Lời giải bài tập Công nghệ lớp 9 Ôn tập Chương 1 trang 28 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm Ôn tập Chương 1 từ đó học tốt môn Công nghệ 9.
Giải bài tập Công nghệ lớp 9 Ôn tập Chương 1 trang 28
Câu 1 trang 28 Công nghệ 9: Hãy nối hình ảnh với tên phương pháp bảo quản tương ứng.
Trả lời:
Câu 2 trang 29 Công nghệ 9: Hãy kể tên các chất dinh dưỡng có trong những loại thực phẩm dưới đây:
Trả lời:
Thực phẩm |
Các chất dinh dưỡng |
Cách lựa chọn thực phẩm |
Lưu ý khi chế biến và bảo quản |
a |
protein |
Có màu hồng, săn chắc, da mỏng, khi lấy ngón tay ấn vào thịt mà không để lại dấu vết, không có mùi ôi thiu, mùi thuốc kháng sinh. |
Bảo quản ngăn mát. Nếu để lâu phải bảo quản ngăn đông lạnh. |
b |
chất khoáng |
Chọn con còn sống, đang di chuyển; ấn mạnh tay lên yếm, nếu cứng và không bị lún xuống là nhiều thịt, ... |
Chế biến ngay khi còn sống. |
c |
carbohydrate |
Chọn củ khoai nhẵn, to vừa phải, không bị hà. |
Bảo quản bên ngoài tủ lạnh. |
d |
chất khoáng, chất xơ |
Bó rau dài, ít lá, thân dài, màu xanh mướt, cuống nhỏ, đốt thưa, bấm thấy giòn. |
Bảo quản ngăn mát tủ lạnh. |
e |
protein, vitamin |
Chọn quả tươi, không quá chín, vỏ nhẵn. |
Bảo quản ngăn mát tủ lạnh. |
g |
lipid |
Chọn cá còn sống, vảy ướt. |
Bảo quản ngăn mát. Nếu để lâu phải bảo quản ngăn đông lạnh. |
Trả lời:
- Vai trò của protein đối với cơ thể người:
+ Cung cấp năng lượng.
+ Tạo hình.
+ Tham gia vận chuyển chất dinh dưỡng.
+ Điều hòa hoạt động của cơ thể.
- Vai trò của lipid:
+ Cung cấp năng lượng cao cho cơ thể.
+ Tạo hình.
+ Điều hòa hoạt động của cơ thể.
+ Chế biến thực phẩm.
- Vai trò của carbohyate đối với cơ thể người là:
+ Cung cấp năng lượng.
+ Tạo hình.
+ Điều hòa hoạt động của cơ thể.
+ Cung cấp chất xơ cho cơ thể.
Trả lời:
- Vai trò của vitamin đối với cơ thể người:
+ Vitamin A: giúp phát triển, tái tạo các tế bào da, niêm mạc và tăng cường miễn dịch.
+ Vitamin D: kích thích sự phát triển hệ xương, tăng cường quá trình cốt hóa xương.
+ Vitamin B: kích thích ăn uống, góp phần vào sự phát triển của hệ thần kinh.
+ Vitamin C: chống oxy hóa, kích thích quá trình liền sẹo và dự phòng bệnh tim mạch.
- Vai trò của chất khoáng đối với cơ thể người:
+ Sắt: tạo máu.
+ Kẽm: tăng trưởng cà tăng cường hệ miễn dịch, phát triển hệ thống thần kinh trung ương.
+ Iodine: thành phần quan trọng của homone tuyến giáp.
+ Calcium: cấu tạo xương và răng, làm xương và răng chắc khỏe.
+ Natri: điều hòa đường huyết, hỗ trợ hoạt động cơ bắp, bộ não, tim mạch.
- Vai trò của chất xơ đối với cơ thể người:
+ Đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hóa.
+ Hấp phụ những chất có hại trong đường tiêu hóa.
+ Làm khối lượng thức ăn lớn hơn, tạo cảm giác no, cải thiện việc tiêu thụ quá nhiều chất sinh năng lượng, giảm cơn đói với người thừa cân, béo phì.
Trả lời:
* Cách lựa chọn các loại thực phẩm thông dụng để xây dựng chế độ ăn hợp lí, tốt cho sức khoẻ:
- Thực phẩm giàu tinh bột, chất đường, chất xơ.
- Thực phẩm giàu chất đạm.
- Thực phẩm giàu chất béo.
- Thực phẩm giàu vitamin.
- Thực phẩm giàu chất khoáng.
* Nhận xét về chế độ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hằng ngày của em tại gia đình:
Chủ yếu là nhóm thực phẩm giàu chất xơ, đạm.
Trả lời:
* Các phương pháp bảo quản chất dinh dưỡng có trong thực phẩm là:
- Tăng hoặc giảm nhiệt độ.
- Làm khô
- Ướp muối hoặc đường.
- Điều chỉnh độ pH của thực phẩm.
- Sử dụng các chất sát khuẩn.
- Đóng hộp
- Sử dụng tác nhân vật lí.
* Đề xuất một số phương án bảo quản chất dinh dưỡng có trong thực phẩm tại gia đình em:
- Ướp muối.
- Làm khô.
- Giảm nhiệt độ.
Trả lời:
* Thợ chế biến thực phẩm:
Là những người làm nhiệm vụ có liên quan đến việc xử lí nguyên liệu động vật, thực vật thành các mặt hàng thực phẩm để tiêu thụ cho con người và động vật; kiểm tra và đánh giá chất lượng thực phẩm trong quá trình chế biến một cách định kì; chuẩn bị, sơ chế nguyên liệu thực phẩm cho quá trình chế biến; chế biến thực phẩm thành các sản phẩm khác nhau theo nhu cầu; bảo quản thực phẩm chưa sử dụng; phân loại thực phẩm.
* Các phẩm chất cần có của thợ chế biến thực phẩm:
- Tỉ mỉ.
- Cẩn thận.
Trả lời:
- Công việc chính của thợ vận hành máy sản xuất thực phẩm:
+ Vận hành, giám sát máy móc được sử dụng để kiềm chế, gây choáng, giết mổ động vật và để cắt thịt, cá theo tiêu chuẩn.
+ Thiết lập, vận hành và giám sát máy móc và lò nướng để trộn, nướng và chế biến bánh mì, sản phẩm bánh kẹo khác.
+ Vận hành máy móc nghiền, trộn, nấu và lên men ngũ cốc, trái cây để sản xuất bia và sản phẩm liên quan.
+ Vận hành thiết bị làm mứt, kẹo cứng, ...
+ Vận hành thiết bị đông lạnh, sấy khô, nướng, hun khói, tiệt trùng, cô đặc thực phẩm và chất lỏng để chế biến thức ăn.
+ Trộn, nghiền, tách thực phẩm và chất lỏng với các thiết bị khuấy, ép, sàng, lọc.
- Phẩm chất cần có của thợ vận hành máy sản xuất thực phẩm:
+ Cần có sự tập trung.
+ Cẩn thận
+ Tỉ mỉ.
Trả lời:
- Đầu bếp trưởng: là những người làm nhiệm vụ thiết kế thực đơn, tạo ra các món ăn và giám sát việc lập kế hoạch, tổ chức, chuẩn bị và nấu các bữa ăn trong khách sạn, nhà hàng, trên tàu thủy, tàu hỏa chở khách, gia đình riêng và các nơi ăn uống khác.
- Năng lực và phẩm chất cần có của đầu bếp trưởng:
+ Khéo tay, sạch sẽ, nhanh nhẹn, có mắt thẩm mĩ tốt, nhạy cảm với mùi vị.
+ Tỉ mỉ, kiên trì, khéo léo và sáng tạo trong công việc.
Câu 10 trang 29 Công nghệ 9: Trình bày các công việc và phẩm chất của người chuẩn bị đồ ăn nhanh.
Trả lời:
- Công việc của người chuẩn bị đồ ăn nhanh:
+ Chuẩn bị món ăn, đồ uống đơn giản hoặc chế biến sẵn.
+ Rửa, thái, đong và trộn thực phẩm để nấu.
+ Sử dụng thiết bị nấu ăn.
+ Hâm nóng lại thức ăn đã chuẩn bị trước.
+ Làm sạch khu vực chuẩn bị thực phẩm, khu vực và dụng cụ nấu ăn.
+ Nhận và phục vụ món ăn, đồ uống tại các địa điểm ăn uống chuyên phục vụ nhanh và thức ăn mang theo.
- Phẩm chất của người chuẩn bị đồ ăn nhanh:
+ Yêu thích công việc nấu nướng.
+ Cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì.
Xem thêm các bài giải SGK Công nghệ lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 1: Thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm
Bài 2: Lựa chọn và bảo quản thực phẩm
Bài 3: Một số ngành nghề liên quan đến chế biến thực phẩm
Bài 4: An toàn lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm
Bài 5: Dự án: Tính toán chi phí bữa ăn theo thực đơn
Bài 6: Chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt
Bài 7: Chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt