Giải SGK Khoa học tự nhiên 7 Bài 30 (Chân trời sáng tạo): Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật

14.8 K

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 30 từ đó học tốt môn Khoa học tự nhiên 7.

Giải bài tập KHTN lớp 7 Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật

Mở đầu trang 137 KHTN lớp 7: Hằng ngày, chúng ta cần phải ăn uống để cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Bằng cách nào mà cơ thể có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn? Cơ thể hấp thụ toàn bộ các chất trong thức ăn không? 

Phương pháp giải:

Thức ăn được đưa vào cơ thể qua hệ thống tiêu hóa, một phần dinh dưỡng trong thức ăn được hấp thụ và phần còn lại sẽ được cơ thể đào thải ra ngoài.

Trả lời:

- Cơ thể hấp thu thức ăn vào cơ thể bằng con đường tiêu hóa.

- Cơ thể không thể hấp thụ tất cả các chất trong thức ăn mà chỉ hấp thu một phần, vậy nên chúng ta cần phối hợp nhiều loại thức ăn đề có thể cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể.

1. Con đường trao đổi nước và nhu cầu trao đổi nước ở động vật

Câu hỏi 1 trang 137 KHTN lớp 7: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến nhu cầu nước của động vật?

Phương pháp giải:

Nhu cầu sử dụng nước của động vật là khác nhau tuỳ theo loài, kích thước cơ thể, điều kiện môi trường, độ tuổi, loại thức ăn, ...

Trả lời:

Yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu nước của động vật gồm: loài, kích thước cơ thể, điều kiện môi trường, độ tuổi, loại thức ăn, giới tính, cường độ hoạt động, tình trạng sức khoẻ, …

Câu hỏi 2 trang 137 KHTN lớp 7: Việc đảm bảo nhu cầu nước có ý nghĩa gì đối với cơ thể động vật?

Trả lời:

Ý nghĩa:

- Đảm bảo nhu cầu nước giúp duy trì các hoạt động sống của cơ thể diễn ra bình thường.

Luyện tập trang 137 KHTN lớp 7: Hãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần về nhu cầu nước của các loài sau đây: bò, mèo, lợn, thằn lằn, lạc đà. Dựa vào đặc điểm nào để em sắp xếp được như thế?

Phương pháp giải:

Nhu cầu sử dụng nước của động vật là khác nhau tuỳ theo loài, kích thước cơ thể, điều kiện môi trường, độ tuổi, loại thức ăn, ... Chẳng hạn, nhu cầu nước ở voi khoảng 300 L/ngày; các loài gia súc lớn như trâu, bò là khoảng 30 – 40 L/ngày; trong khi cừu, dê chỉ cần 4 – 5 L/ngày.

Trả lời:

Thằn lằn < mèo < lợn < lạc đà < bò

Nhu cầu sử dụng nước của động vật là khác nhau tuỳ theo loài, kích thước cơ thể, điều kiện môi trường, độ tuổi, loại thức ăn, ... 

- Thằn lằn có kích thước nhỏ nhất nên lượng nước cần cần cung cấp ít nhất, tiếp theo là mèo.

- Mèo thước nhỏ hơn lợn nên lượng nước hấp thụ nhỏ hơn lợn.

- Lạc đà và bồ có kích thước gần tương đương, tuy nhiên lạc đà thích nghi với môi trường sống không hạn trong sa mạc chúng có thể không uống nước trong một thời gian dài, nên lượng nước tiêu thụ của bò sẽ lớn hơn lạc đà.

Câu hỏi 3 trang 138 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 30.1 và trả lời các câu hỏi sau: 

a) Nước được cung cấp cho cơ thể người từ những nguồn nào? 

b) Nước trong cơ thể người có thể bị mất đi qua những con đường nào? 

Phương pháp giải:

Quan sát hình 30.1 ta thấy cơ thể người hấp thu nước từ thức ăn và nước uống và đào thải nước ra môi trường qua hơi thở, thoát hơi nước, toát mồ hôi, bài tiết nước tiểu.

Trả lời:

a) Nước được cung cấp cho cơ thể từ nguồn: Thức ăn, nước uống.

b) Nước trong cơ thể có thể mất đi do: Hơi thở, thoát hơi nước qua da, toát mồ hôi, bài tiết nước tiểu.

Câu hỏi 4 trang 138 KHTN lớp 7: Hãy trình bày con đường trao đổi nước ở động vật và người.

Khoa học tự nhiên 7 Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Ở động vật và người: Nước được cơ thể lấy vào thông qua thức ăn và nước uống → Nước được hấp thụ vào máu nhờ ống tiêu hoá (chủ yếu ở ruột già) → Thông qua hoạt động của hệ tuần hoàn, máu vận chuyển nước đến các tế bào và các cơ quan trong cơ thể → nước được dùng làm nguyên liệu tham gia vào quá trình trao đổi chất → Bên cạnh đó, một lượng nước cũng được bài tiết ra khỏi cơ thể thông qua nhiều hoạt động khác nhau như hô hấp, thoát hơi nước qua da, toát mồ hôi, bài tiết nước tiểu và phân.

Luyện tập trang 138 KHTN lớp 7: Theo em nên uống nước ở những thời điểm nào là hợp lí?

Phương pháp giải:

Nhu cầu sử dụng nước ở động vật khác nhau tuỳ theo loài, nhiệt độ môi trường, loại thức ăn, giới tính, cường độ hoạt động, tình trạng sức khoẻ, ... 

Trả lời:

- Nên uống nước vào lúc khát, sau khi vận động, hay đi ngoài trời nóng mất nước, có thể uống nước trước hoặc sau khi ăn.

- 8 thời điểm “vàng” uống nước trong ngày tốt nhất cho sức khỏe

+ Ngay khi bạn thức dậy.

+ Trước khi đi ngủ

+ Trước khi tắm.

+ Trước và sau khi ăn.

+ Trước khi ăn nhẹ hoặc ăn vặt.

+ Khi bạn bị bệnh.

+ Khi bạn mệt mỏi.

+Trước và sau khi tập thể dục.

2. Con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn ở động vật

Câu hỏi 5 trang 139 KHTN lớp 7: Cơ quan nào trong ống tiêu hoá ở người là nơi thu nhận và nghiền nhỏ thức ăn?

Phương pháp giải:

Thức ăn đi vào trong cơ thể người bằng miệng. Từ miệng, thức ăn được di chuyển đến các cơ quan khác nhau trong ống tiêu hoá, nhờ sự phối hợp giữa các cơ quan trong ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá (tuyến nước bọt, gan, túi mật và tụy) mà thức ăn được biến đổi thành các chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thụ vào máu và cung cấp cho các cơ quan. Các chất thải được thải ra khỏi cơ thể qua hậu môn.

Trả lời:

Cơ quan thu nhận và nghiền nhỏ thức ăn là: Miệng.

Câu hỏi 6 trang 139 KHTN lớp 7: Dựa vào Hình 30.2, em hãy mô tả con đường thu nhận và tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá ở người.

Khoa học tự nhiên 7 Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 2)

Trả lời:

Thức ăn đi vào trong cơ thể người bằng miệng → Sau khi được nghiền nhỏ thức ăn di chuyển qua thực quản xuống dạ dày  → Dạ dày tiến hành đảo trộn và tiêu hóa một phần thức ăn nhờ Enzyme tiêu hóa  → Thức ăn sau khi đc đảo trộn ở dạ dày di chuyển dần xuống ruột non ở đây thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn, chất dinh dưỡng được ngấm vào đường máu đi nuôi cơ thể  → Tại ruột già một phần nước và chất hòa tan được hấp thu lại, phân được tạo thành  → Phân sẽ được chứa trong trực tràng và thải ra ngoài qua hậu môn.

Câu hỏi 7 trang 139 KHTN lớp 7: Quá trình tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá người được thực hiện thông qua những hoạt động nào?

Trả lời:

Ở cơ thể người diện ra các quá trình tiêu hóa cơ học và hóa học bao gồm hoạt động của ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa..

- Tiêu hóa cơ học gồm quá trình nhai và đảo trộn thức ăn ở miệng và dạ dày.

- Tiêu hóa hóa học gồm hoạt động tiêu hóa của enzyme tiêu hóa và các dịch của các tuyến như tuyến nước bọt, gan, tụy.

3. Quá trình vận chuyển các chất ở động vật

Câu hỏi 8 trang 140 KHTN lớp 7: Hệ tuần hoàn nhận những chất nào từ hệ hô hấp và hệ tiêu hoá?

Trả lời:

Hệ tuần hoàn lấy oxygen từ phổi (hệ hô hấp) và lấy dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa đi nuôi cơ thể.

Câu hỏi 9 trang 140 KHTN lớp 7: Các chất dinh dưỡng và chất thải được vận chuyển đến đâu trong cơ thể?

Trả lời:

Các chất dinh dưỡng theo mạch máu đi khắp các bào quan trong cơ thể, tại đây máu lấy đi các chất thải và vận chuyển chúng đến các cơ quan của hệ bài tiết để đào thải các chất này ra ngoài môi trường.

Câu hỏi 10 trang 140 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 30.3, hãy mô tả chi tiết quá trình vận chuyển các chất trong hai vòng tuần hoàn ở người.

Khoa học tự nhiên 7 Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 3)

Trả lời:

Máu từ động mạch được đẩy đến các hệ cơ quan hô hấp và tiêu hóa  → Máu lấy oxygen và dinh dưỡng và vận chuyển khắp cơ thể  → Tiến hành quá trình trao đổi chất lấy đi các chất thải  → Máu vận chuyển các chất thải đến các cơ quan của hệ bài tiết, tại đây các chất thải được giải phóng ra ngoài môi trường   → Máu tiếp tục vòng tuần hoàn của mình, đôt vào tĩnh mạch  → Đổ vào tâm nhĩ (trở về tim).

Luyện tập trang 140 KHTN lớp 7: Tại sao nói hệ tuần hoàn là trung tâm trao đổi chất của cơ thể động vật?

Phương pháp giải:

Hệ tuần hoàn có chức năng vận chuyển các chất trong cơ thể động vật nhờ sự vận chuyển của máu.

Trả lời:

Hệ tuần hoàn đóng vai trò trao đổi, vận chuyển các chất dinh dưỡng hay chất thải trong cơ thể động vật nhờ sự vận chuyển của máu.

Vận dụng trang 140 KHTN lớp 7: Em hãy đề xuất một số biện pháp bảo vệ sức khoẻ hệ tiêu hoá và hệ tuần hoàn.

Trả lời:

Bảo vệ sức khoẻ hệ tiêu hoá:

+ Ăn chín uống sôi, ăn đồ ăn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

+ Thường xuyên bổ sung các lợi khuẩn có lợi cho đường ruột.

+ Tiến hành tẩy giun định kì.

+ Ăn đang dạng nhiều loại thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng.

4. Vận dụng hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở động vật vào thực tiễn

Câu hỏi 11 trang 141 KHTN lớp 7: Hãy dự đoán nhu cầu dinh dưỡng của các đối tượng sau đây cao hay thấp. Giải thích. 

a) Thợ xây dựng. 

b) Nhân viên văn phòng. 

c) Trẻ ở tuổi dậy thì. 

d) Phụ nữ mang thai. 

Trả lời:

Dự đoán nhu cầu dinh dưỡng

Khoa học tự nhiên 7 Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 4)

Câu hỏi 12 trang 141 KHTN lớp 7: Cho ví dụ về những tác hại của việc thừa hoặc thiếu các chất dinh dưỡng.

Trả lời:

Thừa chất dinh dưỡng:

- Năng lượng được tích trữ tạo thành lớp mỡ, khiến cân nặng tăng đồng thời lớp mỡ tích trữ có gây tắc nghẽn mạch máu gây xơ vữa động mạch, huyết áp cao, tạo cục huyết đông,... các bệnh về rối loạn quá trình sinh hóa của cơ thể như tiểu đường, gout,..

Thiếu chất dinh dưỡng:

- Năng lượng trong cơ thể không đủ để duy trì các hoạt động sống bình thường, khiến cơ thể mệt mỏi, stress, gây các bệnh lí suy dinh dưỡng, suy nội tạng, rối loạn chuyển hóa (bệnh bướu cổ,..).

Câu hỏi 13 trang 141 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 30.4, hãy cho biết những nguyên nhân dẫn đến việc ô nhiễm thực phẩm.

Khoa học tự nhiên 7 Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 5)

Hình 30.4. Một số nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người

Phương pháp giải:

Quan sát hình 30.4

Trả lời:

Những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm thực phẩm:

- Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật.

- Ô nhiễm môi trường chăn nuôi, chế biến nông sản.

- Sử dụng các loại hóa chất bảo quản thực phẩm có hại.

- Chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.

- Điều kiện bảo quản thực phẩm chưa phù hợp.

-...

Câu hỏi 14 trang 141 KHTN lớp 7: Các loại thực phẩm bị ô nhiễm sẽ gây ra những hậu quả gì cho người sử dụng?

Trả lời:

Những thực phẩm bị ô nhiễm sẽ gây ra những hậu quả xấu cho người sử dụng:

- Gây các bệnh về đường tiêu hóa: tiêu chảy, ngộ độc, viêm loét ống tiêu hóa, giun sán kí sinh.

- Các chất độc tích trữ lâu trong cơ thể có thể gây nhiễm độc: ngộ độc chì, thủy ngân,...

Luyện tập trang 142 KHTN lớp 7: Hãy cho biết vai trò của việc có một chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Phương pháp giải:

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của cơ thể. 

Trả lời:

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp phát triển thể chất, cải thiện sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, tim mạch…và kéo dài tuổi thọ. Suy dinh dưỡng hay thừa cân béo phì dưới mọi hình thức, đều đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

Vận dụng trang 142 KHTN lớp 7: Vận dụng những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng người, em hãy đề xuất một số biện pháp trong việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lí và vệ sinh ăn uống để bảo vệ sức khoẻ con người. Cho biết tác dụng của các biện pháp đó.

Trả lời:

Khoa học tự nhiên 7 Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 6)

Khoa học tự nhiên 7 Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 7)

- Các biện pháp đảm bảo vệ sinh ăn uống chủ yếu giúp đảm bảo thực phẩm được tiêu thụ được giữ tươi sạch, đảm bảo vệ sinh.

Bài tập (trang 142)

Bài 1 trang 142 KHTN lớp 7: Tại sao nói “Các hệ cơ quan trong cơ thể động vật có mối quan hệ mật thiết với nhau?” Cho ví dụ chứng minh.

Trả lời:

- Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất, các hệ cơ quan trong cơ thể vận hành và phối hợp với nhau để duy trì trạng thái sống cơ bản cho sinh vật. Sản phẩm của cơ quan này là nguyên liệu cần thiết của cơ quan khác chúng tạo thành một vòng tuần hoàn, liên tục trao đổi với nhau và với môi trường.

Ví dụ:

Hệ tiêu hóa tiêu hóa thức ăn tạo ra chất dinh dưỡng -> Hệ tuần hoàn lấy chất dinh dưỡng ở ruột non và vận chuyển tới khắp các cơ quan trong cơ thể -> Cơ thể tiến hành quá trình trao đổi chất lấy chất dinh dưỡng và đào thải các chất thải -> Hệ tuần hoàn lấy các chất thải này vận chuyển đến các cơ quan của hệ bài tiết để đào thải các chất thải ra ngoài môi trường.

Bài 2 trang 142 KHTN lớp 7: Nếu là một tuyên truyền viên, em sẽ tuyên truyền những nội dung gì về giáo dục vệ sinh ăn uống ở địa phương em?

Trả lời:

Nội dung em tuyên truyền:

Khoa học tự nhiên 7 Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 10)

Bài 3 trang 142 KHTN lớp 7: Hãy tìm hiểu một số bệnh liên quan đến chế độ dinh dưỡng không hợp lí hoặc ăn uống không hợp vệ sinh ở địa phương em. Nêu biện pháp phòng tránh các bệnh đó theo mẫu trong bảng dưới đây.

Khoa học tự nhiên 7 Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 8)

Trả lời:

Khoa học tự nhiên 7 Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 11)

Bài 4 trang 142 KHTN lớp 7: Nhu cầu nước mỗi ngày của trẻ em theo cân nặng theo khuyến nghị của Viện dinh dưỡng vào năm 2012 được mô tả như trong bảng sau:

Khoa học tự nhiên 7 Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 9)

Dựa vào bảng trên, em hãy: 

a) Nhận xét về mối quan hệ giữa cân nặng và nhu cầu nước ở trẻ em. 

b) Tính lượng nước mà em cần uống mỗi ngày để đảm bảo nhu cầu nước cho cơ thể.

Trả lời:

a) Cân nặng càng tăng thì nhu cầu nước sẽ càng tăng lên để phù hợp với cấu trúc cơ thể.

b) Tính lượng nước em cần uống mỗi ngày để đảm bảo nhu cầu nước:

Lượng nước em cần uống mỗi ngày = 1500 + 20x(X - 21)

trong đó X là khối lượng cơ thể của em

Ví dụ em nặng 40kg

Thay X = 40 vào công thức ta được

Lượng nước em cần uống mỗi ngày = 1500 + 20х(40-20) = 1500 + 20x20

Lượng nước em cần uống mỗi ngày = 1900 (ml) = 1,9L

Lý thuyết KHTN 7 Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật

1. Con đường trao đổi nước và nhu cầu sử dụng ở động vật

1.1. Nhu cầu sử dụng nước ở động vật

- Nhu cầu sử dụng nước ở động vật là khác nhau tùy theo loài, kích thước cơ thể, điều kiện môi trường, độ tuổi, loại thức ăn,…

+ Ví dụ: Nhu cầu nước ở voi khoảng 300 L/ngày; các loài gia súc lớn như trâu bò là khoảng 30 – 40 L/ngày; cừu và dê chỉ cần khoảng 4 – 5 L/ngày.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật | Khoa học tự nhiên 7 (ảnh 1)

Nhu cầu nước khác nhau ở mỗi loài

- Đối với cơ thể người, nhu cầu nước thay đổi theo độ tuổi: trẻ em cần cung cấp khoảng 1L nước, còn người trưởng thành khoảng 1,5 – 2L nước mỗi ngày. Ngoài ra, nhu cầu sử dụng nước ở mỗi người còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nhưgiới tính, cường độ hoạt động, tình trạng sức khỏe,…

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật | Khoa học tự nhiên 7

Nhu cầu nước theo độ tuổi ở người

1.2. Con đường trao đổi nước ở động vật

Lượng nước được giữ ổn định nhờ sự cân bằng giữa lượng nước lấy vào với lượng nước cơ thể sử dụng và bài tiết ra khỏi cơ thể:

+ Lấy vào: Nước được cơ thể lấy vào thông qua thức ăn và nước uống.

+ Sử dụng: Nước được hấp thụ vào máu nhờ ống tiêu hóa (chủ yếu ở ruột già). Thông qua hoạt động của hệ tuần hoàn, máu vận chuyển nước đến các tế bào và các cơ quan trong cơ thể. Tại đây, nước được dùng làm nguyên liệu tham gia vào quá trình trao đổi chất.

+ Bài tiết: Một lượng nước cũng được bài tiết ra khỏi cơ thể thông qua nhiều hoạt động khác nhau như hô hấp, thoát hơi nước qua da, toát mồ hôi, bài tiết nước tiểu và phân.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật | Khoa học tự nhiên 7

Con đường trao đổi nước ở người

2. Con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn ở động vật

-Con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người diễn ra gồm các giai đoạn chính: thu nhận, biến đổi thức ăn; hấp thụ các chất dinh dưỡng và thải các chất cặn bã.

Con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người: Miệng → Thực quản → Dạ dày → Ruột non → Ruột già → Trực tràng → Hậu môn.

Miệng: Thu nhận và nghiền nhỏ thức ăn, sau đó, đẩy thức ăn xuống thực quản.

Thực quản: Vận chuyển thức ăn xuống dạ dày.

Dạ dày: Tiêu hóa một phần thức ăn nhờ sự co bóp dạ dày và enzyme tiêu hóa.

Ruột non: Tiêu hóa hoàn toàn thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng vào máu.

Ruột già: Chủ yếu hấp thụ nước và một số ít chất còn lại, tạo phân và các chất khí.

Trực tràng: Nơi chứa phân trước khi thải ra ngoài.

Hậu môn: Thải phân và các chất khí ra khỏi cơ thể.

→ Thông qua hoạt động tiêu hóa, thức ăn được biến đổi thành các chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thụ và cung cấp cho các cơ quan nhờ sự phối hợp của các cơ quan trong ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa.Các chất thải được thải ra khỏi cơ thể qua hậu môn.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật | Khoa học tự nhiên 7

Sơ đồ mô tả con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người

3. Quá trình vận chuyển các chất ở động vật

3.1. Hệ tuần hoàn ở người

- Hệ tuần hoàn có chức năng vận chuyển các chất trong cơ thể động vật nhờ sự vận chuyển máu:

+ Hệ tuần hoàn nhận khí oxygen từ hệ hô hấp, các chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa đến cung cấp cho các hoạt động của các cơ quan, đồng thời, carbon dioxide và những sản phẩm thải được vận chuyển đến phổi và cơ quan bài tiết.

+ Ngoài ra, hệ tuần hoàn còn vận chuyển các kháng thể, vitamin, muối khoáng,…

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật | Khoa học tự nhiên 7

Hệ tuần hoàn ở người

3.2. Quá trình vận chuyển các chất trong hệ tuần hoàn ở người

Quá trình vận chuyển các chất trong hệ tuần hoàn ở người được thực hiện thông qua 2 vòng tuần hoàn:

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật | Khoa học tự nhiên 7

Sơ đồ hai vòng tuần hoàn ở người

- Vòng tuần hoàn phổi (vòng tuần hoàn nhỏ): Máu đỏ thẫm (giàu carbon dioxide) từ tâm thất phải theo động mạch phổi đi lên phổi, tại đây, diễn ra quá trình trao đổi khí giữa máu và khí ở các phế nang thông qua các mao mạch phổi, máu đỏ thẫm trở thành đỏ tươi (giàu oxygen). Máu giàu oxygen theo tĩnh mạch phổi về tim, đổ vào tâm nhĩ trái.

- Vòng tuần hoàn các cơ quan (vòng tuần hoàn lớn): Máu giàu oxygen và các chất dinh dưỡng từ tâm thất trái theo động mạch chủ đi đến các cơ quan trong cơ thể, tại đây, diễn ra quá trình trao đổi chất giữa máu và các cơ quan thông qua hệ thống mao mạch. Oxygen và các chất dinh dưỡng được cung cấp cho các tế bào, mô, cơ quan; đồng thời, máu nhận các chất thải, carbon dioxide và trở thành máu đỏ thẫm. Các chất thải được vận chuyển đến cơ quan bài tiết, carbon dioxide theo tĩnh mạch về tim, đổ vào tâm nhĩ phải.

4. Vận dụng hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở động vật vào thực tiễn

4.1. Nhu cầu dinh dưỡng của con người

- Nhu cầu dinh dưỡng ở động vật và người bao gồm nhu cầu về chất và nhu cầu về năng lượng để cung cấp cho các quá trình chuyển hóa cơ bản cũng như các hoạt động sống của cơ thể.

- Nhu cầu dinh dưỡng ở người có thể thay đổi theo từng cá thể, từng giai đoạn phát triển, thậm chí là từng ngày,…

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật | Khoa học tự nhiên 7

Thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng

- Để xác định được nhu cầu dinh dưỡng của một người, cần dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như: độ tuổi, giới tính, trạng thái sinh lí, cường độ hoạt động cơ thể,…

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật | Khoa học tự nhiên 7

Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam/ngày

(Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2016)

- Nếu cung cấp quá thừa hoặc quá thiếu chất dinh dưỡng sẽ gây hại cho cơ thể.

+ Ví dụ: Ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ chiên rán,… có nguy cơ mắc bệnh béo phì.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật | Khoa học tự nhiên 7

+ Ví dụ: Chế độ ăn thiếu iodine làm trẻ em chậm phát triển trí tuệ.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật | Khoa học tự nhiên 7

4.2. Vấn đề vệ sinh ăn uống

- Một số nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm như: lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm bị tẩm hóa chất, điều kiện bảo quản thực phẩm không phù hợp,…

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật | Khoa học tự nhiên 7

Một số nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm

- Nếu sử dụng thực phẩm bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, gây ung thư, vô sinh,…; gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lí con người và nền kinh tế xã hội.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật | Khoa học tự nhiên 7

Sử dụng thực phẩm bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn gây ảnh hưởng tới đường tiêu hóa

Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 29: Trao đổi nước và các dinh dưỡng ở thực vật

Bài 31: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước

Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật

Bài 33: Tập tính của động vật

Đánh giá

5

1 đánh giá

1
Dung Ung

Dung Ung

2024-04-25 20:30:01
Hay