tạo thủy lợi, cải tạo đất hoang hóa, chủ động tưới tiêu, xả phèn, rửa mặn.
- Trồng nhiều ở Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Hậu Giang.
b) Sản xuất thực phẩm:
- Vùng sản xuất thủy sản lớn nhất nước về cả giá trị sản xuất, diện tích mặt nước nuôi trồng và sản lượng thủy sản. Giá trị sản xuất thủy sản chiếm trên 50% cả nước.
- Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản chiếm gần 72% cả nước, sản lượng tăng nhanh với các loại thủy sản đa dạng: cá da trơn, chình, cá lóc, tôm sú, sò huyết,… Mô hình nuôi thâm canh và ứng dụng công nghệ cao được áp dụng rộng rãi. Tỉnh có diện tích nuôi trồng lớn là Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng.
- Sản lượng thủy sản khai thác tăng liên tục, chiếm gần 39% cả nước, chủ yếu khai thác xa bờ. Chú trọng xây dựng hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá. Các tỉnh có sản lượng lớn là Kiên Giang, Cà Mau, Bến Tre, Tiền Giang,…
- Đứng đầu cả nước về trồng rau các loại, chăn nuôi gia cầm, là vùng nuôi vịt hàng hóa lớn nhất cả nước. Chăn nuôi gia súc nổi bật là lợn và bò, đàn lợn và bò có tốc độ tăng khá nhanh.
IV. DU LỊCH
1. Tài nguyên du lịch
- Tài nguyên du lịch tự nhiên: mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc, nhiều cù lao, cồn (cù lao Thới Sơn, Dung, cồn Phụng,…); xứ sở của các vườn cây ăn quả, chợ nổi; hệ sinh thái đất ngập nước và rừng tràm điển hình, vườn quốc gia, các sân chim, vườn cò. Tài nguyên du lịch biển đảo rất hấp dẫn.
- Tài nguyên du lịch văn hóa: hệ thống các chùa Khơ-me, di tích lịch sử - văn hóa đặc thù và đa dạng: di tích khảo cổ, di tích cách mạng, văn hóa tín ngưỡng. Có nhiều di tích quốc gia đặc biệt (Rạch Gầm – Xoài Mút, trại giam Phú Quốc,…). Có nghệ thuật Đờn ca tài tử là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
2. Tình hình phát triển
- Sản phẩm du lịch đặc trưng là: du lịch sinh thái, văn hóa sông nước miệt vườn, du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái biển, đảo,…
- Hàng năm thu hút khoảng 7% khách quốc tế, 13 – 15% khách nội địa, doanh thu du lịch lữ hành chiếm gần 7% cả nước.
- TP Cần Thơ và TP Phú Quốc là trung tâm du lịch có ý nghĩa quan trọng của vùng, ngoài ra còn có Thới Sơn, Năm Căn – Mũi Cà Mau, Tràm Chim, chợ nổi Cái Răng, các điểm du lịch gắn với hệ sinh thái rừng ở các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển của vùng.