SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 30 (Chân trời sáng tạo): Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật

5.4 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật

Bài 30.1 trang 74 SBT Khoa học tự nhiên 7: Nước chiếm bao nhiêu phần trăm trong cơ thể người?

A. 60 - 75%.

B. 75 - 80%.

C. 85 - 90%

D. 55 - 60%.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Trong cơ thể người, nước chiếm từ 75 - 80% khối lượng cơ thể. Lượng nước bên trong cơ thể người được giữ ở mức ổn định nhờ sự cân bằng giữa lượng nước lấy vào với lượng nước cơ thể sử dụng và bài tiết ra khỏi cơ thể.

Bài 30.2 trang 74 SBT Khoa học tự nhiên 7Người trưởng thành cần cung cấp trung bình bao nhiêu lít nước mỗi ngày?

A. 1,5 – 2 L.

B. 0,5 – 1 L.

C. 2 – 2,5 L.

D. 2,5 – 3 L.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Đối với cơ thể người, trẻ em cần cung cấp khoảng 1 L nước, còn người trưởng thành khoảng 1,5 – 2 L nước mỗi ngày để duy trì các hoạt động sống diễn ra bình thường. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng nước ở mỗi người còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như giới tính, cường độ hoạt động, tình trạng sức khỏe,…

Bài 30.3 trang 74 SBT Khoa học tự nhiên 7Em hãy xác định những hoạt động sau đây sẽ cung cấp nước (+) hay làm mất nước (-) của cơ thể.

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải:

Hoạt động

(+)/(-)

a) Luyện tập thể thao trước khi thi đấu.

-

b) Ăn các loại trái cây như cam, quýt, thanh long,…

+

c) Uống sinh tố cùng bạn bè.

+

d) Ăn các loại món có nhiều rau, củ.

+

e) Đi vệ sinh.

-

f) Thực hiện các hoạt động lao động nặng.

-

Bài 30.4 trang 74 SBT Khoa học tự nhiên 7: Thức ăn từ ngoài đi vào trong cơ thể thông qua

A. miệng.

B. thực quản.

C. dạ dày.

D. ruột non.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Thức ăn đi vào trong cơ thể bằng miệng. Miệng thu nhận và nghiền nhỏ thức ăn, sau đó, đẩy thức ăn xuống thực quản và đến các cơ quan khác nhau trong ống tiêu hóa như dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng, hậu môn.

Bài 30.5 trang 74 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hãy ghép chức năng của các loại mạch máu trong hệ tuần hoàn ở người.

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải:

- Động mạch có chức năng vận chuyển máu từ tim đến các cơ quan.

- Tĩnh mạch có chức năng vận chuyển máu từ các cơ quan về tim.

- Mao mạch có chức năng trao đổi chất giữa máu với các tế bào.

Bài 30.6 trang 74 SBT Khoa học tự nhiên 7: Các chất nào sau đây được hệ tuần hoàn vận chuyển đến các cơ quan bài tiết?

A. Nước, CO2, kháng thể.

B. CO2, các chất thải, nước.

C. CO2, hormone, chất dinh dưỡng.

D. Nước, hormone, kháng thể.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Hệ tuần hoàn có chức năng vận chuyển các chất trong cơ thể động vật nhờ sự vận chuyển của máu. Hệ tuần hoàn nhận khí oxygen từ hệ hô hấp, các chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa đến cung cấp cho hoạt động của các cơ quan, đồng thời, carbon dioxide và những sản phẩm thải khác của quá trình trao đổi chất ở tế bào cũng được vận chuyển đến phổi và các cơ quan bài tiết. Ngoài ra, hệ tuần hoàn còn vận chuyển các kháng thể, hormone, vitamin, muối khoáng,… → Các chất được hệ tuần hoàn vận chuyển đến các cơ quan bài tiết là: CO2, các chất thải, nước.

Bài 30.7 trang 74 SBT Khoa học tự nhiên 7Những nguyên nhân nào sau đây gây ra thực trạng ô nhiễm thực phẩm hiện nay?

? Thực phẩm bị nhiễm các vi sinh vật độc hại.

? Sử dụng các chất bảo quản quá hàm lượng cho phép.

? Bảo quản thức ăn sống trong ngăn đá tủ lạnh, tủ đông.

? Các loại rau, quả được bón quá nhiều phân hoá học.

? Sử dụng các loại phân bón vi sinh.

? Để thức ăn thừa qua đêm.

Lời giải:

Các nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm:

- Thực phẩm bị nhiễm các vi sinh vật độc hại.

- Sử dụng các chất bảo quản quá hàm lượng cho phép.

- Các loại rau, quả được bón quá nhiều phân hoá học.

- Để thức ăn thừa qua đêm.

Bài 30.8 trang 75 SBT Khoa học tự nhiên 7: Có ba người A, B, C tham gia một nghiên cứu tìm hiểu về nhu cầu sử dụng nước của cơ thể. Kết quả thu được ở bảng sau.

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Em hãy xác định ba người tham gia nghiên cứu là những đối tượng nào sau đây. Giải thích.

a) Người làm công việc nặng nhọc hằng ngày.

b) Người trên 50 tuổi.

c) Người làm công việc văn phòng.

Lời giải:

a) Người làm công việc nặng nhọc hằng ngày: cơ thể sẽ mất đi một lượng nước lớn qua quá trình toát mồ hôi nên cần bù lại một lượng nước lớn hơn bình thường → đối tượng C.

b) Người trên 50 tuổi: các hoạt động trong cơ thể giảm đi nên nhu cầu nước cũng giảm so với người trẻ tuổi → đối tượng B.

c) Người làm công việc văn phòng: các hoạt động sống trong cơ thể diễn ra với mức độ bình thường nên cần một lượng nước tương đối → đối tượng A.

Bài 30.9 trang 75 SBT Khoa học tự nhiên 7: Điền từ/ cụm từ thích hợp sau vào chỗ trống.

năng lượng, mạch máu, tiêu hoá cơ học, nguyên liệu, tiêu hoá hoá học, ăn uống, ống tiêu hoá, máu.

Các chất dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể động vật, chúng cung cấp ...(1)... cho các hoạt động sống của cơ thể, là …(2)... cấu tạo nên tế bào,... Đối với động vật, thức ăn được đưa vào cơ thể thông qua hoạt động ...(3)...; thức ăn được biến đổi nhờ quá trình ...(4)... và ...(5)... diễn ra trong ...(6)... Sau khi được hấp thụ, các chất dinh dưỡng được vận chuyển đến các cơ quan trong cơ thể nhờ sự di chuyển của ...(7)... trong ...(8)...

Lời giải:

(1) năng lượng

(2) nguyên liệu

(3) ăn uống

(4) tiêu hoá cơ học

(5) tiêu hoá hoá học

(6) ống tiêu hoá

(7) máu

(8) mạch máu

Bài 30.10 trang 75 SBT Khoa học tự nhiên 7: Đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi.

Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng ồ ạt, dễ nhận thấy, nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa là sự tích lũy dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể, sau một thời gian mới phát bệnh hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau. Những ảnh hưởng tới sức khỏe đó phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh. Những trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm càng nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn nên càng có nguy cơ suy dinh dưỡng và bệnh tật nhiều hơn.

Do vậy, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội, bảo vệ môi trường sống của các nước đã và đang phát triển, cũng như nước ta. Mục tiêu đầu tiên của vệ sinh an toàn thực phẩm là đảm bảo cho người ăn tránh bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc; thực phẩm phải đảm bảo lành và sạch.

(Nguồn: thoxuan.thanhhoa.gov.vn)

a) Tại sao ăn thức ăn bị ô nhiễm lại gây nguy hiểm cho cơ thể con người?

b) Nêu những triệu chứng dễ nhận thấy khi bị ngộ độc thức ăn.

c) Tại sao trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm càng nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn gây nên?

d) Nên làm gì để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm bị ô nhiễm?

Lời giải:

a) Ăn thức ăn bị ô nhiễm lại gây nguy hiểm cho cơ thể con người vì: Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng ồ ạt, dễ nhận thấy, nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa là sự tích luỹ dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể sau một thời gian mới phát bệnh hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau.

b) Những triệu chứng dễ nhận thấy khi bị ngộ độc thức ăn: Đau bụng, nôn mửa, xanh xao, chóng mặt,...

c) Trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm càng nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn gây nên vì: Do trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm có sức đề kháng kém, hoạt động của các cơ quan trong cơ thể suy giảm.

d) Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm bị ô nhiễm:

- Đảm bảo điều kiện chế biến và bảo quản thức ăn đúng cách, hợp vệ sinh.

- Nên mua thực phẩm tại những nơi uy tín, đã được kiểm định chất lượng.

- Tăng cường công tác quản lí, bài trừ các cơ sở sản xuất thực phẩm trái phép, không đảm bảo vệ sinh.

- Tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và ăn uống khoa học.

Bài 30.11 trang 76 SBT Khoa học tự nhiên 7Em hãy cho biết những đối tượng trong bảng bên dưới cần cung cấp (+) hay cần hạn chế (-) ăn những loại thức ăn giàu các nhóm chất sau đây.

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải:

Đối tượng

Protein

Lipid

Vitamin và

chất khoáng

Carbohydrate

Người béo phì

+

-

+

-

Người mắc bệnh tiểu đường

-

+

+

-

Người lao động nặng

+

+

+

+

Người suy dinh dưỡng

+

+

+

+

 Bài 30.12 trang 76 SBT Khoa học tự nhiên 7Dựa vào kiến thức đã học, em hãy vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn và hệ bài tiết trong quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật.

Lời giải:

Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn và hệ bài tiết trong quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật:

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 29: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật

Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật

Bài 31: Thực hành: Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước

Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật

Bài 33: Tập tính ở động vật

Lý thuyết KHTN 7 Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật

1. Con đường trao đổi nước và nhu cầu sử dụng ở động vật

1.1. Nhu cầu sử dụng nước ở động vật

- Nhu cầu sử dụng nước ở động vật là khác nhau tùy theo loài, kích thước cơ thể, điều kiện môi trường, độ tuổi, loại thức ăn,…

+ Ví dụ: Nhu cầu nước ở voi khoảng 300 L/ngày; các loài gia súc lớn như trâu bò là khoảng 30 – 40 L/ngày; cừu và dê chỉ cần khoảng 4 – 5 L/ngày.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật | Khoa học tự nhiên 7 (ảnh 1)

Nhu cầu nước khác nhau ở mỗi loài

- Đối với cơ thể người, nhu cầu nước thay đổi theo độ tuổi: trẻ em cần cung cấp khoảng 1L nước, còn người trưởng thành khoảng 1,5 – 2L nước mỗi ngày. Ngoài ra, nhu cầu sử dụng nước ở mỗi người còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nhưgiới tính, cường độ hoạt động, tình trạng sức khỏe,…

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật | Khoa học tự nhiên 7

Nhu cầu nước theo độ tuổi ở người

1.2. Con đường trao đổi nước ở động vật

- Lượng nước được giữ ổn định nhờ sự cân bằng giữa lượng nước lấy vào với lượng nước cơ thể sử dụng và bài tiết ra khỏi cơ thể:

+ Lấy vào: Nước được cơ thể lấy vào thông qua thức ăn và nước uống.

+ Sử dụng: Nước được hấp thụ vào máu nhờ ống tiêu hóa (chủ yếu ở ruột già). Thông qua hoạt động của hệ tuần hoàn, máu vận chuyển nước đến các tế bào và các cơ quan trong cơ thể. Tại đây, nước được dùng làm nguyên liệu tham gia vào quá trình trao đổi chất.

+ Bài tiết: Một lượng nước cũng được bài tiết ra khỏi cơ thể thông qua nhiều hoạt động khác nhau như hô hấp, thoát hơi nước qua da, toát mồ hôi, bài tiết nước tiểu và phân.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật | Khoa học tự nhiên 7

Con đường trao đổi nước ở người

2. Con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn ở động vật

-Con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người diễn ra gồm các giai đoạn chính: thu nhận, biến đổi thức ăn; hấp thụ các chất dinh dưỡng và thải các chất cặn bã.

- Con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người: Miệng → Thực quản → Dạ dày → Ruột non → Ruột già → Trực tràng → Hậu môn.

+ Miệng: Thu nhận và nghiền nhỏ thức ăn, sau đó, đẩy thức ăn xuống thực quản.

+ Thực quản: Vận chuyển thức ăn xuống dạ dày.

+ Dạ dày: Tiêu hóa một phần thức ăn nhờ sự co bóp dạ dày và enzyme tiêu hóa.

+ Ruột non: Tiêu hóa hoàn toàn thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng vào máu.

+ Ruột già: Chủ yếu hấp thụ nước và một số ít chất còn lại, tạo phân và các chất khí.

+ Trực tràng: Nơi chứa phân trước khi thải ra ngoài.

+ Hậu môn: Thải phân và các chất khí ra khỏi cơ thể.

→ Thông qua hoạt động tiêu hóa, thức ăn được biến đổi thành các chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thụ và cung cấp cho các cơ quan nhờ sự phối hợp của các cơ quan trong ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa.Các chất thải được thải ra khỏi cơ thể qua hậu môn.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật | Khoa học tự nhiên 7

Sơ đồ mô tả con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người

3. Quá trình vận chuyển các chất ở động vật

3.1. Hệ tuần hoàn ở người

- Hệ tuần hoàn có chức năng vận chuyển các chất trong cơ thể động vật nhờ sự vận chuyển máu:

+ Hệ tuần hoàn nhận khí oxygen từ hệ hô hấp, các chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa đến cung cấp cho các hoạt động của các cơ quan, đồng thời, carbon dioxide và những sản phẩm thải được vận chuyển đến phổi và cơ quan bài tiết.

+ Ngoài ra, hệ tuần hoàn còn vận chuyển các kháng thể, vitamin, muối khoáng,…

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật | Khoa học tự nhiên 7

Hệ tuần hoàn ở người

3.2. Quá trình vận chuyển các chất trong hệ tuần hoàn ở người

Quá trình vận chuyển các chất trong hệ tuần hoàn ở người được thực hiện thông qua 2 vòng tuần hoàn:

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật | Khoa học tự nhiên 7

Sơ đồ hai vòng tuần hoàn ở người

- Vòng tuần hoàn phổi (vòng tuần hoàn nhỏ): Máu đỏ thẫm (giàu carbon dioxide) từ tâm thất phải theo động mạch phổi đi lên phổi, tại đây, diễn ra quá trình trao đổi khí giữa máu và khí ở các phế nang thông qua các mao mạch phổi, máu đỏ thẫm trở thành đỏ tươi (giàu oxygen). Máu giàu oxygen theo tĩnh mạch phổi về tim, đổ vào tâm nhĩ trái.

- Vòng tuần hoàn các cơ quan (vòng tuần hoàn lớn): Máu giàu oxygen và các chất dinh dưỡng từ tâm thất trái theo động mạch chủ đi đến các cơ quan trong cơ thể, tại đây, diễn ra quá trình trao đổi chất giữa máu và các cơ quan thông qua hệ thống mao mạch. Oxygen và các chất dinh dưỡng được cung cấp cho các tế bào, mô, cơ quan; đồng thời, máu nhận các chất thải, carbon dioxide và trở thành máu đỏ thẫm. Các chất thải được vận chuyển đến cơ quan bài tiết, carbon dioxide theo tĩnh mạch về tim, đổ vào tâm nhĩ phải.

4. Vận dụng hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở động vật vào thực tiễn

4.1. Nhu cầu dinh dưỡng của con người

- Nhu cầu dinh dưỡng ở động vật và người bao gồm nhu cầu về chất và nhu cầu về năng lượng để cung cấp cho các quá trình chuyển hóa cơ bản cũng như các hoạt động sống của cơ thể.

- Nhu cầu dinh dưỡng ở người có thể thay đổi theo từng cá thể, từng giai đoạn phát triển, thậm chí là từng ngày,…

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật | Khoa học tự nhiên 7

Thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng

- Để xác định được nhu cầu dinh dưỡng của một người, cần dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như: độ tuổi, giới tính, trạng thái sinh lí, cường độ hoạt động cơ thể,…

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật | Khoa học tự nhiên 7

Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam/ngày

(Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2016)

- Nếu cung cấp quá thừa hoặc quá thiếu chất dinh dưỡng sẽ gây hại cho cơ thể.

+ Ví dụ: Ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ chiên rán,… có nguy cơ mắc bệnh béo phì.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật | Khoa học tự nhiên 7

+ Ví dụ: Chế độ ăn thiếu iodine làm trẻ em chậm phát triển trí tuệ.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật | Khoa học tự nhiên 7

4.2. Vấn đề vệ sinh ăn uống

- Một số nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm như: lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm bị tẩm hóa chất, điều kiện bảo quản thực phẩm không phù hợp,…

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật | Khoa học tự nhiên 7

Một số nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm

- Nếu sử dụng thực phẩm bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, gây ung thư, vô sinh,…; gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lí con người và nền kinh tế xã hội.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật | Khoa học tự nhiên 7

Sử dụng thực phẩm bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn gây ảnh hưởng tới đường tiêu hóa

Đánh giá

0

0 đánh giá