Hãy thu thập tài liệu, viết báo cáo ngắn về một sản phẩm nông nghiệp (cây trồng, vật nuôi) hoặc

152

Với giải Vận dụng 2 trang 57 Địa Lí 12 Cánh diều chi tiết trong Bài 10: Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa Lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí 12 Bài 10: Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản

Vận dụng 2 trang 57 Địa Lí 12: Hãy thu thập tài liệu, viết báo cáo ngắn về một sản phẩm nông nghiệp (cây trồng, vật nuôi) hoặc hoạt động nuôi trồng thủy sản ở địa phương em.

Lời giải:

NA CHI LĂNG QUẢ NGỌT MIỀN BIÊN VIỄN

Huyện Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn được nhiều người biết đến là “thủ phủ” của cây na với tổng diện tích trên 2200ha. Na Chi Lăng nổi tiếng với chất lượng hình quả to đều, căng mịn, kẽ mắt trắng hồng, cùi dày, ngọt thanh, ít hạt. Trong những năm đầu, khi cây na mọc trên núi đá Chi Lăng, từ là giống cây thử nghiệm, nhiều hộ dân trong vùng đã chuyển hẳn từ trồng sắn sang trồng na. Dần dần, với chất lượng khác biệt, và nhờ tuyến Quốc lộ 1 đi qua địa bàn huyện được xây dựng nâng cấp rộng đẹp, na Chi Lăng đã được tới với thị trường cả nước và đem lại hiệu quả cho bà con. Cây na theo chân đồng bào dân tộc Tày, Nùng lên những đỉnh núi có độ cao gần 800m rồi vào thung lũng. Nơi nào bước chân người dân đến được nơi đó có na. Không phải tự nhiên mà na Chi Lăng lại trở thành sản phẩm nổi tiếng, đặc biệt. Hầu như na Chi Lăng đều được trồng trên những vách núi đá vôi cao chót vót. Có lẽ bởi vậy mà na Chi Lăng ngọt và thơm đặc biệt vì ngoài yếu tố về thổ nhưỡng, ở đó còn đong chứa bao giọt mồ hôi tâm sức của nhiều thế hệ nông dân Chi Lăng đã biến núi đá khô cằn thành đất màu dinh dưỡng. Trước đây, điện sinh hoạt còn khó khăn bà con phải dùng tời kéo tay. Nhưng giờ việc kéo điện lên núi canh tác đã phổ biến, nhờ tời máy mà công việc chăm sóc và thu hoạch na đã giảm đi vất vả. Những trái na thơm mọng theo hệ thống ròng rọc mà xuống núi, lên những chuyến xe đi khắp mọi miền Tổ quốc, gửi gắm vị ngọt thanh, ấm áp tình người xứ Lạng.

Đánh giá

0

0 đánh giá