SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 33 (Chân trời sáng tạo): Tập tính ở động vật

4.2 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 33: Tập tính ở động vật sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 33: Tập tính ở động vật

Bài 33.1 trang 81 SBT Khoa học tự nhiên 7: Tập tính bẩm sinh là những tập tính

A. sinh ra đã có, được thừa hưởng từ bố mẹ, chỉ có ở cá thể đó.

B. sinh ra đã có, được thừa hưởng từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

C. học được trong đời sống, không được thừa hưởng từ bố mẹ, chỉ có ở cá thể đó.

D. học được trong đời sống, không được thừa hưởng từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

- Tập tính bẩm sinh là những tập tính sinh ra đã có, được thừa hưởng từ bố mẹ, đặc trưng cho loài, ví dụ: tập tính giăng tơ của nhện, tập tính bú mẹ của trẻ sơ sinh, tập tính bơi lội của cá,…

- Tập tính học được là những tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, ví dụ: gà con thấy có diều hâu sẽ nhanh chóng trốn vào chỗ gà mẹ, cá voi con học cách ép miệng của nó vào bụng cá voi mẹ để lấy sữa, trẻ nhỏ học cách cầm đũa,…

Bài 33.2 trang 81 SBT Khoa học tự nhiên 7: Ví dụ nào dưới đây không phải là tập tính của động vật?

A. Sếu đầu đỏ và hạc di cư theo mùa.

B. Chó sói và sư tử sống theo bầy đàn.

C. Tinh tinh đực đánh đuổi những con tinh tinh đực lạ khi vào vùng lãnh thổ của nó.

D. Người giảm cân sau khi bị ốm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

“Người giảm cân sau khi bị ốm” không phải là chuỗi phản ứng của cơ thể đáp ứng các kích thích từ môi trường bên trong và môi trường bên ngoài để động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại → “Người giảm cân sau khi bị ốm” không phải là tập tính của động vật.

Bài 33.3 trang 81 SBT Khoa học tự nhiên 7Hiện tượng nào dưới đây là tập tính bẩm sinh ở động vật?

A. Ve sầu kêu vào ngày hè oi ả.

B. Sáo học nói tiếng người.

C. Trâu bò nuôi trở về chuồng khi nghe tiếng kẻng.

D. Khỉ tập đi xe đạp.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

- “Ve sầu kêu vào ngày hè oi ả” là tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài nên → Đây là tập tính bẩm sinh.

- “Sáo học nói tiếng người”, “trâu bò nuôi trở về chuồng khi nghe tiếng kẻng”, “khỉ tập đi xe đạp” là những tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm (do con người huấn luyện) → Đây là tập tính học được.

Bài 33.4 trang 81 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hãy phân biệt phản ứng của giun đất khi bị kích thích vào cơ thể và phản ứng của người khi bị vật nhọn bất ngờ chạm vào tay.

Lời giải:

- Phản ứng của giun đất khi bị kích thích vào cơ thể: một phần cơ thể co lại, phản ứng diễn ra chậm.

- Phản ứng của người khi bị vật nhọn bất ngờ chạm vào tay: người lập tức rụt tay lại, phản ứng rất nhanh, kịp thời.

Bài 33.5 trang 81 SBT Khoa học tự nhiên 7Tập tính bảo vệ lãnh thổ của động vật có ý nghĩa gì đối với đời sống của chúng? Lấy ví dụ minh hoạ.

Lời giải:

- Ý nghĩa của tập tính bảo vệ lãnh thổ: Tập tính bảo vệ lãnh thổ của động vật giúp chúng bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và nơi sinh sản.

- Ví dụ: trâu đực bảo vệ lãnh thổ; chó, mèo, hổ, báo có tập tính đánh dấu lãnh thổ; ...

Bài 33.6 trang 81 SBT Khoa học tự nhiên 7Hãy nêu ba ví dụ về tập tính ở động vật. Hãy cho biết những tập tính đó hình thành khi nào và nêu ý nghĩa của mỗi tập tính đó đối với động vật.

Lời giải:

Ví dụ

Loại tập tính

Ý nghĩa

Khỉ trèo cây

Bẩm sinh

Giúp khỉ di chuyển và tìm kiếm thức ăn

Tinh tinh bắt cá

Học được

Giúp tinh tinh tìm kiếm thức ăn

Chuồn chuồn bay thấp khi trời sắp mưa

Bẩm sinh

Giúp chuồn chuồn tìm được nơi trú ẩn kịp thời.

Bài 33.7 trang 81 SBT Khoa học tự nhiên 7: Giải thích cơ sở của các ứng dụng sau đây: huấn luyện chó kéo xe, huấn luyện khỉ làm xiếc, dùng tiếng chuông gọi cá lên ăn.

Lời giải:

Ứng dụng

Cơ sở

Huấn luyện chó kéo xe

Mỗi hành động mà chú chó thực hiện theo đúng yêu cầu đều được người huấn luyện tặng phần thưởng, sau nhiều lần lặp lại như vậy sẽ hình thành phản ứng với các điều kiện mà huấn luyện viên đưa ra, từ đó hình thành thói quen.

Huấn luyện khỉ làm xiếc

Mỗi hành động mà chú khỉ thực hiện theo đúng yêu cầu đều được người huấn luyện tặng phần thưởng, sau nhiều lần lặp lại như vậy sẽ hình thành phản ứng với các điều kiện mà huấn luyện viên đưa ra, từ đó hình thành thói quen.

Dùng tiếng chuông gọi cá lên ăn

Mỗi lần rung chuông người nuôi cá đều cho chúng ăn, sau nhiều lần hình thành thói quen, cá sẽ có phản ứng ngoi lên mặt nước khi nghe tiếng chuông.

Bài 33.8 trang 81 SBT Khoa học tự nhiên 7: Burrhus Frederic Skinner thả chuột vào lồng thí nghiệm, trong đó có một bàn đạp gắn với thức ăn. Khi chuột chạy trong lồng và vô tình đạp phải bàn đạp thì thức ăn rơi ra. Sau một số lần ngẫu nhiên đạp phải bàn đạp và có thức ăn, mỗi khi đói bụng, chuột lại chủ động chạy tới nhấn bàn đạp để lấy thức ăn. Đây có phải là tập tính học được không? Tại sao? Tác nhân kích thích của thí nghiệm này là gì?

Lời giải:

- Đây là tập tính học được của chuột vì tập tính này không phải sinh ra đã có mà sau một số lần thức ăn rơi xuống, chuột hình thành được thói quen giẫm lên bàn đạp để lấy thức ăn.

- Tác nhân kích thích của thí nghiệm này là thức ăn.

Bài 33.9 trang 82 SBT Khoa học tự nhiên 7Tất cả các con ve sầu non (ấu trùng) sau khi nở sẽ chui xuống đất, khi trưởng thành sẽ chui ra và leo lên cây để lột xác. Đây là tập tính bẩm sinh hay học được của ve sầu? Giải thích.

Lời giải:

- Đây là tập tính bẩm sinh của ve sầu.

- Vì: ấu trùng từ khi vừa nở ra đã có tập tính này (tập tính vừa sinh ra đã có).

Bài 33.10 trang 82 SBT Khoa học tự nhiên 7Hãy sắp xếp các tập tính dưới đây vào bảng để phân biệt tập tính học được và tập tính bẩm sinh.

(1) Khi lỡ chạm tay vào nước nóng, con người liền rụt tay lại.

(2) Khi bị ngã đau, em bé khóc.

(3) Ếch sinh sản vào mùa mưa.

(4) Chủ động khai báo y tế khi đi về từ vùng có dịch bệnh lây nhiễm.

(5) Chim mẹ mớm mồi cho chim non.

(6) Cá nổi lên mặt nước khi nghe tiếng chuông.

(7) Bạn học sinh thức dậy vào 5 giờ sáng mỗi ngày.

(8) Em cảm thấy buồn ngủ vào lúc 10 giờ tối.

(9) Em học thuộc bài thơ bằng cách đọc lại nhiều lần.

(10) Con người tiết nước bọt khi nhìn thấy quả khế chua.

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 33: Tập tính ở động vật - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải:

Tập tính học được

Tập tính bẩm sinh

(1) Khi lỡ chạm tay vào nước nóng, con người liền rụt tay lại.

 (4) Chủ động khai báo y tế khi đi về từ vùng có dịch bệnh lây nhiễm.

 (6) Cá nổi lên mặt nước khi nghe tiếng chuông.

(7) Bạn học sinh thức dậy vào 5 giờ sáng mỗi ngày.

(8) Em cảm thấy buồn ngủ vào lúc 10 giờ tối.

(9) Em học thuộc bài thơ bằng cách đọc lại nhiều lần.

(10) Con người tiết nước bọt khi nhìn thấy quả khế chua.

Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật

Bài 33: Tập tính ở động vật

Bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật

Bài 36: Thực hành: Chứng minh sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Lý thuyết KHTN 7 Bài 33: Tập tính ở động vật

1. Khái niệm tập tính và vai trò của tập tính ở động vật

- Khái niệm: Tập tính ở động vật là một chuỗi các phản ứng của cơ thể động vật trả lời kích thích từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.

- Phân loại: Tập tính ở động vật được chia thành hai loại gồm tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

+ Tập tính bẩm sinh: là loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

Ví dụ: Tập tính bơi của cá, tập tính giăng tơ của nhện,…

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 33: Tập tính ở động vật | Khoa học tự nhiên 7 (ảnh 1)

Một số tập tính bẩm sinh

+ Tập tính học được: là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

Ví dụ:Người đi đường dừng lại khi đèn đỏ, gà con thấy có diều hâu sẽ nhanh chóng trốn vào chỗ gà mẹ,…

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 33: Tập tính ở động vật | Khoa học tự nhiên 7 (ảnh 2)

Một số tập tính học được

- Vai trò: Tập tính giúp cho sinh vật thích nghi được với môi trường sống để tồn tại và phát triển.

+ Ví dụ: Tập tính sinh sản giúp động vật duy trì nòi giống, tập tính săn mồi giúp động vật tìm kiếm được thức ăn, tập tính di cư giúp động vật thích nghi với môi trường sống, tập tính xã hội giúp động vật tạo nên các mối quan hệ hài hòa trong xã hội,…

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 33: Tập tính ở động vật | Khoa học tự nhiên 7 (ảnh 3)

Một số tập tính của động vật

2. Thực hành quan sát tập tính ở động vật

2.1. Chuẩn bị

- Video về một số tập tính ở động vật: tập tính kiếm ăn, tập tính sinh sản, tập tính bảo vệ lãnh thổ, tập tính di cư hoặc các tập tính khác.

- Phiếu định hướng quan sát theo mẫu:

Tập tính

quan sát được

Loại tập tính

Ý nghĩa

đối với động vật

Bẩm sinh

Học được

?

?

?

?

?

?

?

?

2.2. Cách tiến hành

- Quan sát, ghi chép và trình bày kết quả quan sát được về một số tập tính ở động vật vào phiếu định hướng quan sát.

3. Ứng dụng tập tính ở động vật trong thực tiễn

- Dựa vào những hiểu biết về tập tính ở động vật, người ta ứng dụng để tạo ra môi trường sống phù hợp nhằm nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng, đáp ứng các nhu cầu khác của con người.

+ Ví dụ: Dạy chó đi săn hoặc phát hiện kẻ gian, dùng đèn bẫy côn trùng, huấn luyện bò về chuồng khi nghe tiếng chuông,…

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 33: Tập tính ở động vật | Khoa học tự nhiên 7

Huấn luyện chó

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 33: Tập tính ở động vật | Khoa học tự nhiên 7

Dùng đèn bẫy côn trùng

- Trong học tập, người ta vận dụng tập tính để nâng cao kết quả học tập và hình thành những thói quen tốt.

+ Ví dụ: Học cách ghi nhớ từ vựng, học thuộc bài; học thói quen dậy sớm tập thể dục, ngủ đúng giờ,…; xóa bỏ những thói quen không tốt.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 33: Tập tính ở động vật | Khoa học tự nhiên 7 (ảnh 6)

Vận dụng tập tính trong học tập và sinh hoạt của con người

Đánh giá

0

0 đánh giá