Bài 6 trang 86 Toán 12 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải bài tập Toán 12

154

Với giải Bài 6 trang 86 Toán 12 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài tập cuối chương III giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán 12 Bài tập cuối chương III

Bài 6 trang 86 Toán 12 Tập 1: Thời gian hoàn thành một bài viết chính tả của một số học sinh lớp 4 hai trường X và Y được ghi lại ở bảng sau:

Thời gian (phút)

[6; 7)

[7; 8)

[8; 9)

[9; 10)

[10; 11)

Số học sinh trường X

8

10

13

10

9

Số học sinh trường Y

4

12

17

14

3

a) Nếu so sánh theo số trung bình thì học sinh trường nào viết nhanh hơn?

b) Nếu so sánh theo khoảng tứ phân vị thì học sinh trường nào có tốc độ viết đồng đều hơn?

c) Nếu so sánh theo độ lệch chuẩn thì học sinh trường nào có tốc độ viết đồng đều hơn?

Lời giải:

a) Ta có bảng sau:

Thời gian (phút)

[6; 7)

[7; 8)

[8; 9)

[9; 10)

[10; 11)

Giá trị đại diện

6,5

7,5

8,5

9,5

10,5

Số học sinh trường X

8

10

13

10

9

Số học sinh trường Y

4

12

17

14

3

Cỡ mẫu nX = 8 + 10 + 13 + 10 + 9 = 50, nY = 4 + 12 + 17 + 14 + 3 = 50.

Thời gian trung bình hoàn thành một bài viết chính tả của học sinh trường X là:

x¯X=86,5+107,5+138,5+109,5+910,550=8,54.

Thời gian trung bình hoàn thành một bài viết chính tả của học sinh trường Y là:

x¯Y=46,5+127,5+178,5+149,5+310,550=8,5.

 x¯X=8,54>x¯Y=8,5 nên nếu so sánh theo số trung bình thì học sinh trường Y viết nhanh hơn.

b)

Xét mẫu số liệu của học sinh trường X:

Gọi x1; x2; …; x50 là mẫu số liệu gốc về thời gian hoàn thành một bài viết chính tả của một số học sinh lớp 4 trường X được xếp theo thứ tự không giảm.

Ta có x1; …; x8 ∈ [6; 7), x9; …; x18 ∈ [7; 8), x19; …; x31 ∈ [8; 9),

   x32; …; x41 ∈ [9; 10), x42; …; x50 ∈ [10; 11).

Tứ phân vị thứ nhất của mẫu số liệu gốc là x13 ∈ [7; 8).

Do đó, tứ phân vị thứ nhất của mẫu số liệu ghép nhóm của trường X là:

Q1 = 7 + 504810.(8-7) = 7,45.

Tứ phân vị thứ ba của mẫu số liệu gốc là x38 ∈ [9; 10).

Do đó, tứ phân vị thứ ba của mẫu số liệu ghép nhóm của trường X là:

Q3 = 9 + 35048+10+1310.(10-9) = 9,65.

Khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm của trường X là:

Q = Q3 – Q1 = 9,65 – 7,45 = 2,2.

• Xét mẫu số liệu của học sinh trường Y:

Gọi y1; y2; …; y50 là mẫu số liệu gốc về thời gian hoàn thành một bài viết chính tả của một số học sinh lớp 4 trường Y được xếp theo thứ tự không giảm.

Ta có y1; …; y4 ∈ [6; 7), y5; …; y16 ∈ [7; 8), y17; …; y33 ∈ [8; 9),

   y34; …; y47 ∈ [9; 10), y48; y49; y50 ∈ [10; 11).

Tứ phân vị thứ nhất của mẫu số liệu gốc là y13 ∈ [7; 8).

Do đó, tứ phân vị thứ nhất của mẫu số liệu ghép nhóm của trường Y là:

Q'1=7+50441287=18524.

Tứ phân vị thứ ba của mẫu số liệu gốc là y38 ∈ [9; 10).

Do đó, tứ phân vị thứ ba của mẫu số liệu ghép nhóm của trường Y là:

Q'3=9+35044+12+1714109=26128.

Khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm của trường Y là:

'Q = Q'3 – Q'1 = 2612818524=2711681,61 .

Vì ∆Q = 2,2 > ∆'Q ≈ 1,61 nên nếu so sánh theo khoảng tứ phân vị thì học sinh trường Y có tốc độ viết đồng đều hơn.

c)

• Phương sai của mẫu số liệu ghép nhóm của trường X là:

SX2=150[8 ∙ (6,5)2 + 10 ∙ (7,5)2 + 13 ∙ (8,5)2 + 10 ∙ (9,5)2 + 9 ∙ (10,5)2] – (8,54)2

= 1,7584.

Độ lệch chuẩn của mẫu số liệu ghép nhóm của trường X là:

SX=SX2=1,75841,33.

• Phương sai của mẫu số liệu ghép nhóm của trường Y là:

SY2=150[4 ∙ (6,5)2 + 12 ∙ (7,5)2 + 17 ∙ (8,5)2 + 14 ∙ (9,5)2 + 3 ∙ (10,5)2] – (8,5)2

= 1,08.

Độ lệch chuẩn của mẫu số liệu ghép nhóm của trường Y là:

SY=SY2=1,081,04.

Vì SX ≈ 1,33 > SY ≈ 1,04 nên nếu so sánh theo độ lệch chuẩn thì học sinh trường Y có tốc độ viết đồng đều hơn.

Đánh giá

0

0 đánh giá