Giải SGK Địa Lí 12 Bài 10 (Cánh diều): Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản

1.5 K

Lời giải bài tập Địa Lí lớp 12 Bài 10: Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Địa Lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí 12 Bài 10: Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản

Mở đầu trang 46 Địa Lí 12: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là nhóm ngành có vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nông thôn mới ở nước ta. Vậy nhóm ngành này có những thế mạnh và hạn chế gì? Tình hình phát triển và phân bố của nhóm ngành này ra sao?

Lời giải:

- Thế mạnh và hạn chế của nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

+ Nông nghiệp:

• Thế mạnh: địa hình và đất trồng, khí hậu, nguồn nước, sinh vật; dân cư và lao động, hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ nông nghiệp, khoa học – công nghệ, chính sách, môi trường thể chế.

• Hạn chế: nhiều thiên tai; hạn chế trong liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ, ứng dụng công nghệ cao.

+ Lâm nghiệp:

• Thế mạnh: diện tích rừng lớn, nhiều loại gỗ quý có giá trị, khí hậu nhiệt đới ẩm, khoa học công nghệ gắn với lâm nghiệp, chính sách giao đất, giao rừng, người dân nhiều kinh nghiệm nghề rừng.

• Hạn chế: chất lượng rừng còn thấp, biến đổi khí hậu

+ Thủy sản:

• Thế mạnh: vùng biển nhiệt đới hải sản phong phú, vùng biển rộng đường bờ biển dài, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhân dân nhiều kinh nghiệm, chính sách quản lí.

• Hạn chế: khí hậu diễn biến thất thường, nhiều thiên tai, ô nhiễm môi trước nước, thị trường nhiều biến động.

- Tình hình phát triển và phân bố nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

+ Nông nghiệp:

• Ngành trồng trọt: sản xuất lương thực, sản xuất cây rau đậu, sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả

• Ngành chăn nuôi: chăn nuôi lợn và gia cầm; chăn nuôi trâu, bò; chăn nuôi dê, cừu.

+ Lâm nghiệp: lâm sinh; khai thác, chế biến gỗ và lâm sản

+ Thủy sản: khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản.

I. Vai trò của nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

Câu hỏi trang 46 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin bài học, hãy khái quát vai trò của nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nông thôn mới ở nước ta.

Lời giải:

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản được xem là trụ đỡ của nền kinh tế, là cơ sở để thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Việc đẩy mạnh liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, hình thành các sản phẩm chủ lực gắn với các vùng nguyên liệu trong nông nghiệp, phát triển du lịch nông nghiệp,… tạo cơ sở chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông thôn, từ đó làm thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

II. Nông nghiệp

Câu hỏi trang 48 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin bài học, hãy:

- Phân tích thế mạnh và hạn chế đối với phát triển nền nông nghiệp ở nước ta.

- Nêu ví dụ cụ thể để minh họa cho thế mạnh và hạn chế đó.

Lời giải:

- Thế mạnh và hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

+ Địa hình đồng bằng chiếm ¼ diện tích cả nước thuận lợi quy hoạch vùng chuyên canh lương thực, thực phẩm; địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích thuận lợi hình thành các vùng trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc tập trung. Ví dụ:các đồng bằng châu thổ rộng lớn như Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa tạo thuận lợi phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng sản phẩm. Ví dụ: không chỉ có sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới mà còn có sản phẩm nông nghiệp ôn đới.

+ Nguồn nước: mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều hồ, nước ngầm phong phú. Ví dụ: có 2360 con sông chiều dài trên 10km.

+ Sinh vật: nhiều giống cây trồng, vật nuôi cung cấp nguồn gen quý; các đồng cỏ thuận lợi chăn nuôi gia súc. Ví dụ: các giống cây trồng cam, chanh, xoài, nhãn, vãi, chè, lúa, bông, cà phê,…

+ Thiên tai: bão lũ, hạn hán, độ ẩm không khí cao dễ gây dịch bệnh. Ví dụ: các trận bão lũ làm mùa màng thất thu, hạn hán làm cạn kiệt nguồn nước phục vụ tưới tiêu.

- Thế mạnh và hạn chế về điều kiện kinh tế xã hội:

+ Đông dân, người lao động dồi dào, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, trình độ lao động ngày càng cao. Ví dụ: nước ta có khoảng 53,1% dân số trong độ tuổi lao động năm 2021).

+ Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ nông nghiệp ngày càng phát triển và phân bố rộng khắp. Ví dụ: các nhà máy thủy lợi phân bố ở khắc các khu vực sản xuất nông nghiệp.

+ Khoa học công nghệ ngày càng hiện đại, phát triển, ứng dụng rộng rãi trong sản xuất. Ví dụ: công nghệ sinh học, công nghệ nhà kính, công nghệ cảm biến,…

+ Chính sách, môi trường thể chế thuận lợi, hỗ trợ cho phát triển và đầu tư vào nông nghiệp; tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do. Ví dụ: nước ta tham gia vào Hiệp định Thương mại tự do AFTA.

+ Việc liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế; thị trường thế giới có nhiều biến động về giá cả, sản phẩm nông nghiệp chưa đáp ứng được các yêu cầu tiêu chuẩn của một số thị trường các quốc gia và khu vực. Ví dụ: nhiều sản phẩm trái cây của Việt Nam còn tồn dư cao lượng thuốc bảo vệ thực vật so với giới hạn mà thị trường EU quy định.

Câu hỏi trang 49 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin và hình 10.1, hãy trình bày sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của nước ta.

Dựa vào thông tin và hình 10.1 hãy trình bày sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp

Lời giải:

Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.

- Ngành trồng trọt giảm từ 73,4% năm 2010 xuống còn 60,8% năm 2021, giảm 12,6%. Chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng giá trị sản xuất của các cây trồng có lợi thế so sánh và nhu cầu của thị trường.

- Ngành chăn nuôi tăng từ 25,1% năm 2010 lên 34,7% năm 2021, tăng 9,6%. Xu hướng tăng tỉ trọng thịt gia cầm, trứng, sữa; chăn nuôi lợn và gia súc lớn được duy trì.

- Ngành dịch vụ nông nghiệp tăng từ 1,5% năm 2010 lên 4,5% năm 2021, tăng 3%.

Câu hỏi trang 52 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin và hình 10.2, hãy trình bày về tình hình phát triển và phân bố ngành trồng trọt của nước ta.

Dựa vào thông tin và hình 10.2 hãy trình bày về tình hình phát triển và phân bố ngành trồng trọt

Lời giải:

Trồng trọt hiện là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp ở nước ta với giá trị sản xuất không ngừng tăng, năm 2021 đạt 60,8% giá trị sản xuất nông nghiệp cả nước. Cơ cấu ngành trồng trọt đa dạng: cây hàng năm (lương thực có hạt, rau, đậu, cây công nghiệp hàng năm), cây lâu năm (cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả) và một số cây trồng khác (nấm, dược liệu, cây cảnh).

- Sản xuất lương thực: lúa là cây trồng chính chiếm gần 88,9% diện tích cây lương thực có hạt. Diện tích trồng lúa có xu hướng giảm song năng suất và sản lượng vẫn tăng. Việt Nam vẫn là nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lúa và xuất khẩu gạo trọng điểm.

- Sản xuất cây rau, đậu: diện tích tăng nhanh, năm 2021 có 1127,4 nghìn ha. Được trồng rộng khắp ở các địa phương trên cả nước. Các tỉnh có diện tích cây rau đậu lớn là: Hà Nội, Hải Dương, Thanh Hóa, Nghệ An,…

- Sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả:

+ Cây công nghiệp lâu năm: chủ yếu là cây công nghiệp nhiệt đới )cà phê, cao su, hồ tiêu,…), một số cây nguồn gốc cận nhiệt (chè, hồi, quế). Diện tích cây lâu năm chiếm hơn 80% tổng diện tích cây công nghiệp cả nước. Trên cả nước đã hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm: cà phê, hồ tiêu trồng nhiều ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ; chè được phát triển chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

+ Cây công nghiệp hàng năm: chủ yếu là mía, lạc, đậu tương. Mía trồng nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Lạc trồng nhiều ở Bắc Trung Bộ và một phần của Tây Nguyên. Đậu tương trồng nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. Các cây trồng khác (đay, cói, dâu tằm, thuốc lá) có diện tích không đáng kể và xu hướng ngày càng thu hẹp dần.

+ Cây ăn quả: phát triển khá mạnh, bao gồm: chuối, xoài, vải, chôm chôm, nhãn, cam, quýt, bưởi,… vùng trồng cây ăn quả lớn nhất hiện nay là đồng bằng sông Cửu Long, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ.

Câu hỏi trang 53 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin và hình 10.2, hãy trình bày về tình hình phát triển của ngành chăn nuôi ở nước ta.

Lời giải:

Ngành chăn nuôi đang từng bước phát triển để trở thành ngành sản xuất quan trọng, năm 2021 chiếm 34,7% giá trị sản xuất nông nghiệp. Các vật nuôi chủ yếu là trâu, bò, lợn, dê và gia cầm. Chăn nuôi trang trại chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật; công nghệ chế biến, giống, thức ăn, thuốc thú y được đầu tư.

- Chăn nuôi lợn và gia cầm:

+ Đàn lợn hơn 23 triệu con, chiếm 60-70% tổng sản lượng thịt các loại.

+ Đàn gia cầm tăng đạt trên 500 triệu con, là nguồn cung cấp sản lượng thịt lớn thứ 2.

- Chăn nuôi trâu, bò:

+ Đàn trâu xu hướng giảm, 2,3 triệu con năm 2021.

+ Đàn bò xu hướng tăng nhanh cả bò thịt và bò sữa. 2021 tổng lượng đàn bò là hơn 6 triệu con,

- Chăn nuôi dê, cừu: phát triển mạnh do nhu cầu tiêu thụ tăng nhanh. Tổng đàn dê và cừu tăng đạt hơn 3 triệu con 2021 (dê chiếm trên 90% tổng đàn)

Câu hỏi trang 53 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin bài học, hãy nêu các xu hướng phát triển trong nông nghiệp của nước ta.

Lời giải:

- Phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao; phát huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương.

- Phát triển hiệu quả, bền vững theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh, gắn với đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch và phát triển thị trường nông sản cả ở trong và ngoài nước.

- Phát triển nông nghiệp gắn với các dịch vụ du lịch nông nghiệp, nông thôn.

- Phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn; ứng phó với biến đổi khí hậu.

III. Lâm nghiệp

Câu hỏi trang 54 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin bài học, hãy phân tích thế mạnh và hạn chế đối với phát triển lâm nghiệp ở nước ta.

Lời giải:

- Thế mạnh:

+ Diện tích rừng lớn, trong rừng nhiều gỗ quý, nhiều lâm sản ngoài gỗ có giá trị: dược liệu, cây cho nhựa và tinh dầu, nhiều loài chim, thú quý.

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa với nhiệt độ cao, độ ẩm dồi dào thuận lợi cho việc trồng, tái sinh các hệ sinh thái rừng.

+ Khoa học – công nghệ gắn với lâm nghiệp như công nghệ sinh học, các tiến bộ kĩ thuật về thâm canh rừng, quản lí rừng bền vững được hoàn thiện, triển khai và áp dụng rộng rãi.

+ Hệ thống chính sách giao đất, giao rừng, trồng và bảo vệ rừng, đóng cửa rừng tự nhiên, thu hút đầu tư xanh cho phát triển lâm nghiệp được Nhà nước ngày càng hoàn thiện, ban hành kịp thời, góp phần bảo tồn nhiều hệ sinh thái rừng tự nhiên và có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển các ngành dịch vụ từ rừng.

+ Người dân có nhiều kinh nghiệm nghề rừng, nhu cầu sản phẩm lâm nghiệp ngoài gỗ, dịch vụ sinh thái rừng ngày càng lớn là thuận lợi cho phát triển ngành lâm nghiệp.

- Hạn chế: chất lượng rừng còn thấp, biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp gây khó khăn cho việc phát triển lâm nghiệp.

Câu hỏi trang 55 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin và hình 10.2, hãy trình bày về tình hình phát triển và sự phân bố của ngành lâm nghiệp ở nước ta.

Dựa vào thông tin và hình 10.2 hãy trình bày về tình hình phát triển và sự phân bố của ngành lâm nghiệp

Lời giải:

- Lâm sinh:

+ Diện tích rừng trồng tăng liên tục qua các năm, mỗi năm trồng mới hơn 260 nghìn ha. Chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ, rừng thông nhựa, một số loại dược liệu, lâm sản quý.

+ Hoạt động khoanh nuôi, bảo vệ rừng ngày càng được chú trọng. Hoạt động giao khoán rừng, trồng rừng khảo nghiệm, khuyến lâm, phát triển du lịch sinh thái, trồng dược liệu, nấm; ứng dụng khoa học – công nghệ trong quản lí, chăm sóc rừng được thực hiện rộng rãi.

+ Vùng có diện tích rừng trồng mới nhiều là: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên.

- Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản

+ Sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng năm 2021 đạt 18,4 triệu m3, xu hướng tăng liên tục qua các năm.

+ Sản lượng gỗ rừng trồng tăng

+ Các vùng sản lượng khai thác gỗ lớn là: Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu hỏi trang 56 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin bài học, hãy trình bày về vấn đề quản lí và bảo vệ tài nguyên rừng ở nước ta.

Lời giải:

- Quản lí, bảo vệ chặt chẽ diện tích rừng tự nhiên hiện có.

- Hạn chế tối đa chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích ngoài lâm nghiệp; hoàn thành giao đất, giao rừng, cho thuê rừng gắn với chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp.

- Đẩy mạnh gắn kết giữa bảo tồn và phát triển với sự tham gia tích cực của các bên liên quan trong quản lí rừng.

- Tăng cường năng lực quản trị rừng cho các chủ rừng; đẩy mạnh ứng dụng khoa học kĩ thuật trong quản lí, giám sát tài nguyên rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.

IV. Thủy sản

Câu hỏi trang 56 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin bài học, hãy phân tích các thế mạnh và hạn chế đối với phát triển thủy sản ở nước ta.

Lời giải:

- Thế mạnh:

+ Vùng biển thuộc vùng biển nhiệt đới, nguồn lợi hải sản phong phú với hơn 2000 loài cá (hơn 100 loài có giá trị kinh tế), hơn 1600 loài giáp xác, 2500 loài thân mềm, 600 loài rong biển.

+ Vùng biển rộng lớn, nhiều ngư trường trọng điểm: Hoàng Sa, Trường Sa, Quảng Ninh, Ninh Thuận – Bình Thuận,…

+ Đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh, đầm, phá và cửa sông. Vùng biển có hàng nghìn đảo, nhiều đảo ven bờ phát triển nuôi trồng thủy sản. Hệ thống sông, suối, ao hồ, kênh rạch, các ô trũng ở vùng đồng bằng có thể nuôi thả tôm, cá nước ngọt.

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng diễn ra quanh năm, nhiều loại thủy sản nhiệt đới có giá trị.

+ Nhân dân có nhiều kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Các phương tiện khai thác, bảo quản ngày càng hiện đại, tạo điều kiện đánh bắt xa bờ. Hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá, hoạt động nghiên cứu sản xuất con giống chất lượng cao, chế biến thức ăn được mở rộng.

+ Chính sách quản lí của Nhà nước đối với ngành thủy sản ngày càng hoàn thiện và chặt chẽ. Đa dạng hóa thị trường, tận dụng tốt các lợi thế từ những hiệp định thương mại giúp cho thị trường thủy sản ngày càng mở rộng.

- Hạn chế: khí hậu diễn biến thất thường, nhiều thiên tai, ô nhiễm môi trường nước; thị trường tiêu thụ sản phẩm có nhiều biến động là những trở ngại chính.

Câu hỏi trang 57 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin và hình 10.2, hãy:

- Trình bày về tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản của nước ta.

- Trình bày về sự chuyển dịch cơ cấu ngành thủy sản của nước ta.

Dựa vào thông tin và hình 10.2 hãy Trình bày về tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản

Lời giải:

- Tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản của nước ta

+ Giá trị sản xuất ngành thủy sản liên tục tăng, năm 2021 giá trị sản xuất chiếm 23,7% giá trị ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Tốc độ tăng trưởng bình quần hơn 6%/năm.

+ Khai thác thủy sản: sản lượng khai thác tăng, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ áp dụng công nghệ hiện đại. Các tỉnh, thành phố ven biển đều đẩy mạnh phát triển khai thác hải sản, trong đó các địa phương có sản lượng lớn nhất cả nước là: Kiên Giang, Cà Mau, Đồng Tháp, An Giang,…

+ Nuôi trồng thủy sản: chủ yếu nuôi tôm, cá tra, cá ba sa, rong biển. Mô hình nuôi tuần hoàn, nuôi sinh thái, nuôi công nghiệp đảm bảo an toàn thực phẩm gắn với chỉ dẫn địa lí, truy xuất nguồn gốc được áp dụng rộng rãi. Sản lượng và chất lượng sản phẩm nuôi trồng tăng nhanh. Tôm và cá nước ngọt được nuôi nhiều nhất ở Đồng Tháo, An Giang, Cà Mau, Kiên Giang,…

- Sự chuyển dịch cơ cấu ngành thủy sản: nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu sản lượng và giá trị sản xuất của ngành thủy sản chiếm 55,7%, khai thác thủy sản chiếm 44,3% (2021)

Luyện tập & Vận dụng (trang 57)

Luyện tập 1 trang 57 Địa Lí 12: Dựa vào bảng 10.1, hãy:

a) Vẽ biểu đồ cột kết hợp đường thể hiện tình hình sản xuất lúa ở nước ta giai đoạn 2010 – 2021.

b) Nhận xét và giải thích về sự thay đổi sản lượng lúa ở nước ta trong giai đoạn 2010 – 2021.

Dựa vào bảng 10.1 hãy Vẽ biểu đồ cột kết hợp đường thể hiện tình hình sản xuất lúa

Lời giải:

a) Vẽ biểu đồ cột kết hợp đường thể hiện tình hình sản xuất lúa ở nước ta giai đoạn 2010 – 2021.

Dựa vào bảng 10.1 hãy Vẽ biểu đồ cột kết hợp đường thể hiện tình hình sản xuất lúa

b) Nhận xét và giải thích về sự thay đổi sản lượng lúa ở nước ta trong giai đoạn 2010 – 2021.

- Nhìn chung sản lượng lúa của nước ta đã có sự thay đổi đáng kể trong giai đoạn 2010 – 2021 theo hướng tăng sản lượng.

+ Giai đoạn 2010 – 2015: sản lượng lúa tăng, từ 40 triệu tấn lên 45,1 triệu tấn.

+ Giai đoạn 2015 – 2020: sản lượng lúa giảm, từ 45,1 triệu tấn giảm xuống còn 42,7 triệu tấn.

+ Từ năm 2020 đến 2021: sản lượng lúa đã tăng lên đáng kể, trong 1 năm đã tăng 1,2 triệu tấn, từ 42,7 triệu tấn lên 43,9 triệu tấn.

- Sự thay đổi sản lượng lúa của nước ta cho thấy dù diện tích trồng lúa có xu hướng giảm nhưng sản lượng vẫn tăng do năng suất tăng, nhiều giống lúa mới cao sản, áp dụng tốt các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong canh tác.

Vận dụng 2 trang 57 Địa Lí 12: Hãy thu thập tài liệu, viết báo cáo ngắn về một sản phẩm nông nghiệp (cây trồng, vật nuôi) hoặc hoạt động nuôi trồng thủy sản ở địa phương em.

Lời giải:

NA CHI LĂNG QUẢ NGỌT MIỀN BIÊN VIỄN

Huyện Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn được nhiều người biết đến là “thủ phủ” của cây na với tổng diện tích trên 2200ha. Na Chi Lăng nổi tiếng với chất lượng hình quả to đều, căng mịn, kẽ mắt trắng hồng, cùi dày, ngọt thanh, ít hạt. Trong những năm đầu, khi cây na mọc trên núi đá Chi Lăng, từ là giống cây thử nghiệm, nhiều hộ dân trong vùng đã chuyển hẳn từ trồng sắn sang trồng na. Dần dần, với chất lượng khác biệt, và nhờ tuyến Quốc lộ 1 đi qua địa bàn huyện được xây dựng nâng cấp rộng đẹp, na Chi Lăng đã được tới với thị trường cả nước và đem lại hiệu quả cho bà con. Cây na theo chân đồng bào dân tộc Tày, Nùng lên những đỉnh núi có độ cao gần 800m rồi vào thung lũng. Nơi nào bước chân người dân đến được nơi đó có na. Không phải tự nhiên mà na Chi Lăng lại trở thành sản phẩm nổi tiếng, đặc biệt. Hầu như na Chi Lăng đều được trồng trên những vách núi đá vôi cao chót vót. Có lẽ bởi vậy mà na Chi Lăng ngọt và thơm đặc biệt vì ngoài yếu tố về thổ nhưỡng, ở đó còn đong chứa bao giọt mồ hôi tâm sức của nhiều thế hệ nông dân Chi Lăng đã biến núi đá khô cằn thành đất màu dinh dưỡng. Trước đây, điện sinh hoạt còn khó khăn bà con phải dùng tời kéo tay. Nhưng giờ việc kéo điện lên núi canh tác đã phổ biến, nhờ tời máy mà công việc chăm sóc và thu hoạch na đã giảm đi vất vả. Những trái na thơm mọng theo hệ thống ròng rọc mà xuống núi, lên những chuyến xe đi khắp mọi miền Tổ quốc, gửi gắm vị ngọt thanh, ấm áp tình người xứ Lạng.

Xem thêm các bài giải bài tập Địa Lí lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 9. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Bài 10. Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản

Bài 11. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Bài 12. Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích về tình hình phát triển và sự chuyển dịch cơ cấu của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản

Bài 13. Vấn đề phát triển công nghiệp

Bài 14. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 10. Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản

I. VAI TRÒ CỦA NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN

- Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản được xem là trụ đỡ của nền kinh tế, là cơ sở để thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Việc đẩy mạnh liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, hình thành các sản phẩm chủ lực gắn với các vùng nguyên liệu trong nông nghiệp, phát triển du lịch nông nghiệp,… tạo cơ sở chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông thôn, từ đó làm thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

II. NÔNG NGHIỆP

1. Thế mạnh và hạn chế đối với phát triển nền nông nghiệp

a) Thế mạnh và hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

+ Địa hình đồng bằng chiếm ¼ diện tích cả nước thuận lợi quy hoạch vùng chuyên canh lương thực, thực phẩm; địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích thuận lợi hình thành các vùng trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc tập trung. Ví dụ:  các đồng bằng châu thổ rộng lớn như Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa tạo thuận lợi phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng sản phẩm. Ví dụ: không chỉ có sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới mà còn có sản phẩm nông nghiệp ôn đới.

+ Nguồn nước: mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều hồ, nước ngầm phong phú. Ví dụ: có 2360 con sông chiều dài trên 10km.

+ Sinh vật: nhiều giống cây trồng, vật nuôi cung cấp nguồn gen quý; các đồng cỏ thuận lợi chăn nuôi gia súc. Ví dụ: các giống cây trồng cam, chanh, xoài, nhãn, vãi, chè, lúa, bông, cà phê,…

+ Thiên tai: bão lũ, hạn hán, độ ẩm không khí cao dễ gây dịch bệnh. Ví dụ: các trận bão lũ làm mùa màng thất thu, hạn hán làm cạn kiệt nguồn nước phục vụ tưới tiêu.

b) Thế mạnh và hạn chế về điều kiện kinh tế xã hội

+ Đông dân, người lao động dồi dào, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, trình độ lao động ngày càng cao. Ví dụ: nước ta có khoảng 53,1% dân số trong độ tuổi lao động năm 2021).

+ Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ nông nghiệp ngày càng phát triển và phân bố rộng khắp. Ví dụ: các nhà máy thủy lợi phân bố ở khắc các khu vực sản xuất nông nghiệp.

+ Khoa học công nghệ ngày càng hiện đại, phát triển, ứng dụng rộng rãi trong sản xuất. Ví dụ: công nghệ sinh học, công nghệ nhà kính, công nghệ cảm biến,…

+ Chính sách, môi trường thể chế thuận lợi, hỗ trợ cho phát triển và đầu tư vào nông nghiệp; tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do. Ví dụ: nước ta tham gia vào Hiệp định Thương mại tự do AFTA.

+ Việc liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế; thị trường thế giới có nhiều biến động về giá cả, sản phẩm nông nghiệp chưa đáp ứng được các yêu cầu tiêu chuẩn của một số thị trường các quốc gia và khu vực. Ví dụ: nhiều sản phẩm trái cây của Việt Nam còn tồn dư cao lượng thuốc bảo vệ thực vật so với giới hạn mà thị trường EU quy định.

2. Sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp

Lý thuyết Địa Lí 12 Cánh diều Bài 10: Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản

Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.

- Ngành trồng trọt giảm từ 73,4% năm 2010 xuống còn 60,8% năm 2021, giảm 12,6%. Chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng giá trị sản xuất của các cây trồng có lợi thế so sánh và nhu cầu của thị trường.

- Ngành chăn nuôi tăng từ 25,1% năm 2010 lên 34,7% năm 2021, tăng 9,6%. Xu hướng tăng tỉ trọng thịt gia cầm, trứng, sữa; chăn nuôi lợn và gia súc lớn được duy trì.

- Ngành dịch vụ nông nghiệp tăng từ 1,5% năm 2010 lên 4,5% năm 2021, tăng 3%.

Nội

3. Tình hình phát triển và phân bố

Lý thuyết Địa Lí 12 Cánh diều Bài 10: Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản

3.1. Ngành trồng trọt

Trồng trọt hiện là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp ở nước ta với giá trị sản xuất không ngừng tăng, năm 2021 đạt 60,8% giá trị sản xuất nông nghiệp cả nước. Cơ cấu ngành trồng trọt đa dạng: cây hàng năm (lương thực có hạt, rau, đậu, cây công nghiệp hàng năm), cây lâu năm (cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả) và một số cây trồng khác (nấm, dược liệu, cây cảnh).

- Sản xuất lương thực: lúa là cây trồng chính chiếm gần 88,9% diện tích cây lương thực có hạt. Diện tích trồng lúa có xu hướng giảm song năng suất và sản lượng vẫn tăng. Việt Nam vẫn là nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lúa và xuất khẩu gạo trọng điểm.

- Sản xuất cây rau, đậu: diện tích tăng nhanh, năm 2021 có 1127,4 nghìn ha. Được trồng rộng khắp ở các địa phương trên cả nước. Các tỉnh có diện tích cây rau đậu lớn là: Hà Nội, Hải Dương, Thanh Hóa, Nghệ An,…

- Sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả:

+ Cây công nghiệp lâu năm: chủ yếu là cây công nghiệp nhiệt đới )cà phê, cao su, hồ tiêu,…), một số cây nguồn gốc cận nhiệt (chè, hồi, quế). Diện tích cây lâu năm chiếm hơn 80% tổng diện tích cây công nghiệp cả nước. Trên cả nước đã hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm: cà phê, hồ tiêu trồng nhiều ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ; chè được phát triển chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

+ Cây công nghiệp hàng năm: chủ yếu là mía, lạc, đậu tương. Mía trồng nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Lạc trồng nhiều ở Bắc Trung Bộ và một phần của Tây Nguyên. Đậu tương trồng nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. Các cây trồng khác (đay, cói, dâu tằm, thuốc lá) có diện tích không đáng kể và xu hướng ngày càng thu hẹp dần.

+ Cây ăn quả: phát triển khá mạnh, bao gồm: chuối, xoài, vải, chôm chôm, nhãn, cam, quýt, bưởi,… vùng trồng cây ăn quả lớn nhất hiện nay là đồng bằng sông Cửu Long, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ.

3.2. Ngành chăn nuôi

Ngành chăn nuôi đang từng bước phát triển để trở thành ngành sản xuất quan trọng, năm 2021 chiếm 34,7% giá trị sản xuất nông nghiệp. Các vật nuôi chủ yếu là trâu, bò, lợn, dê và gia cầm. Chăn nuôi trang trại chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật; công nghệ chế biến, giống, thức ăn, thuốc thú y được đầu tư.

- Chăn nuôi lợn và gia cầm:

+ Đàn lợn hơn 23 triệu con, chiếm 60-70% tổng sản lượng thịt các loại.

+ Đàn gia cầm tăng đạt trên 500 triệu con, là nguồn cung cấp sản lượng thịt lớn thứ 2.

- Chăn nuôi trâu, bò:

+ Đàn trâu xu hướng giảm, 2,3 triệu con năm 2021.

+ Đàn bò xu hướng tăng nhanh cả bò thịt và bò sữa. 2021 tổng lượng đàn bò là hơn 6 triệu con,

- Chăn nuôi dê, cừu: phát triển mạnh do nhu cầu tiêu thụ tăng nhanh. Tổng đàn dê và cừu tăng đạt hơn 3 triệu con 2021 (dê chiếm trên 90% tổng đàn)

4. Xu hướng phát triển

- Phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao; phát huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương.

- Phát triển hiệu quả, bền vững theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh, gắn với đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch và phát triển thị trường nông sản cả ở trong và ngoài nước.

- Phát triển nông nghiệp gắn với các dịch vụ du lịch nông nghiệp, nông thôn.

- Phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn; ứng phó với biến đổi khí hậu.

III. LÂM NGHIỆP

1. Thế mạnh và hạn chế đối với phát triển lâm nghiệp

- Thế mạnh:

+ Diện tích rừng lớn, trong rừng nhiều gỗ quý, nhiều lâm sản ngoài gỗ có giá trị: dược liệu, cây cho nhựa và tinh dầu, nhiều loài chim, thú quý.

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa với nhiệt độ cao, độ ẩm dồi dào thuận lợi cho việc trồng, tái sinh các hệ sinh thái rừng.

+ Khoa học – công nghệ gắn với lâm nghiệp như công nghệ sinh học, các tiến bộ kĩ thuật về thâm canh rừng, quản lí rừng bền vững được hoàn thiện, triển khai và áp dụng rộng rãi.

+ Hệ thống chính sách giao đất, giao rừng, trồng và bảo vệ rừng, đóng cửa rừng tự nhiên, thu hút đầu tư xanh cho phát triển lâm nghiệp được Nhà nước ngày càng hoàn thiện, ban hành kịp thời, góp phần bảo tồn nhiều hệ sinh thái rừng tự nhiên và có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển các ngành dịch vụ từ rừng.

+ Người dân có nhiều kinh nghiệm nghề rừng, nhu cầu sản phẩm lâm nghiệp ngoài gỗ, dịch vụ sinh thái rừng ngày càng lớn là thuận lợi cho phát triển ngành lâm nghiệp.

- Hạn chế: chất lượng rừng còn thấp, biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp gây khó khăn cho việc phát triển lâm nghiệp.

2. Tình hình phát triển và phân bố của lâm nghiệp

a) Lâm sinh

+ Diện tích rừng trồng tăng liên tục qua các năm, mỗi năm trồng mới hơn 260 nghìn ha. Chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ, rừng thông nhựa, một số loại dược liệu, lâm sản quý.

+ Hoạt động khoanh nuôi, bảo vệ rừng ngày càng được chú trọng. Hoạt động giao khoán rừng, trồng rừng khảo nghiệm, khuyến lâm, phát triển du lịch sinh thái, trồng dược liệu, nấm; ứng dụng khoa học – công nghệ trong quản lí, chăm sóc rừng được thực hiện rộng rãi.

+ Vùng có diện tích rừng trồng mới nhiều là: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên.

b) Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản

+ Sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng năm 2021 đạt 18,4 triệu m3, xu hướng tăng liên tục qua các năm.

+ Sản lượng gỗ rừng trồng tăng

+ Các vùng sản lượng khai thác gỗ lớn là: Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

3. Vấn đề quản lí và bảo vệ tài nguyên rừng

- Quản lí, bảo vệ chặt chẽ diện tích rừng tự nhiên hiện có.

- Hạn chế tối đa chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích ngoài lâm nghiệp; hoàn thành giao đất, giao rừng, cho thuê rừng gắn với chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp.

- Đẩy mạnh gắn kết giữa bảo tồn và phát triển với sự tham gia tích cực của các bên liên quan trong quản lí rừng.

- Tăng cường năng lực quản trị rừng cho các chủ rừng; đẩy mạnh ứng dụng khoa học kĩ thuật trong quản lí, giám sát tài nguyên rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.

IV. THỦY SẢN

1. Thế mạnh và hạn chế đối với phát triển thủy sản

- Thế mạnh:

+ Vùng biển thuộc vùng biển nhiệt đới, nguồn lợi hải sản phong phú với hơn 2000 loài cá (hơn 100 loài có giá trị kinh tế), hơn 1600 loài giáp xác, 2500 loài thân mềm, 600 loài rong biển.

+ Vùng biển rộng lớn, nhiều ngư trường trọng điểm: Hoàng Sa, Trường Sa, Quảng Ninh, Ninh Thuận – Bình Thuận,…

+ Đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh, đầm, phá và cửa sông. Vùng biển có hàng nghìn đảo, nhiều đảo ven bờ phát triển nuôi trồng thủy sản. Hệ thống sông, suối, ao hồ, kênh rạch, các ô trũng ở vùng đồng bằng có thể nuôi thả tôm, cá nước ngọt.

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng diễn ra quanh năm, nhiều loại thủy sản nhiệt đới có giá trị.

+ Nhân dân có nhiều kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Các phương tiện khai thác, bảo quản ngày càng hiện đại, tạo điều kiện đánh bắt xa bờ. Hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá, hoạt động nghiên cứu sản xuất con giống chất lượng cao, chế biến thức ăn được mở rộng.

+ Chính sách quản lí của Nhà nước đối với ngành thủy sản ngày càng hoàn thiện và chặt chẽ. Đa dạng hóa thị trường, tận dụng tốt các lợi thế từ những hiệp định thương mại giúp cho thị trường thủy sản ngày càng mở rộng.

- Hạn chế: khí hậu diễn biến thất thường, nhiều thiên tai, ô nhiễm môi trường nước; thị trường tiêu thụ sản phẩm có nhiều biến động là những trở ngại chính.

2. Tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản

- Tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản của nước ta

+ Giá trị sản xuất ngành thủy sản liên tục tăng, năm 2021 giá trị sản xuất chiếm 23,7% giá trị ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Tốc độ tăng trưởng bình quần hơn 6%/năm.

+ Khai thác thủy sản: sản lượng khai thác tăng, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ áp dụng công nghệ hiện đại. Các tỉnh, thành phố ven biển đều đẩy mạnh phát triển khai thác hải sản, trong đó các địa phương có sản lượng lớn nhất cả nước là: Kiên Giang, Cà Mau, Đồng Tháp, An Giang,…

+ Nuôi trồng thủy sản: chủ yếu nuôi tôm, cá tra, cá ba sa, rong biển. Mô hình nuôi tuần hoàn, nuôi sinh thái, nuôi công nghiệp đảm bảo an toàn thực phẩm gắn với chỉ dẫn địa lí, truy xuất nguồn gốc được áp dụng rộng rãi. Sản lượng và chất lượng sản phẩm nuôi trồng tăng nhanh. Tôm và cá nước ngọt được nuôi nhiều nhất ở Đồng Tháo, An Giang, Cà Mau, Kiên Giang,…

- Sự chuyển dịch cơ cấu ngành thủy sản: nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu sản lượng và giá trị sản xuất của ngành thủy sản chiếm 55,7%, khai thác thủy sản chiếm 44,3% (2021)

Đánh giá

0

0 đánh giá