Lời giải bài tập Địa Lí lớp 12 Bài 9: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Địa Lí 12. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Địa Lí 12 Bài 9: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Lời giải:
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước nhanh và bền vững.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ: hình thành 6 vùng kinh tế và 4 vùng kinh tế trọng điểm.
- Cơ cấu kinh tế theo thành phần có sự chuyển dịch tích cực.
- Các thành phần kinh tế có vai trò khác nhau, có mối quan hệ và tác động lẫn nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển trong nền kinh tế.
I. Ý nghĩa của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta
Lời giải:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước nhanh và bền vững:
- Phát triển nền kinh tế trên cơ sở khai thác hợp lí các nguồn lực nhằm đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao theo hướng phát triển bền vững.
- Hình thành cơ cấu kinh tế hợp lí theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ, đáp ứng yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, dựa vào khoa học – công nghệ hiện đại, đổi mới sáng tạo.
- Tận dụng hiệu quả các cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 gắn với quá trình hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế số, xã hội số, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
II. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Lời giải:
Cơ cấu kinh tế nước ta có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, được thể hiện rõ nhất ở sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, thành phần kinh tế, lãnh thổ kinh tế và cơ cấu lao động xã hội.
- Cơ cấu ngành kinh tế: các ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao so với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới. GDP tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế.
- Cơ cấu thành phần kinh tế: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo mô hình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chuyển dịch với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế cùng phát triển.
- Cơ cấu lãnh thổ kinh tế: hình thành 6 vùng kinh tế, các vùng kinh tế trọng điểm và vùng kinh tế động lực. Lãnh thổ sản xuất các ngành kinh tế cũng có sự chuyển dịch; xây dựng các khu công nghiệp tập trung, vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản; hình thành vùng sản xuất hàng hóa trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội từng vùng, từ đó tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu.
- Phát triển bền vững: bảo vệ môi trường trong phát triển các ngành kinh tế và quy hoạch lãnh thổ.
III. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, theo lãnh thổ và theo thành phần kinh tế
Câu hỏi trang 43 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin và hình 9.2, hãy:
- Chứng minh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta.
- Giải thích nguyên nhân của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta.
Lời giải:
- Trong những năm qua cơ cấu GDP nước ta có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xu hướng tăng tỉ trọng GDP các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản.
+ Tỉ trọng GDP ngành nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản giảm từ 11% năm 2010 xuống còn 8,7% năm 2021.
+ Tỉ trọng GDP ngành công nghiệp, xây dựng tăng từ 33% năm 2010 lên 37,5% năm 2021.
+ Tỉ trọng GDP ngành dịch vụ tăng từ 40,6% năm 2010 lên 41,2% năm 2021.
- Nguyên nhân của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta là do xu hướng chuyển dịch phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Lời giải:
- Chứng minh:
+ Trên phạm vi cả nước đã hình thành 6 vùng kinh tế và 4 vùng kinh tế trọng điểm; phát triển 4 vùng động lực, các cực tăng trưởng quốc gia là các đầu tàu lôi kéo sự phát triển cả nước. Xây dựng các trung tâm kinh tế, chính sách phát triển khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.
+ Tổ chức không gian các ngành kinh tế thay đổi theo hướng hiện đại. Trong nông nghiệp hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn các sản phẩm chủ lực. Trong công nghiệp đã thành lập và đi vào hoạt động các khu công nghiệp, khu chế xuất. Trong dịch vụ đã hình thành các khu vực động lực phát triển du lịch, các trung tâm du lịch cấp quốc gia và vùng; các trung tâm dịch vụ, thương mại, tài chính, ngân hàng mang tầm khu vực và thế giới.
- Giải thích: sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ là nhằm phát huy lợi thế của các vùng, tăng cường tính liên kết nội vùng và liên vùng, hình thành cơ cấu lãnh thổ hợp lí, tạo không gian phát triển mới.
Lời giải:
- Chứng minh: trong những năm qua, cơ cấu thành phần kinh tế nước ta có sự chuyển dịch mạnh mẽ và được thể hiện ở sự thay đổi về tỉ trọng của các thành phần kinh tế trong đóng góp vào GDP của cả nước.
+ Kinh tế Nhà nước giảm tỉ trọng, giảm từ 29,3% (2010) xuống còn 21,2% (2021).
+ Kinh tế ngoài Nhà nước tăng tỉ trọng, tăng từ 43% (2010) lên 50% năm 2021.
+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng tỉ trọng, từ 15,2% (2010) lên 20% năm 2021.
- Giải thích: sự chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế là tích cực và phù hợp với đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Lời giải:
- Kinh tế Nhà nước: là công cụ, lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước ổn định kinh tế vĩ mô, định hướng và điều tiết, dẫn dắt, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, khắc phục các điểm yếu của cơ chế thị trường. Đây là thành phần kinh tế quan trọng, chủ chốt của nền kinh tế nước ta. Ví dụ: Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
- Kinh tế ngoài Nhà nước:
+ Kinh tế tập thể, hợp tác xã: có vai trò cung cấp dịch vụ cho các thành viên, liên kết phối hợp sản xuất kinh doanh, bảo vệ quyền lợi và tạo điều kiện để các thành viên nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững. Ví dụ: Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp.
+ Kinh tế tư nhân: là một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế, được tạo mọi điều kiện để phát triển, được hỗ trợ đổi mới, sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ, nâng cao năng suất lao động; được khuyến khích hình thành, phát triển những tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, có tiềm lực mạnh, có sức cạnh tranh cao. Ví dụ: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk.
- Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: có vai trò lớn trong huy động nguồn vốn đầu tư, công nghệ, phương thức quản lí hiện đại, mở rộng thị trường xuất khẩu. Ví dụ: Panasonic Industrial Devices Vietnam.
Luyện tập & Vận dụng (trang 45)
Luyện tập 1 trang 45 Địa Lí 12: Dựa vào bảng 9, hãy:
a) Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế ở nước ta.
b) Phân tích ý nghĩa của sự chuyển dịch đó.
Lời giải:
a) Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế ở nước ta.
b) Phân tích ý nghĩa của sự chuyển dịch đó.
- Sự chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế ở nước ta có ý nghĩa tích cực, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Khu vực kinh tế Nhà nước xu hướng giảm tỉ trọng song vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, là định hướng điều tiết, dẫn dắt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
+ Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước xu hướng giảm tỉ trọng nhưng giảm không đáng kể vì đây là khu vực đóng vai trò động lực quan trọng của nền kinh tế, được tạo mọi điều kiện để phát triển đặc biệt là kinh tế tư nhân.
+ Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài xu hướng ngày càng tăng tỉ trọng, sự chuyển dịch này có ý nghĩa lớn trong huy động nguồn vốn đầu tư, công nghệ và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Lời giải:
Thái Bình - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo động lực tăng trưởng
Tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ
Nếu như năm 2020, tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ trong GRDP (không tính thuế sản phẩm) của tỉnh chiếm 72,51% thì đến năm 2021 đã tăng lên 75,07%, năm 2022 chiếm 77,33% và 6 tháng đầu năm 2023 chiếm 77,48%. Sự tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ trong GRDP đã thể hiện hiệu quả việc triển khai các giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển các ngành, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế trên cơ sở chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và chủ động hội nhập quốc tế.
Phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa
Cùng với việc tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ, tỉnh cũng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế, trong đó chú trọng phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững theo hướng hiện đại, sản xuất nông nghiệp hữu cơ và ứng dụng công nghệ sinh học, sản xuất hàng hóa có chất lượng và giá trị gia tăng cao theo nhu cầu của thị trường. Nếu như năm 2020, tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản trong GRDP (không tính thuế sản phẩm) chiếm 27,49% thì đến năm 2021 đã giảm xuống còn 24,93%, năm 2022 còn 22,67% và 6 tháng đầu năm 2023 còn 22,52%. Đến nay, mặc dù diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh giảm hàng năm song sản lượng và năng suất các loại cây trồng vẫn được duy trì tốt.
Xem thêm các bài giải bài tập Địa Lí lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 8. Thực hành: Viết báo cáo về dân số, lao động và việc làm, đô thị hoá
Bài 9. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Bài 10. Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản
Bài 11. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Bài 13. Vấn đề phát triển công nghiệp