Giải Sinh Học 12 Bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào

3.6 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Sinh Học lớp 12 Bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào lớp 12.

Bài giảng Sinh học 12 Bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào

Giải bài tập Sinh Học lớp 12 Bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi thảo luận số 1 trang 79 SGK Sinh học 12: Với những kiến thức đã học, các em hãy đề xuất cách thức nhận biết sơ bộ các cây tứ bội trong số những cây lưỡng bội.

Phương pháp giải:

Cây tứ bội có bộ NST 4n khác với cây lưỡng bội 2n

Trả lời:

Có thể phân biệt cây tứ bội trong các cây lưỡng bội bằng cách:

- Quan sát hình thái bên ngoài: Cây tứ bội có cơ quan sinh dưỡng, sinh sản lớn hơn cây lưỡng bội

- Quan sát tế bào: Cây tứ bội có bộ NST khác cây lưỡng bội, mỗi nhóm gồm 4NST

- Phân tích hóa sinh: Cây tứ bội có hàm lượng các chất cao hơn rất nhiều so với cây lưỡng bội.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 2 trang 80 SGK Sinh học 12: Nếu bạn có 1 con chó mang kiểu gen quý hiếm, làm thế nào bạn có thể tạo ra nhiều con chó có kiểu gen y hệt như con chó của bạn?

Trả lời:

Để tạo ra nhiều con chó có kiểu gen y hệt con chó ban đầu chúng ta có thể sử dụng phương pháp nhân bản vô tính và cấy truyền phôi.

B1: Lấy nhân tế bào sinh dưỡng của con chó đó đưa vào tế bào trứng đã loại nhân

B2: Nuôi cấy trong ống nghiệm để phôi phân chia sau đó phân cắt thành nhiều phôi khác nhau,

B3: Đưa các phôi vào tử cung 1 con chó cái cho mang thai.

Câu hỏi và bài tập (trang 82 SGK Sinh học lớp 12)

Câu 1 trang 82 SGK Sinh học 12: Giả sử có một giống cây cà chua có gen A quy định một tính trạng không mong muốn (dễ mắc bệnh X). Hãy nêu quy trình tạo thể đột biến có kiểu gen aa có khả năng kháng bệnh X.

Trả lời:

Có thể dùng phương pháp gây đột biến bằng tia phóng xạ. Ví dụ, xử lí hạt giống bằng tia phóng xạ để gây đột biến rồi sau đó gieo hạt lên thành cây và cho các cây con nhiễm tác nhân gây bệnh. Sau đó chọn lọc ra các cây có khả năng kháng bệnh. Những cây có khả năng kháng bệnh cho lai với nhau hoặc cho tự thụ phẩn để tạo ra các dòng thuần.

Câu 2 trang 82 SGK Sinh học 12: Có hai giống lúa, một giống có gen quy định khả năng kháng bệnh X và một giống có gen quy định khả năng kháng bệnh Y. Bằng cách gây đột biến người ta có thể tạo ra giống mới có cả hai gen kháng bệnh X và Y được không? Giải thích cách tiến hành thí nghiệm. Biết rằng gen quy định bệnh X và gen quy định bệnh Y nằm trên hai NST tương đồng khác nhau.

Trả lời:

+ Có thể lai hai giống cây với nhau rồi sau đó xử lí con lai bằng tác nhân đột biến nhằm tạo ra các đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể chứa cả hai gen có lợi.

+ Từ đó chọn lọc cây có kiểu hình mong muốn.

+ Tạo dòng thuần chủng.

Câu 3 trang 82 SGK Sinh học 12: Trình bày quy trình tạo giống cây khác loài bằng phương pháp lai tế bào xôma.

Trả lời:

Lai tế bào xôma hay dung hợp tế bào trần, cũng là một kĩ thuật hiện đại góp phần tạo nên giống lai khác loài ở thực vật.

- Để cho hai tế bào thực vật 2n (tế bào sinh dưỡng) có thể dung hợp với nhau thành một tế bào thống nhất, người ta cần phải loại bỏ thành tế bào trước khi đem lai -> tạo ra tế bào trần.

- Sau đó cho các tế bào đã mất thành tế bào (tế bào trần) của hai loài vào trong môi trường đặc biệt để chúng dung hợp với nhau -> tạo tế bào lai.

- Cho tế bào lai vào nuôi cấy trong môi trường nuôi cấy đặc biệt cho chúng phân chia và tái sinh thành cây lai.

Câu 4 trang 82 SGK Sinh học 12: Giải thích quy trình nhân bản vô tính ở động vật và nêu ý nghĩa thực tiễn của phương pháp này.

Trả lời:

Quy trình nhân bản vô tính động vật:

Lấy trứng ra khỏi cơ thể → Loại bỏ nhân của trứng →Lấy nhân của tế bào vú đưa vào tế bào trứng → Nuôi trứng trong ống nghiệm để phát triển thành phôi → Cấy phôi và tử cung của con cái cùng loài cho mang thai

Nhân bản được những cá thể động vật quý hiếm có kiểu gen giống cá thể cho nhân

VD: Nhân bản cừu Dolly 

Giải Sinh Học 12 Bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào (ảnh 1)

Câu 5 trang 82 SGK Sinh học 12: Hãy chọn một loài cây thích hợp trong số loài cây nêu dưới dây để có thể áp dụng chất cônsixin nhằm tạo giống mới đem lại hiệu quả kinh tế cao.

A. Cây lúa                                         B. Cây đậu tương

C. Cây củ cải đường                           D. Cây ngô

Phương pháp giải:

Sử dụng conxixin gây đột biến đa bội.

Trả lời:

Sử dụng conxixin gây đột biến đa bội, phương pháp này được áp dụng cho các loài lấy cơ quan sinh dưỡng: thân, củ, lá...

Chọn C

Lý thuyết Bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào

I. Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến

1. Quy trình

- Xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến.

- Chọn lọc các cá thể đột biến có kiểu hình mong muốn.

- Tạo dòng thuần chủng.

2. Một số thành tựu tạo giống bằng gây đột biến ở Việt Nam

- Tạo được nhiều chủng VSV, nhiều giống lúa, đậu tương… có nhiều đặc tính quý.

Giải Sinh Học 12 Bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào (ảnh 2)

- Sử dụng Cônsixin tạo được dâu tằm tứ bội 4n.

- Xử lí NMU/Táo Gia Lộc → Táo má hồng cho năng suất cao, phẩm chất tốt, 02 vụ/năm.

- Sản xuất penicillin, vacxin...

II. Tạo giống bằng công nghện tế bào

1. Công nghệ tế bào thực vật

- Nuôi cấy mô, tế bào trong ống nghiệm → cây mới: Nhân nhanh các giống cây quý, tạo sự đồng nhất kiểu gen của quần thể cây trồng.

- Lai tế bào sinh dưỡng (Dung hợp hai tế bào trần) → tạo giống lai khác loài ở thực vật.

Giải Sinh Học 12 Bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào (ảnh 3)
Giải Sinh Học 12 Bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào (ảnh 4)

- Nuôi cấy hạt phấn, noãn chưa thụ tinh trong ống nghiệm → cây đơn bội (n) cây lưỡng bội (2n).

2. Công nghệ tế bào động vật

a. Nhân bản vô tính động vật

Giải Sinh Học 12 Bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào (ảnh 5)

Quy trình nhân bản cừu Dolly

- Tách nhân tế bào của cơ thể cần nhân bản và chuyển vào trứng đã hủy nhân → tế bào chứa nhân 2n của động vật cần nhân bản → Nuôi tế bào chuyển nhân trong ống nghiệm cho phát triển thành phôi → Cấy phôi vào tử cung cái giống cho mang thai, sinh sản bình thường.

- Tạo được nhiều vật nuôi cùng mang các gen quý.

b. Cấy truyền phôi

- Phôi được tách thành nhiều phôi → tử cung các vật cái giống → mỗi phôi sẽ phát triển thành một cơ thể mới.

Sơ đồ tư duy Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào:

Giải Sinh Học 12 Bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào (ảnh 6)
Đánh giá

0

0 đánh giá