Giải SGK Địa Lí 12 Bài 14 (Cánh diều): Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

0.9 K

Lời giải bài tập Địa Lí lớp 12 Bài 14: Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Địa Lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí 12 Bài 14: Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Mở đầu trang 73 Địa Lí 12: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp có vai trò quan trọng trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, phù hợp với sự phát triển các ngành công nghiệp theo hướng hiện đại, phát triển xanh và bền vững. Vậy ở nước ta có các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp chủ yếu nào? Vai trò, tình hình hoạt động và phân bố ra sao?

Lời giải:

Hình thức

Vai trò, tình hình hoạt động và phân bố

Khu công nghiệp

- Thu hút vốn đầu tư, đẩy mạnh tăng trưởng sản xuất, thúc đẩy liên kết ngành và vùng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,…

- Cả nước có 397 khu công nghiệp, 292 khu đi vào hoạt động, gần 4,1 triệu lao động.

- Tập trung ở Đông Nam Bộ, ĐB sông Hồng, ĐB sông Cửu Long.

Khu công nghệ cao

- Xây dựng năng lực nghiên cứu, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư, xây dựng các ngành công nghiệp công nghệ cao,…

- Cả nước có 4 khu công nghệ cao.

Trung tâm công nghiệp

- Là hạt nhân phát triển vùng và địa phương.

- Ngày càng phát triển và rất đa dạng.

- Các trung tâm rất lớn (TP Hồ Chí Minh, Hà Nội), các trung tâm lớn (Phổ Yên, Từ Sơn), các trung tâm trung bình (Bắc Giang, Dung Quất), các trung tâm nhỏ, phân bố rộng khắp cả nước.

 

I. Khu công nghiệp

Câu hỏi trang 74 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin bài học, hãy phân tích hình thức khu công nghiệp ở nước ta.

Lời giải:

- Là khu vực có ranh giới địa lí xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và cung ứng dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.

- Hình thành gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đóng góp tích cực về nhiều mặt: thu hút vốn đầu tư, đẩy mạnh tăng trưởng sản xuất, thúc đẩy liên kết ngành và vùng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng năng suất lao động và chất lượng nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường, thúc đẩy thương mại và đầu tư.

- Đến hết năm 2021, cả nước có 397 khu công nghiệp đã được thành lập, 292 khu đã đi vào hoạt động, gần 4,1 triệu lao động đang làm việc.

- Tập trung ở Đông Nam Bộ, ĐB sông Hồng, ĐB sông Cửu Long.

- Các khu công nghiệp đang chuyển đổi và xây dựng theo mô hình khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp – đô thị - dịch vụ; vận hành và quản lí theo mô hình doanh nghiệp số và chính phủ số.

II. Khu công nghiệp cao

Câu hỏi trang 75 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin bài học, hãy phân tích hình thức khu công nghệ cao ở nước ta.

Lời giải:

- Là nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao. Có ranh giới xác định, cho Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.

- Có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của khoa học – công nghệ và nền kinh tế; góp phần xây dựng năng lực nghiên cứu, phát triển trong lĩnh vực công nghệ cao; tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư; góp phần xây dựng các ngành công nghiệp công nghệ cao; nâng cao trình độ công nghệ sản xuất và cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa.

- Cả nước có 4 khu công nghệ cao: Hòa Lạc, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Công nghệ sinh học Đồng Nai. Đang quy hoạch các khu công nghệ cao ở Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Đồng Nai, Bình Dương.

III. Trung tâm công nghiệp

Câu hỏi trang 75 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin và hình 13.3, hãy phân tích hình thức trung tâm công nghiệp ở nước ta.

Dựa vào thông tin và hình 13.3 hãy phân tích hình thức trung tâm công nghiệp ở nước ta

Lời giải:

- Là nơi tập trung hoạt động công nghiệp gắn với đô thị lớn và vừa. Mỗi trung tâm công nghiệp thường có một hay một số ngành chuyên môn hóa, là hạt nhân phát triển vùng và địa phương.

- Ngày càng phát triển và rất đa dạng, phân loại dựa vào vai trò trong phân công lao động theo lãnh thổ, quy mô giá trị sản xuất công nghiệp, tính chất chuyên môn hóa,…

- Chia thành: các trung tâm rất lớn (TP Hồ Chí Minh, Hà Nội), các trung tâm lớn (Phổ Yên, Từ Sơn), các trung tâm trung bình (Bắc Giang, Dung Quất), các trung tâm nhỏ (chiếm đa số), phân bố rộng khắp cả nước.

Luyện tập & Vận dụng (trang 75)

Luyện tập 1 trang 75 Địa Lí 12: Lập sơ đồ hệ thống hóa các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta theo gợi ý: tên hình thức, vai trò, tình hình hoạt động.

Lời giải:

Lập sơ đồ hệ thống hóa các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Vận dụng 2 trang 75 Địa Lí 12: Hãy thu thập tài liệu, viết báo cáo ngắn về một hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp có ở thành phố, thị xã, huyện nơi em sinh sống.

Lời giải:

Khu công nghiệp Sông Trà – Thái Bình

Khu công nghiệp Sông Trà là khu công nghiệp đa năng thuộc địa phân 2 xã Tân Bình, thành phố Thái Bình và xã Tân Phong, huyện Vũ Thư.

Với diện tích lên tới 178,58 ha trong đó diện tích khu công nghiệp chếm 150.48 ha. Khu công nghiệp nằm trên trục giao thông đường bộ quan trọng như đường QL10, nối Quảng Ninh - Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình, hoặc cạnh đường sông của hệ thống sông Thái Bình, ven biển như Thái Thụy, Tiền Hải. Mặt khác các khu công nghiệp gần sân bay như Cát Bi, cảng biển quốc gia Hải Phòng, Lạch Huyện, Cái Lân - Quảng Ninh.

KCN Sông Trà được định hướng trở thành một tổ hợp khu công nghiệp – khu đô thị hiện đại khép kín, thân thiện với môi trường. Khu công nghiệp hoan nghênh các loại hình sản xuất kinh doanh sạch và ít độc hại như lắp ráp, chế tạo,… Ngoài ra còn tổ chức thêm cảng sông, kho, bến bãi,…

Xem thêm các bài giải bài tập Địa Lí lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 13. Vấn đề phát triển công nghiệp

Bài 14. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Bài 15. Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích tình hình phát triển các ngành công nghiệp ở nước ta

Bài 16. Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông

Bài 17. Thương mại và du lịch

Bài 18. Thực hành: Tìm hiểu thực tế về một số hoạt động và sản phẩm dịch vụ của địa phương

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 14. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

I. KHU CÔNG NGHIỆP

- Là khu vực có ranh giới địa lí xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và cung ứng dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.

- Hình thành gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đóng góp tích cực về nhiều mặt: thu hút vốn đầu tư, đẩy mạnh tăng trưởng sản xuất, thúc đẩy liên kết ngành và vùng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng năng suất lao động và chất lượng nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường, thúc đẩy thương mại và đầu tư.

- Đến hết năm 2021, cả nước có 397 khu công nghiệp đã được thành lập, 292 khu đã đi vào hoạt động, gần 4,1 triệu lao động đang làm việc.

- Tập trung ở Đông Nam Bộ, ĐB sông Hồng, ĐB sông Cửu Long.

- Các khu công nghiệp đang chuyển đổi và xây dựng theo mô hình khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp – đô thị - dịch vụ; vận hành và quản lí theo mô hình doanh nghiệp số và chính phủ số.

II. KHU CÔNG NGHỆ CAO

- Là nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao. Có ranh giới xác định, cho Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.

- Có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của khoa học – công nghệ và nền kinh tế; góp phần xây dựng năng lực nghiên cứu, phát triển trong lĩnh vực công nghệ cao; tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư; góp phần xây dựng các ngành công nghiệp công nghệ cao; nâng cao trình độ công nghệ sản xuất và cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa.

- Cả nước có 4 khu công nghệ cao: Hòa Lạc, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Công nghệ sinh học Đồng Nai. Đang quy hoạch các khu công nghệ cao ở Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Đồng Nai, Bình Dương.

III. TRUNG TÂM CÔNG NGHIỆP

Lý thuyết Địa Lí 12 Cánh diều Bài 14: Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

- Là nơi tập trung hoạt động công nghiệp gắn với đô thị lớn và vừa. Mỗi trung tâm công nghiệp thường có một hay một số ngành chuyên môn hóa, là hạt nhân phát triển vùng và địa phương.

- Ngày càng phát triển và rất đa dạng, phân loại dựa vào vai trò trong phân công lao động theo lãnh thổ, quy mô giá trị sản xuất công nghiệp, tính chất chuyên môn hóa,…

- Chia thành: các trung tâm rất lớn (TP Hồ Chí Minh, Hà Nội), các trung tâm lớn (Phổ Yên, Từ Sơn), các trung tâm trung bình (Bắc Giang, Dung Quất), các trung tâm nhỏ (chiếm đa số), phân bố rộng khắp cả nước.

Đánh giá

0

0 đánh giá