SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 37 (Kết nối tri thức): Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn

3.3 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 37: Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn

Bài 37.1 trang 82 SBT Khoa học tự nhiên 7Nhiệt độ môi trường cực thuận đối với sinh vật là gì?

A. Mức nhiệt cao nhất mà sinh vật có thể chịu đựng.

B. Mức nhiệt thích hợp nhất đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

C. Mức nhiệt thấp nhất mà sinh vật có thể chịu đựng.

D. Mức nhiệt ngoài khoảng nhiệt độ mà sinh vật có thể sinh trưởng và phát triển.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Nhiệt độ môi trường cực thuận đối với sinh vật là mức nhiệt thích hợp nhất đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Trong điều kiện nhiệt độ môi trường cực thuận, sinh vật sẽ có tốc độ sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Bài 37.2 trang 82 SBT Khoa học tự nhiên 7: Ở thực vật, ánh sáng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến bao nhiêu quá trình dưới đây?

a) Sinh trưởng.

b) Thụ phấn.

c) Quang hợp.

d) Thoát hơi nước.

e) Phát triển.

g) Ra hoa.

h) Hình thành quả.

A. 6.

B. 3.

C. 7.

D. 4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Các ý đúng là: a, c, d, e, g, h.

- Ở thực vật, ánh sáng là nhân tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhiều quá trình như sinh trưởng, quang hợp, thoát hơi nước, phát triển, ra hoa, hình thành quả.

- Ánh sáng hầu như không ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn. Quá trình thụ phấn ở thực vật thường chịu ảnh hưởng của các nhân tố như độ ẩm, chế độ gió,…

Bài 37.3 trang 82 SBT Khoa học tự nhiên 7: Ở động vật, ánh sáng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến bao nhiêu quá trình dưới đây?

a) Hấp thụ calcium.

b) Chuyển hoá protein.

c) Hình thành xương.

d) Ổn định thân nhiệt.

e) Hấp thụ nước.

g) Chuyển hoá năng lượng.

h) Bài tiết chất thải.

A. 6.

B. 4.

C. 7.

D. 5.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Các ý đúng là: a, c, d, g.

- Ảnh hưởng của ánh sáng đến quá trình hấp thụ calcium và hình thành xương: Ánh sáng mặt trời giúp cơ thể tổng hợp vitamin D – chất đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ calcium để hình thành xương, từ đó tác động đến sự sinh trưởng của cơ thể.

- Ảnh hưởng của ánh sáng đến quá trình ổn định thân nhiệt và chuyển hóa năng lượng: Ánh sáng giúp động vật thu thêm nhiệt từ môi trường và giảm mất nhiệt trong những ngày trời rét, tập trung các chất để xây dựng cơ thể thúc đẩy sinh trưởng, phát triển.

Bài 37.4 trang 83 SBT Khoa học tự nhiên 7Hãy tìm hiểu và cho biết nước chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong cơ thể và đóng vai trò gì đối với con người. Từ những kiến thức đó, em rút ra nhận xét gì và ứng dụng như thế nào trong cuộc sống?

Lời giải:

- Nước chiếm khoảng 70% khối lượng cơ thể người.

- Vai trò của nước đối với cơ thể người: Nước là thành phần quan trọng trong tế bào và cơ thể sinh vật; là môi trường và nguyên liệu cho quá trình trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng của tế bào và cơ thể; là dung môi vận chuyển các chất dinh dưỡng, chất thải trong tế bào và mô; duy trì nhiệt độ bình thường của cơ thể. Nếu thiếu nước, quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật sẽ bị chậm hoặc ngừng lại, thậm chí là chết.

→ Kết luận: Hằng ngày, cần cung cấp đủ nước cho cơ thể thông qua việc uống nước, ăn đồ ăn có chứa nước, không nhịn khát. Tuy nhiên, cũng không nên uống quá nhiều nước một lúc.

Bài 37.5 trang 83 SBT Khoa học tự nhiên 7Vận dụng kiến thức về ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật, hãy đề xuất các biện pháp canh tác giúp cây trồng sinh trưởng tốt, cho năng suất cao theo mẫu sau:

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

Yếu tố bên ngoài

Biện pháp canh tác

Nhiệt độ

Làm nhà kính trồng cây nhằm ổn định nhiệt độ khi môi trường quá nóng hay quá lạnh; phủ rơm rạ trên mặt đất sau khi gieo hạt, giữ ấm giúp sự nảy mầm thuận lợi.

Ánh sáng

Trồng xen cây có nhu cầu ánh sáng khác nhau, làm luống tạo khoảng cách tránh sự che lấp ánh sáng lẫn nhau.

Chất dinh dưỡng

Bón phân hợp lí theo nhu cầu của cây trồng, trồng luân phiên các loại cây khác nhau trên một khu đất.

Độ ẩm

Tưới tiêu chủ động đảm bảo giữ độ ẩm thích hợp với mỗi loại cây trồng.

Bài 37.6 trang 83 SBT Khoa học tự nhiên 7: Ghép các thông tin trong cột A với cột B trong bảng sau sao cho phù hợp.

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

1 – b: Sự sinh trưởng và phát triển của cây chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố từ bên trong cơ thể là chất kích thích và chất ức chế.

2 – d: Chất kích thích làm cho cây sinh trưởng và phát triển nhanh.

3 – a: Chất ức chế kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

4 – e: Con người đã sử dụng chất kích thích để kích thích sự ra hoa hoặc tạo quả của cây trồng.

5 – c: Con người đã sử dụng chất ức chế kìm hãm sự nảy mầm để bảo quản nông sản.

Bài 37.7 trang 83 SBT Khoa học tự nhiên 7Vận dụng kiến thức về các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật, em hãy đề xuất các biện pháp trong chăn nuôi để vật nuôi sinh trưởng tốt, cho năng suất cao theo mẫu sau:

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

Yếu tố tác động

Biện pháp trong chăn nuôi

Dinh dưỡng

Cho vật nuôi ăn uống đầy đủ cả lượng và chất, phù hợp với đặc điểm dinh dưỡng của mỗi loài vật nuôi.

Nhiệt độ

Xây chuồng, trại có khả năng chống nóng, chống lạnh, sử dụng các thiết bị sưởi ấm hay làm mát khi nhiệt độ quá thấp hay quá cao.

Ánh sáng

Thiết kế nơi ở cho vật nuôi có ánh sáng phù hợp với mỗi loài; thường xuyên dọn nơi ở của vật nuôi sạch sẽ, khô thoáng.

Chất kích thích

sinh trưởng

Sử dụng chất kích thích sinh trưởng cho vật nuôi đúng liều lượng, đúng thời điểm giúp tăng năng suất mà không gây hại cho người sử dụng sản phẩm chăn nuôi.

Bài 37.8 trang 84 SBT Khoa học tự nhiên 7Vận dụng những hiểu biết về vòng đời của sâu hại, đề xuất biện pháp phòng ngừa và diệt trừ sâu hại để bảo vệ mùa màng. Lấy ví dụ một loài cụ thể.

Lời giải:

- Để phòng ngừa và tiêu diệt sâu hại, cần tìm hiểu vòng đời của sâu hại; có các biện pháp phù hợp để tiêu diệt một giai đoạn trong vòng đời của chúng (tốt nhất là giai đoạn trứng hoặc ấu trùng); đánh giá mức độ thành công của biện pháp để có kế hoạch điều chỉnh nhằm bảo vệ mùa màng tốt hơn.

- Ví dụ: Để tiêu diệt muỗi, người ta thường loại bỏ các vũng nước đọng để tránh muỗi đẻ trứng vào đó hay tiêu diệt ấu trùng, vì đây là các giai đoạn dễ tác động nhất trong vòng đời của chúng.

Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 36: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Bài 38: Thực hành: Quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số sinh vật

Bài 39: Sinh sản vô tính ở sinh vật

Bài 40: Sinh sản hữu tính ở sinh vật

Lý thuyết KHTN 7 Bài 37: Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn

I. CÁC NHÂN TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

Sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật chịu sự tác động của các nhân tố như nhiệt độ, ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng và hormone,…

1. Nhiệt độ

- Mỗi loài sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ thích hợp (khoảng thuận lợi).

- Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển, đặc biệt là đối với thực vật và động vật biến nhiệt.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 37: Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn

Sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi ở các nhiệt độ khác nhau

- Để động vật sinh trưởng và phát triển bình thường khi trời lạnh, cần bổ sung thêm thức ăn cho động vật để chống rét.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 37: Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn

Bổ sung thức ăn cho vật nuôi vào mùa đông

2. Ánh sáng

- Ở thực vật, ánh sáng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và thời gian ra hoa.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 37: Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn

Ánh sáng ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của thực vật

- Ở động vật:

+ Ánh sáng mặt trời giúp tổng hợp vitamin D – chất đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ calcium để hình thành xương, từ đó, tác động đến sự sinh trưởng của cơ thể.

+ Ánh sáng cũng giúp động vật thu thêm nhiệt từ môi trường và giảm mất nhiệt trong những ngày trời rét để tập chung các chất cho sự sinh trưởng và phát triển.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 37: Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn

Tập tính phơi nắng ở một số động vật

3. Nước

- Nước tham gia vào quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng nên ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

- Ví dụ:

+ Ở thực vật, nước là nguyên liệu cho quá trình quang hợp để tổng hợp các chất hữu cơ giúp cây lớn lên.

+ Ở động vật, nước là nguyên liệu và môi trường cho quá trình tổng hợp các chất xây dựng cơ thể.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 37: Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn

Nước cần cho sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật

- Nếu thiếu nước, quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật sẽ bị chậm lại hoặc ngừng lại, thậm chí là chết.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 37: Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn

Cây chết do thiếu nước

4. Chất dinh dưỡng

- Nếu thiếu chất dinh dưỡng, sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật bị ảnh hưởng.

+ Ở động vật, nếu thiếu chất dinh dưỡng đặc biệt là protein thì sẽ chậm lớn, gầy yếu, sức đề kháng kém.

+ Ở thực vật, thiếu các nguyên tố khoáng đặc biệt là nitrogen thì quá trình sinh trưởng bị ức chế, thậm chí là chết.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 37: Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn

Thiếu chất dinh dưỡng ở sinh vật

- Nếu thừa chất dinh dưỡng, quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật cũng bị ảnh hưởng.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 37: Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn

Béo phì gây ra nhiều bệnh đối với con người

II. ỨNG DỤNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN TRONG THỰC TIỄN

1. Ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong trồng trọt

a) Điều khiển sinh trưởng và phát triển bằng các yếu tố bên ngoài

- Con người đã chủ động thực hiện các biện pháp điều khiển các yếu tố bên ngoài như chiếu sáng nhân tạo, trồng cây trong nhàkính, bón phân, tưới nước hợp lí,… để thúc đẩy sinh trưởng và phát triển ở thực vật, nhằm tăng năng suất cây trồng.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 37: Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn

Một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở thực vật

b) Điều khiển sinh trưởng và phát triển bằng các nhân tố bên trong

- Con người đã tổng hợp và sử dụng các chất kích thích và ức chế sinh trưởng nhân tạo trong trồng trọt với nhiều mục đích khác nhau:

+ Dùng các chất kích thích để kích thích cây ra rễ, ra hoa, thúc hạt nảy mầm, kích thích tăng chiều cao, phát triển lá, tạo quả,….

+ Dùng các chất ức chế để kìm hãm sự nảy mầm của củ, hạt để bảo quản, kìm hãm sự phát triển của thân và lá để duy trì hình dáng của cây cảnh,…

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 37: Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn

Điều khiển sinh trưởng và phát triển bằng hormone nhân tạo ở một số thực vật

2. Ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong chăn nuôi

- Để vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao, cần cho vật nuôi ăn uống đầy đủ, chăm sóc chuồng trại thường xuyên, chú ý chống nóng, chống rét cho vật nuôi,…

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 37: Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn

Chăm sóc vật nuôi, vệ sinh chuồng trại

- Con người còn sử dụng các chất kích thích sinh trưởng trộn lẫn vào thức ăn giúp vật nuôi lớn nhanh. Tuy nhiên, khi sử dụng các chất kích thích sinh trưởng nhân tạo cho vật nuôi dùng làm thực phẩm cho con người cần chú ý tuân thủ các nguyên tắc nhất định về liều lượng, thời điểm, đối tượng để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

3. Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật trong phòng trừ sinh vật gây hại

- Dựa vào hiểu biết về sinh trưởng, phát triển của sinh vật gây hại như sâu, bướm,…, chúng ta có thể có các biện pháp phòng trừ thích hợp bằng cách cắt đứt một giai đoạn nào đó trong vòng đời của chúng.

- Ví dụ: Để diệt trừ muỗi, người ta thường loại bỏ các vũng nước đọng để tránh muỗi đẻ trứng vào đó hay tiêu diệt ấu trùng vì đây là các giai đoạn dễ tác động nhất trong vòng đời của chúng.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 37: Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn

Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của muỗi

Đánh giá

5

1 đánh giá

1
Hậu

Hậu

2024-03-15 19:38:17
Quá hay