Trả lời Yêu cầu trang 137 Ngữ văn 12 Tập 1 Cánh diều chi tiết trong bài Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 12. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người
Yêu cầu (trang 137 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):
- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
- Khi đọc văn bản nghị luận, các em cần chú ý :
+ Mục đích của người viết là gì? Nhan đề của văn bản có liên quan như thế nào đến nội dung nghị luận?
+ Vấn đề trọng tâm của văn bản (luận đề) là gì? Có thể tìm luận đề ấy ở phần nào?
+ Luận đề của văn bản được triển khai bằng các luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng như thế nào?
+ Các biện pháp nào làm tăng tính khẳng định, phủ định; cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn bản nghị luận được thể hiện như thế nào trong văn bản?
-Đọc trước toàn bộ văn bản và tìm hiểu thêm về tác giả Hoàng Ngọc Hiến.
Trả lời:
- Mục đích của người viết và nhan đề tác phẩm :
+ Mục đích của người viết là nêu ra những lý lẽ và chứng minh bằng nhiều dẫn chứng về tác dụng và giá trị của văn học
+ Nhan đề cho em biết nội dung chính của văn bản là tác dụng của văn học trong việc xây dựng nhân cách văn hoá con người.
- Vấn đề trọng tâm của văn bản là vai trò, chức năng của văn học trong việc xây dựng nhân cách con người. Có thể tìm luận đề ấy ở ngay mở đầu tác phẩm “trước khi bàn về tác dụng chiều sâu của văn học trong xây dựng nhân cách văn hoá, tôi muốn…”
- Luận đề của văn bản được triển khai bằng các luận điểm cụ thể rõ ràng. Đầu tiên là số vấn đề của sách (vị thế, đối sánh với phương tiện truyền hình và cách cải thiện vị trí của sách). Sau đó là tác dụng và chức năng của văn học nghệ thuật. Cuối cùng là chức năng và sứ mệnh của văn học nghệ thuật với những năng lực khác. Mỗi luận điểm, tác giả đều đưa ra lí lẽ hợp lý và kèm theo dẫn chứng phù hợp, chính xác.
- Các biện pháp làm tăng tính khẳng định, phủ định; cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn bản :
+ Các biện pháp làm tăng tính khẳng định, phủ định: Dùng các từ, các câu khẳng định, phủ định, kết hợp sử dụng giọng điệu mạnh mẽ, kiên quyết .
+ Cách lập luận : Văn bản có cách lập luận chặt chẽ, được biểu hiện qua các luận điểm rõ ràng ,lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Đằng sau mỗi luận điểm, tác giả đều đưa ra dẫn chứng thiết thực, hợp lý. Kết hợp với việc dùng các từ, các câu khẳng định, phủ đinh.Dựa vào các từ ngữ đó đã thể hiện rõ ràng lập luận của tác giả.
+ Ngôn ngữ biểu cảm : Giàu màu sắc biểu cảm. Thể hiện qua việc tác giả kết hợp nhiều từ ngữ, tình thái từ
- Tác giả Hoàng Ngọc Hiến (1930 - 2011)
+ Quê quán : Làng Đông Thái, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
+ Vị trí, vai trò : là nhà lý luận phê bình, và là dịch giả văn học Việt Nam đương đại, từng là hiệu trưởng Trường Viết văn Nguyễn Du.
+ Tác phẩm tiêu biểu : Ngọn gió thổi những chiếc lá bay qua đại dương (tập ký); Maiacôpxki Con người, cuộc đời và thơ (1976); Maiacôpxki (hài kịch. 1984); Văn học Xô Viết đương đại (1987); Văn hóa và văn minh – Văn hóa chân lý và văn hóa dịch lý (2007)
Xem thêm lời giải soạn văn lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Yêu cầu (trang 137 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):...
Câu hỏi (trang 138 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Vấn đề chính mà tác giả nêu lên ở phần mở đầu là gì ?...
Câu hỏi (trang 138 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Chú ý sự khác nhau giữa xem truyền hình và đọc sách...
Câu hỏi (trang 138 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Tác dụng của sách như thế nào ?...
Câu hỏi (trang 139 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Các kiến nghị của tác giả liên quan đến đối tượng nào?...
Câu hỏi (trang 139 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Các lí lẽ và bằng chứng mà tác giả nêu lên là những gì ?...
Câu hỏi (trang 141 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Chú ý các lí lẽ mà tác giả sử dụng...
Câu hỏi (trang 141 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Phần kết khẳng định điều gì ?....
Xem thêm các bài soạn văn lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người
Toàn cầu hóa và bản sắc văn hóa dân tộc
Thực hành đọc hiểu: Phân tích bài thơ "Việt Bắc"