SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 29 (Chân trời sáng tạo): Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật

4.7 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 29: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 29: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật

Bài 29.1 trang 72 SBT Khoa học tự nhiên 7: Nước và muối khoáng từ môi trường ngoài được rễ hấp thụ nhờ

A. lông hút.

B. vỏ rễ.

C. mạch gỗ.

D. mạch rây.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Nước và muối khoáng từ môi trường ngoài được rễ hấp thụ nhờ lông hút rồi được đưa vào mạch gỗ, sau đó, được vận chuyển lên thân và lá để cung cấp cho các hoạt động sống của cây.

Bài 29.2 trang 72 SBT Khoa học tự nhiên 7: Lông hút ở rễ có nguồn gốc từ đâu?

A. Do các tế bào ở phần trụ giữa kéo dài ra hình thành.

B. Do các tế bào biểu bì kéo dài ra hình thành.

C. Do các tế bào ở vỏ kéo dài ra hình thành.

D. Do các tế bào mạch gỗ và mạch rây kéo dài ra hình thành.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Lông hút của rễ là do tế bào biểu bì rễ kéo dài phát triển thành. Tế bào lông hút chính là bộ phận có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng chủ yếu của cây.

Bài 29.3 trang 72 SBT Khoa học tự nhiên 7: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mạch gỗ?

A. Mạch gỗ là các tế bào sống, có vai trò vận chuyển nước và muối khoáng.

B. Mạch gỗ gồm các tế bào chết, có vai trò vận chuyển nước và muối khoáng.

C. Mạch gỗ gồm các tế bào chết, vận chuyển chất hữu cơ và nước cung cấp cho các cơ quan.

D. Mạch gỗ là các tế bào sống, có thành tế bào dày, có đầy đủ các bào quan.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Mạch gỗ được cấu tạo từ các tế bào đã chết, thành tế bào được linhin hóa, có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân và đến lá cây.

Bài 29.4 trang 72 SBT Khoa học tự nhiên 7: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về mạch rây?

A. Mạch rây có vai trò vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân và lá.

B. Mạch rây gồm các tế bào sống, thiếu đi một số các bào quan.

C. Mạch rây vận chuyển chất hữu cơ từ lá cung cấp cho các cơ quan của cây.

D. Trong cây, mạch rây vận chuyển các chất theo dòng đi xuống.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

A. Sai. Mạch rây vận chuyển chủ yếu là chất hữu cơ được tổng hợp ở lá (dòng di xuống) còn nước và muối khoáng được vận chuyển nhờ mạch gỗ (dòng đi lên).

Bài 29.5 trang 72 SBT Khoa học tự nhiên 7Quá trình thoát hơi nước có những ý nghĩa nào sau đây?

? Tạo động lực cho sự vận chuyển các chất trong mạch gỗ và mạch rây.

? Điều hoà nhiệt độ bề mặt lá.

? Giúp khuếch tán khí CO2 vào trong lá để cung cấp cho quá trình quang hợp.

? Giúp khuếch tán khí O2 từ trong lá ra ngoài môi trường.

Lời giải:

- Trong các ý nghĩa trên, quá trình thoát hơi nước có ý nghĩa là:

+ Điều hoà nhiệt độ bề mặt lá.

+ Giúp khuếch tán khí CO2 vào trong lá để cung cấp cho quá trình quang hợp.

+ Giúp khuếch tán khí O2 từ trong lá ra ngoài môi trường.

- “Tạo động lực cho sự vận chuyển các chất trong mạch gỗ và mạch rây” không phải là ý nghĩa của quá trình thoát hơi nước vì quá trình thoát hơi nước của cây tạo động lực cho sự vận chuyển các chất trong dòng mạch gỗ chứ không phải là động lực vận chuyển của dòng mạch rây.

Bài 29.6 trang 72 SBT Khoa học tự nhiên 7: Phân bón có vai trò gì đối với thực vật?

A. Cung cấp các nguyên tố khoáng cho các hoạt động sống của cây.

B. Đảm bảo cho quá trình thoát hơi nước diễn ra bình thường.

C. Tạo động lực cho quá trình hấp thụ nước ở rễ.

D. Cung cấp chất dinh dưỡng cho các sinh vật sống trong đất phát triển.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Phân bón là những chất được đưa vào đất để làm tăng độ phì nhiêu của đất làm “thức ăn” cho cây trồng, chúng chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng cần thiết để cây trồng sinh trưởng và phát triển cho năng suất cao → Phân bón có vai trò cung cấp các nguyên tố khoáng cho các hoạt động sống của cây.

Bài 29.7 trang 72 SBT Khoa học tự nhiên 7Để xác định lượng phân bón cần bón cho một vụ thu hoạch định trước thì phải căn cứ vào các yếu tố nào?

Lời giải:

Để xác định lượng phân bón cần bón cho một vụ thu hoạch định trước thì phải căn cứ vào các yếu tố: nhu cầu dinh dưỡng của cây, khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất, lượng phân bón cây sử dụng được so với tổng lượng phân bón.

Bài 29.8 trang 73 SBT Khoa học tự nhiên 7: Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật?

Lời giải:

Để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cây, cần phải tưới nước và bón phân hợp lí. Quá trình này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nhu cầu của từng loài cây, giai đoạn sinh trưởng và phát triển, đặc điểm loại đất trồng (độ tơi xốp, độ thoáng khí,…) và thời tiết (ánh sáng, nhiệt độ, nước trong đất, độ pH,…).

Bài 29.9 trang 73 SBT Khoa học tự nhiên 7Một bạn học sinh dùng nhiệt kế do nhiệt độ ở bề mặt lá cây phát tài, bạn nhận thấy rằng nhiệt độ ở bề mặt lá thấp hơn nhiệt độ môi trường khoảng 0,5 - 1 °C. Tuy nhiên, bạn không giải thích được tại sao lại như vậy. Em hãy giải thích giúp bạn.

Lời giải:

Nhiệt độ ở bề mặt lá thấp hơn nhiệt độ môi trường khoảng 0,5 - 1 °C vì: Do ở lá diễn ra quá trình thoát hơi nước, nước bay hơi làm giảm nhiệt độ bề mặt lá, do đó, ở bề mặt lá có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ môi trường khoảng 0,5 - 1°.

Bài 29.10 trang 73 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hình bên dưới biểu diễn quá trình thoát hơi nước của một cây trưởng thành sống trong điều kiện khô hạn. Hãy xác định đường cong nào biểu diễn quá trình thoát hơi nước qua khí khổng. Giải thích.

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 29: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải:

- Đường A biểu diễn sự thoát hơi nước qua khí khổng.

- Giải thích: Sự thoát hơi nước qua khí khổng được điều chỉnh bởi sự đóng, mở khí khổng. Vào buổi trưa nắng gắt, nhiệt độ môi trường cao, tế bào khí khổng mất nước nhiều nên khí khổng đóng để hạn chế sự mất nước của cây dẫn đến cường độ thoát hơi nước giảm. Vào buổi sáng và buổi chiều, nhiệt độ môi trường thấp nên cây mở khí khổng để thoát hơi nước.

Bài 29.11 trang 73 SBT Khoa học tự nhiên 7Trong vườn cây ăn quả, khi quan sát thấy có nhiều cây bị vàng lá, có ý kiến cho rằng các cây này đang thiếu muối đạm, trong khi đó một ý kiến khác lại cho rằng cây bị thiếu muối kali.

a) Em hãy tìm hiểu và cho biết ý kiến nào đúng. Vì sao?

b) Em hãy nêu cách để có thể xác định được cây đang thiếu loại muối nào.

Lời giải:

a) Các loại rau trồng ăn lá, thân (rau muống, cải bắp, ...); các loại cây lấy quả, hạt (lúa, ngô, cà chua, ...) cần bón nhiều phân đạm vì đạm thúc đẩy sự sinh trưởng của cây, tăng phân cành, đẻ nhánh, tăng số lượng và kích thước lá. Các loại cây lấy củ (khoai lang, cà rốt, ...) cần bón nhiều phân kali vì kali thúc đẩy quá trình tổng hợp tinh bột. Như vậy, các cây ăn quả trong vườn đang bị vàng lá là do thiếu muối đạm.

b) Cách đơn giản nhất để xác định được cây đang thiếu loại muối nào là bón thử một trong hai loại phân cho cây. Khi bón loại nào mà thấy lá xanh trở lại thì xác định được cây đang thiếu loại phân đó.

Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 28: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật

Bài 29: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật

Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật

Bài 31: Thực hành: Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước

Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật

Lý thuyết KHTN 7 Bài 28: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật

1. Quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật

1.1. Con đường hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng ở rễ

- Rễ là cơ quan hấp thụ nước và muối khoáng chủ yếu của cây: Một số tế bào biểu bì ở rễ kéo dài tạo thành lông hút. Lông hút có nhiệm vụ hút nước và muối khoáng trong đất.

- Con đường hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng từ môi trường đất vào mạch gỗ của rễ:Nước và muối khoáng trong đất → lông hút → biểu bì → thịt vỏ → mạch gỗ của rễ.

- Sau khi nước và muối khoáng từ đất được rễ hấp thụ vào mạch gỗ nhờ lông hút, sẽ được vận chuyển lên thân và lá để cung cấp cho các hoạt động sống của cây.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 29: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật | Khoa học tự nhiên 7

Sơ đồ con đường hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng ở rễ

1.2. Quá trình vận chuyển các chất trong mạch gỗ và mạch rây

Sự vận chuyển các chất

trong mạch gỗ

Sự vận chuyển các chất

trong mạch rây

- Vận chuyển chủ yếu là nước và muối khoáng, ngoài ra còn có các chất hữu cơ (hormone, vitamin, …) được tổng hợp ở rễ.

- Vận chuyển chủ yếu là chất hữu cơ được tổng hợp ở lá, bên cạnh đó còn vận chuyển hormone, vitamin, ATP và một số muối khoáng.

- Vận chuyển theo chiều đi lên (các chất từ rễ lên thân, lá…).

- Vận chuyển theo chiều đi xuống (các chất được tổng hợp từ lá được vận chuyển xuống các cơ quan khác của cây).

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 29: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật | Khoa học tự nhiên 7

Quá trình vận chuyển các chất trong mạch gỗ và mạch rây

1.3. Quá trình thoát hơi nước ở lá cây

- Khoảng 98% lượng nước cây hút vào bị mất đi qua quá trình thoát hơi nước ở lá.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 29: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật | Khoa học tự nhiên 7

Quá trình thoát hơi nước ở lá cây

- Vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với cây:

+ Tạo lực hút để vận chuyển nước và các chất trong cây.

+ Giúp lá cây không bị nóng dưới tác động của ánh sáng Mặt Trời.

+ Tạo điều kiện cho quá trình trao đổi khí ở thực vật.

- Cơ chế thoát hơi nước:

+ Quá trình thoát hơi nước ở lá cây diễn ra chủ yếu qua khí khổng ở lá cây.

+ Hoạt động đóng, mở khí khổng có vai trò điều chỉnh tốc độ thoát hơi nước và tạo điều kiện cho quá trình trao đổi khí ở lá: Khi tế bào hạt đậu trương nước, thành tế bào căng ra làm lỗ khí mở → tốc độ thoát hơi nước tăng. Khi tế bào hạt đậu mất nước, thành tế bào trở lại bình thường làm lỗ khí đóng lại → tốc độ thoát hơi nước giảm.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 29: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật | Khoa học tự nhiên 7

Hoạt động đóng, mở khí khổng ở lá cây

2. Một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật

Quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố môi trường:

- Ánh sáng và nhiệt độ: ảnh hưởng đến quá trình đóng, mở khí khổng; ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước và hấp thụ các chất dinh dưỡng của cây. Ngoài ra, nhiệt độ còn ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của rễ, làm tăng hoặc giảm quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng ở rễ cây.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 29: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật | Khoa học tự nhiên 7

Thoát hơi nước tăng khi nhiệt độ tăng

- Nước và độ ẩm: nước trong đất hòa tan muối khoáng, giúp rễ cây dễ dàng hấp thụ; độ ẩm không khí ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước thông qua ảnh hưởng quá trình thoát hơi nước ở lá.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 29: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật | Khoa học tự nhiên 7

Nước hòa tan muối khoáng giúp rễ cây hấp thụ

- Độ pH của đất: ảnh hưởng đến sự hòa tan của các muối khoáng trong đất, do đó, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ muối khoáng của rễ.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 29: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật | Khoa học tự nhiên 7

Độ pH ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ muối khoáng ở rễ

- Độ tơi xốp, thoáng khí của đất: làm tăng hàm lượng khí oxygen trong đất, nhờ đó, rễ hô hấp mạnh, thúc đẩy quá trình hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 29: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật | Khoa học tự nhiên 7

Cây trồng ở đất tơi xốp sẽ phát triển tốt hơn

3. Vận dụng hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật vào thực tiễn

3.1. Vận dụng vào việc tưới nước hợp lí cho cây trồng

- Hàm lượng nước trong cây được cân bằng nhờ quá trình hút nước ở rễ và quá trình thoát hơi nước ở lá.

- Tưới nước hợp lí là đảm bảo sự cân bằng nước trong cây giúp quá trình sinh trưởng, phát triển bình thường của cây → Để đảm bảo việc tưới nước hợp lí, cần tuân thủ nguyên tắc: tưới đúng lúc, đúng lượng và đúng cách.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 29: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật | Khoa học tự nhiên 7

Cây được tưới nước hợp lí

- Lượng nước hợp lí để tưới cho cây cần dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như: loài cây, thời kì sinh trưởng, loại đất trồng và điều kiện thời tiết.

+ Ví dụ: Lúa cần nhiều nước ở giai đoạn đẻ nhánh và cần ít nước hơn ở giai đoạn chín.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 29: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật | Khoa học tự nhiên 7 (ảnh 10)

Lượng nước hợp lí cho cây lúa ở các giai đoạn khác nhau là khác nhau

- Ngoài ra, việc tưới nước hợp lí còn giúp tiết kiệm nguồn nước sạch cho môi trường tự nhiên.

3.2. Vận dụng vào việc bón phân hợp lí cho cây trồng

- Phân bón cung cấp các nguyên tố khoáng tham gia vào quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.

- Để cây trồng có năng suất cao, cần tuân thủ các nguyên tắc khi bón phân: đúng loại, đúng liều lượng và thành phần dinh dưỡng, đúng nhu cầu của giống và loài cây, đúng lúc và phù hợp với điều kiện đất đai cũng như thời tiết, mùa vụ.

+ Ví dụ: Đối với giống ngô ngọt, ở giai đoạn bón thúc lần 1, lúc ngô có 3 - 4 lá, lượng phân bón cần sử dụng là: 3 kg đạm + 2 kg kali/ sào kết hợp với vun xới nhẹ.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 29: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật | Khoa học tự nhiên 7

Bón phân cho cây ngô

- Ngoài ra, việc bón phân hợp lí góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe người tiêu dùng.

Đánh giá

0

0 đánh giá