Người viết phân tích và làm sáng tỏ ý kiến: “Việt Bắc ngọt ngào, đằm thắm, là một bài ca tâm tình, rất tiêu biểu cho hồn thơ

69

Trả lời Câu 3 trang 151 Ngữ văn 12 Tập 1 Cánh diều chi tiết trong bài Phân tích bài thơ "Việt Bắc" giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 12. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Phân tích bài thơ "Việt Bắc"

Câu 3 (trang 151 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Người viết phân tích và làm sáng tỏ ý kiến: “Việt Bắc ngọt ngào, đằm thắm, là một bài ca tâm tình, rất tiêu biểu cho hồn thơ, cho phong cách của Tố Hữu.” bằng các lí lẽ và dẫn chứng nào trong phần 2 của văn bản?

Trả lời:

- Người viết phân tích và làm sáng tỏ ý kiến bằng các lí lẽ và dẫn chứng :

+ Tình nghĩa sâu nặng của Tố Hữu dành cho đất nước, nhân dân. Dẫn chứng qua câu nói của Tố Hữu trong cuộc trò chuyện với nhà nghiên cứu văn học người Pháp.

+ Hai nhân vật trong bài thơ tưởng chừng như tách biệt nhưng đi sâu hơn “ta” với “mình” đều hoà làm một. Qua đó thể hiện sự gắn bó, tình nghĩa thiết tha giữa kẻ đi và người ở lại. Dẫn chứng : nhà thơ thay thế chữ “mình” vào chữ “ta” ở một số câu thơ và phân tích tính hợp lý, hoà quyện của chúng.

+ Bài thơ có một ý vị đậm đà, đặc biệt do nỗi nhớ. Tác giả rút ra “Cái nghĩa đặm đà, cái tình đằm thắm vốn là sở trường trong hồn thơ và giọng thơ Tố Hữu”. Dẫn chứng : tác giả phân tích những câu thơ thể hiện tình cảm mặn nồng trong bài Việt Bắc

+ Viết về thiên nhiên Việt Bắc, thơ Tố Hữu đằm thắm như ca dao, dân ca. Tác giả chứng minh lí lẽ thông qua việc trích dẫn và phân tích các câu thơ viết về núi rừng Việt Bắc trong bài thơ.

Đánh giá

0

0 đánh giá