Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 38: Thực hành: Quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số sinh vật sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 38: Thực hành: Quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số sinh vật
(1) Chuẩn bị các loại hạt khác nhau có cùng đặc điểm là thời gian nảy mầm nhanh rồi ngâm hạt trong nước ấm (khoảng 40 °C).
(2) Gieo các loại hạt đã nảy mầm vào đúng các chậu đã dán nhãn, dùng vòi phun sương tưới nước làm ẩm đất.
(3) Chuẩn bị các chậu nhựa có kích thước giống nhau, dán tên cây định trồng vào mỗi chậu, cho vào mỗi chậu cùng một loại đất tơi xốp và nhiều mùn.
(4) Quan sát sự nảy mầm, phân hoá rễ, thân, lá của các cây trồng trong mỗi chậu.
(5) Đặt các chậu vào môi trường đủ ánh sáng, tưới nước hằng ngày và theo dõi.
Lời giải:
Quy trình đúng khi tiến hành thí nghiệm quan sát sự sinh trưởng và phát triển của thực vật: (1) → (3) → (2) → (5) → (4).
(1) Chuẩn bị các loại hạt khác nhau có cùng đặc điểm là thời gian nảy mầm nhanh rồi ngâm hạt trong nước ấm (khoảng 40 °C).
(3) Chuẩn bị các chậu nhựa có kích thước giống nhau, dán tên cây định trồng vào mỗi chậu, cho vào mỗi chậu cùng một loại đất tơi xốp và nhiều mùn.
(2) Gieo các loại hạt đã nảy mầm vào đúng các chậu đã dán nhãn, dùng vòi phun sương tưới nước làm ẩm đất.
(5) Đặt các chậu vào môi trường đủ ánh sáng, tưới nước hằng ngày và theo dõi.
(4) Quan sát sự nảy mầm, phân hoá rễ, thân, lá của các cây trồng trong mỗi chậu.
Lời giải:
Trước khi gieo hạt nên ngâm hạt trong nước ấm có nhiệt độ từ 35 °C đến 40 °C với mục đích làm mềm vỏ, cung cấp độ ẩm và nhiệt độ phù hợp cho hạt, giúp tăng quá trình hô hấp tế bào của hạt, phá vỡ trạng thái ngủ nghỉ của hạt tạo điều kiện thuận lợi để hạt nảy mầm.
Lời giải:
Biểu hiện |
Quá trình sinh trưởng |
Quá trình phát triển |
Sự nảy mầm |
|
× |
Thân dài ra |
× |
|
Số lượng lá tăng thêm |
|
× |
Lá to lên |
× |
|
Rễ dài ra |
× |
|
Mọc chồi nách |
|
× |
Lời giải:
STT |
Yêu cầu |
Cần thực hiện |
1 |
Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của mỗi loài |
× |
2 |
Cách chuyển động của cơ thể |
|
3 |
Hình thái và kích thước cơ thể sinh vật ở mỗi giai đoạn |
× |
4 |
Biểu hiện của mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển |
× |
5 |
Hoạt động dinh dưỡng |
|
6 |
Điểm giống và khác nhau trong quá trình sinh trưởng và phát triển ở các loài |
× |
7 |
Các đặc điểm cấu tạo của mỗi loài |
|
Lời giải:
So sánh quá trình sinh trưởng và phát triển giữa bướm và gà:
- Giống nhau: Đều qua các giai đoạn trứng, con trưởng thành.
- Khác nhau:
+ Gà: không có thay đổi về đặc điểm hình thái đột ngột từ sau khi trứng nở.
+ Bướm: có sự thay đổi về đặc điểm hình thái đột ngột qua các giai đoạn (trứng → ấu trùng → nhộng → con trưởng thành).
Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 37: Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn
Bài 39: Sinh sản vô tính ở sinh vật
Bài 40: Sinh sản hữu tính ở sinh vật
Bài 41: Một số yếu tố ảnh hưởng và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật
Lý thuyết KHTN 7 Bài 38: Thực hành: Quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số sinh vật
I. CHUẨN BỊ
1. Thiết bị, dụng cụ
- Chai nhựa đã qua sử dụng; đất trồng cây; bình tưới có vòi phun sương; nước ấm; dao hoặc kéo.
- Thước đo chia đơn vị đến mm, nhiệt kế.
- Các video hoặc tranh ảnh về quá trình sinh trưởng; phát triển ở một số loài động vật: muỗi, bướm, ếch đồng, cá, gà, lợn,…
2. Mẫu vật
- Hạt đậu (đậu xanh, đậu đen hoặc đậu tương), hạt ngô hoặc lạc. Tùy mùa vụ, tùy địa phương, chọn loại hạt có thời gian nảy mầm ngắn, phù hợp. Chú ý chọn các hạt to, mẩy, không bị sâu, bệnh.
II. CÁCH TIẾN HÀNH
1. Thí nghiệm chứng minh cây có sự sinh trưởng và thực hành quan sát, mô tả sự sinh trưởng, phát triển ở một số thực vật
- Bước 1: Dùng dao hoặc kéo cắt chai nhựa theo chiều dọc hoặc theo chiều ngang rồi cho đất vào để tạo thành chậu hoặc khay trồng cây.
- Bước 2: Ngâm hạt trong nước ấm có nhiệt độ từ 35 oC đến 40 oC (trong khoảng 5 đến 10 giờ tùy loại hạt).
- Bước 3: Gieo hạt đã nảy mầm vào chậu, dùng vòi phun sương phun tưới ẩm đất trong chậu.
- Bước 4: Đặt chậu trong môi trường đủ ánh sáng, tưới nước hàng hằng ngày và theo dõi.
- Bước 5: Quan sát sự nảy mầm, sinh trưởng, phát triển của các cây trong mỗi chậu. Đếm số lá, dùng thước đo chiều cao cây và kích thước lá hằng ngày (trong khoảng từ 5 đến 7 ngày) và ghi vào sổ theo dõi.
2. Quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số động vật
- Quan sát tranh ảnh hoặc video về quá trình sinh trưởng, phát triển ở một số loài động vật như bướm, muỗi, chó, gà,… trong vòng đời của chúng.
- Yêu cầu quan sát:
+ Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của mỗi loài.
+ Hình thái và kích thước cơ thể sinh vật ở mỗi giai đoạn.
+ Biểu hiện của mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển.
+ Điểm giống và khác nhau trong quá trình sinh trưởng, phát triển ở các loài quan sát.
+ Ghi chép ra vở nội dung quan sát được.
Vòng đời của một số loài động vật
III. KẾT QUẢ
1. Ghi kết quả quan sát sự sinh trưởng, phát triển của cây ở các chậu và sự sinh trưởng, phát triển của các loài động vật vào bảng theo mẫu:
2. Nhận xét và rút ra kết luận từ kết quả quan sát sự sinh trưởng và phát triển của thực vật, động vật.
3. Trả lời các câu hỏi sau:
- Mô tả hạt nảy mầm và sinh trưởng của cây trong thời gian quan sát.
- So sánh sinh trưởng, phát triển của các loài động vật đã quan sát.