Chú rùa màu vàng bò từ A đến B theo đường màu đỏ, chú rùa màu nâu bò từ B đến A theo đường màu xanh

239

Với giải Bài 4 trang 109 Toán lớp 5 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 27: Đường tròn. Chu vi và diện tích hình tròn giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 5. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán lớp 5 Bài 27: Đường tròn. Chu vi và diện tích hình tròn

Giải Toán lớp 5 trang 109 Bài 4: Chú rùa màu vàng bò từ A đến B theo đường màu đỏ, chú rùa màu nâu bò từ B đến A theo đường màu xanh (như hình vẽ). Hỏi chú rùa nào bò quãng đường dài hơn?

Toán lớp 5 Kết nối tri thức Bài 27: Đường tròn. Chu vi và diện tích hình tròn (trang 105) | Giải Toán lớp 5

Lời giải:

Toán lớp 5 Kết nối tri thức Bài 27: Đường tròn. Chu vi và diện tích hình tròn (trang 105) | Giải Toán lớp 5

Bán kính đường tròn đường kính AB là:

3 + 1 + 5 = 9 (dm)

Nửa chu vi đường tròn đường kính AB hay quãng đường Rùa nâu đi là:

3,14 × 9 = 28,26 (dm)

Nửa chu vi đường tròn đường kính AD hay quãng đường Rùa vàng đi từ A tới D là:

3,14 × 3 = 9,42 (dm)

Nửa chu vi đường tròn đường kính DC hay quãng đường Rùa vàng đi từ D đến C là:

3,14 × 1 = 3,14 (dm)

Nửa chu vi đường tròn đường kính CD hay quãng đường Rùa vàng đi từ C đến B là:

3,14 × 5 = 15,7 (dm)

Quãng đường Rùa vàng đi là:

9,42 + 3,14 + 15,7 = 28,26 (dm)

Vậy hai chú rùa bò quãng đường như nhau.

Lý thuyết Đường tròn. Chu vi và diện tích hình tròn

1. Đường tròn. Vẽ đường tròn có tâm và bán kính cho trước

Lý thuyết Đường tròn. Chu vi và diện tích hình tròn lớp 5 (Kết nối tri thức) hay, chi tiết (ảnh 1)

* Dùng com pa để vẽ đường tròn tâm O bán kính 2 cm.

Lý thuyết Đường tròn. Chu vi và diện tích hình tròn lớp 5 (Kết nối tri thức) hay, chi tiết (ảnh 2)

Đặt một đầu com pa ở vị trí vạch 0 cm của thước kẻ, đầu còn lại ở vị trí vạch 2 cm của thước kẻ.

• Trên tờ giấy, đặt đầu nhọn com pa tại điểm O, sau đó quay com pa một vòng.

• Đầu chì vạch trên tờ giấy đường tròn tâm O bán kính 2 cm.

2. Chu vi hình tròn

Lý thuyết Đường tròn. Chu vi và diện tích hình tròn lớp 5 (Kết nối tri thức) hay, chi tiết (ảnh 3)

Muốn tính chu vi hình tròn, ta lấy số 3,14 nhân với đường kính.

Hoặc: Muốn tính chu vi hình tròn, ta lấy số 3,14 nhân với bán kính rồi nhân với 2.

C = 3,14 × d hoặc C = 3,14 × r × 2.

Trong đó: C là chu vi hình tròn,

                 d là đường kính hình tròn,

                 r là bán kinh hình tròn.

Ví dụ:

Chu vi hình tròn đường kính 2 dm là:

3,14 x 2 = 6,28 (dm)

Chu vi hình tròn bán kính 5 m là:

3,14 x 5 x 2 = 31,4 (m).

3. Diện tích hình tròn

Lý thuyết Đường tròn. Chu vi và diện tích hình tròn lớp 5 (Kết nối tri thức) hay, chi tiết (ảnh 4)

Muốn tính diện tích hình tròn ta lấy số 3,14 nhân với bán kính rồi nhân với bán kính:

S = 3,14 × r × r.

Trong đó: S là diện tích hình tròn, r là bán kính hình tròn.

Ví dụ:

Diện tích hình tròn bán kính 10 cm là:

3,14 x 10 x 10 = 314 (cm²).

Đánh giá

0

0 đánh giá