Đọc trước văn bản Phân tích bài thơ “Việt Bắc”; tìm hiểu thêm về tác giả Nguyễn Văn Hạnh

91

Trả lời Yêu cầu trang 146 Ngữ văn 12 Tập 1 Cánh diều chi tiết trong bài Phân tích bài thơ "Việt Bắc" giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 12. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Phân tích bài thơ "Việt Bắc"

Yêu cầu (trang 146 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- Xem lại nội dung đọc hiểu ở bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu). Từ những hiểu biết về bài thơ, liên hệ và so sánh với nội dung bài phân tích của Nguyễn Văn Hạnh.

- Đọc trước văn bản Phân tích bài thơ “Việt Bắc”; tìm hiểu thêm về tác giả Nguyễn Văn Hạnh.

- Tìm đọc một số bài phân tích, nhận xét, đánh giá bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu.

Trả lời:

- Từ hiểu biết của em về bài thơ, liên hệ và so sánh với nội dung bài phân tích của Nguyễn Văn Hạnh :

+ Điểm giống: Sự sáng tạo trong kết cấu bài thơ – sự kết hợp giữa đối đáp ca dao và độc thoại ;Việt Bắc hiện lên rất chân thực, mang nhiều tình nghĩa, chân tình; nỗi nhớ, tình nghĩa đậm đà, đằm thắm trong bài thơ lẫn hồn thơ và giọng thơ Tố Hữu; chất hùng tráng trong những câu thơ trong buổi hành quân.

+ Điểm khác: Hai nhân vật trữ tình nhưng có thể hòa làm một ; văn bản cho em hiểu rõ hơn về điểm đổi mới, sáng tạo của nhà thơ Tố Hữu trong âm hưởng, nhịp điệu và cách diễn đạt; nghệ thuật đặc tả hình ảnh Bác trong thơ Tố Hữu; nét tài tình trong nghệ thuật đặc tả của Tố Hữu và sự đổi mới trong thơ ông.

- Tác giả Nguyễn Văn Hạnh

+ Quê quán : Điện Thọ, Điện Bàn, Quảng Nam

+ Tiểu sử : Ông sinh ra trong gia đình có truyền thống Nho học. Năm 1961, ông tốt nghiệp Khoa Ngữ văn ĐH Tổng hợp Lomonosov ở Moskva, Nga. Năm 1965, ông giữ cương vị là chủ nhiệm bộ môn lý luận văn học.

+ Vị trí : Ông không chỉ là nhà lý luận phê bình, nhà văn hóa giáo dục, mà còn là nhà chính trị - tư tưởng, người tham gia hoạt động chính trị trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa, nghệ thuật.

+ Một số tác phẩm tiêu biểu : Cơ sở lý luận văn học (4 tập, 1965-1971); Suy nghĩ về văn học (tiểu luận, 1972); Thơ Tố Hữu, tiếng nói đồng ý, đồng tình, đồng chí (chuyên luận, 1980, 1985); Nam Cao – một đời người, một đời văn (1993);.....

Đánh giá

0

0 đánh giá