Giải SGK Địa Lí 12 Bài 11 (Cánh diều): Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

835

Lời giải bài tập Địa Lí lớp 12 Bài 11: Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Địa Lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí 12 Bài 11: Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Mở đầu trang 58 Địa Lí 12: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là cơ sở để sử dụng hiệu quả các điều kiện sinh thái nông nghiệp, kinh tế, lao động và đảm bảo năng suất lao động xã hội. Vậy ở nước ta có những hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp chính nào? Tình hình phát triển của các loại hình này ra sao?

Lời giải:

- Nước ta có những hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp chính là: trang trại, vùng chuyên canh, vùng nông nghiệp.

- Tình hình phát triển các loại hình:

+ Trang trại: năm 2021 có gần 23,8 nghìn trang trại, trang trại áp dụng khoa học – công nghệ và tiến bộ kĩ thuật, công nghệ cao vào sản xuất.

+ Vùng chuyên canh sản xuất quy mô lớn, đa dạng: vùng trồng trọt, vùng chăn nuôi, vùng thủy sản.

+ Cả nước hiện có 7 vùng sinh thái nông nghiệp, các vùng có điều kiện sinh thái, kinh tế - xã hội hướng chuyên môn hóa khác nhau.

I. Trang trại

Câu hỏi trang 59 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin bài học, hãy phân tích hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trang trại ở nước ta.

Lời giải:

- Trang trại là những hộ sản xuất hàng hóa quy mô lớn, đáp ứng tiêu chí nhất định về quy mô sản xuất và sản lượng hàng hóa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và sản xuất muối.

- Phân thành 2 nhóm: trang trại nông nghiệp chuyên ngành và trang trại nông nghiệp tổng hợp.

- Năm 2021, cả nước có gần 23,8 nghìn trang trại; trang trại nông nghiệp và trang trại chăn nuôi chiếm tỉ trọng lớn nhất (57,8%), trang trại trồng trọt (27,4%). Tập trung ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.

- Hiện nay có sự chuyển hướng tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp hơn với nhu cầu thị trường; áp dụng khoa học – công nghệ và tiến bộ kĩ thuật, công nghệ cao vào sản xuất; nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa và thu nhập, tạo ra giá trị sản lượng lớn cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

II. Vùng chuyên canh

Câu hỏi trang 59 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin bài học, hãy phân tích hình thức vùng chuyên canh ở nước ta.

Lời giải:

- Là vùng sản xuất nông nghiệp tập trung về địa lí để phát triển một hoặc một số loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản cho năng suất cao, phù hợp các điều kiện sinh thái nông nghiệp của từng địa phương.

- Áp dụng đồng bộ cơ giới hóa, các biện pháp kĩ thuật tiên tiến, các tiêu chuẩn để sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, gắn với tiêu thụ sản phẩm.

- Phát triển vùng chuyên canh sản xuất quy mô lớn cho phép khai thác tối đa điều kiện sinh thái nông nghiệp mỗi vùng, tạo các vùng nguyên liệu lớn, đảm bảo sản lượng và chất lượng với yêu cầu cao của thị trường trong nước và quốc tế. Góp phần phân bố lại lao động, chuyên môn hóa lao động, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động ở nông thôn.

- Các vùng chuyên canh khá đa dạng: vùng trồng trọt, vùng chăn nuôi, vùng thủy sản; cả nước hình thành 6 vùng chuyên canh.

III. Vùng nông nghiệp

Câu hỏi trang 61 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin và hình 10.2, hãy phân tích về các vùng nông nghiệp ở nước ta.

Dựa vào thông tin và hình 10.2 hãy phân tích về các vùng nông nghiệp ở nước ta

Lời giải:

- Vùng nông nghiệp (vùng sinh thái nông nghiệp) là vùng sản xuất nông nghiệp tập trung các đặc trưng riêng về điều kiện sinh thái, kinh tế - xã hội, hướng sản xuất chuyên môn hóa.

- Cả nước hiện có 7 vùng sinh thái nông nghiệp:

Vùng

Điều kiện sinh thái và kinh tế - xã hội

Hướng chuyên môn hóa

Trung du và miền núi Bắc Bộ

- Núi, cao nguyên, đồi thấp.

- Đất fe-ra-lit đỏ vàng, đất phù sa cổ bạc màu.

- Khí hậu cận nhiệt đới, ôn đới trên núi, có mùa đông lạnh.

- Mật độ dân số tương đối thấp. Người dân có kinh nghiệp sản xuất nông nghiệp.

- Trung du có các cơ sở công nghiệp chế biến, điều kiện giao thông tương đối thuận lợi; vùng núi còn nhiều khó khăn.

- Trồng trọt: chè, cây ăn quả, lúa, đặc sản cây dược liệu, rau và hoa.

- Chăn nuôi: gia súc ăn cỏ (trâu, bò, dê, ngựa)

- Lâm nghiệp: trồng rừng sản xuất.

- Thủy sản: nuôi các loài thủy sản nước lạnh (cá hồi, cá tầm)

Đồng bằng sông Hồng

- ĐB châu thổ nhiều ô trũng được bồi đắp bởi phù sa sông Hồng và sông Thái Bình.

- Có mùa đông lạnh

- Mật độ dân số cao nhất cả nước. Người dân có kinh nghiệm thâm canh lúa nước.

- Mạng lưới đô thị dày đặc; các thành phố lớn tập trung nhiều cơ sở chế biến với công nghệ cao.

- Trồng trọt: lúa chất lượng, rau, hoa, cây cảnh, cây ăn quả.

- Chăn nuôi: lợn, gia cầm, bò.

- Lâm nghiệp: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.

- Thủy sản: cá biển, tôm, nhuyễn thể, rong biển.

Bắc Trung Bộ

- ĐB hẹp ven biển với đất phù sa là chủ yếu, vùng đồi trước núi có đất fe-ra-lít.

- Thường xảy ra thiên tai (bão, lụt, hạn hán)

- Có nhiều đô thị vừa và nhỏ, chủ yếu ở dải ven biển. Có một số cơ sở công nghiệp chế biến.

- Trồng trọt: lạc, mía, cây ăn quả.

- Chăn nuôi: bò sữa, lợn, gia cầm.

- Lâm nghiệp: rừng phòng hộ, rừng sản xuất.

- Thủy sản: tôm, nhuyễn thể, cá biển, rong biển.

Duyên hải Nam Trung Bộ

- ĐB hẹp ven biển đất phù sa khá màu mỡ.

- Nhiều vụng biển thuận lợi nuôi trồng thủy sản.

- Dễ bị hán hán vào mùa khô.

- Có nhiều đô thị dọc theo dải ven biển.

- Điều kiện giao thông vận tải thuận lợi.

- Trồng trọt: lúa, mía, dừa, cây ăn quả.

- Chăn nuôi: bò, lợn, dê, cừu.

- Lâm nghiệp: rừng phòng hộ.

- Thủy sản: tôm, nhuyễn thể, cá biển, rong biển.

Tây Nguyên

- Các cao nguyên ba dan rộng lớn, ở các độ cao khác nhau.

- Khí hậu phân 2 mùa mưa - khô rõ rệt, mùa khô thiếu nước.

- Công nghiệp chế biến bước đầu có sự đầu tư phát triển.

- Điều kiện giao thông khá thuận lợi.

- Trồng trọt: cà phê, hồ tiêu, cao su, chè, sản xuất hoa, rau, cây ăn quả.

- Chăn nuôi: lợn, gia cầm, bò.

- Lâm nghiệp: rừng phòng hộ, rừng sản xuất, lâm sản ngoài gỗ.

- Thủy sản: cá, tôm nước ngọt và các loài cá nước lạnh.

Đông Nam Bộ

- Các vùng đất ba dan và đất xám phù sa cổ rộng lớn, khá bằng phẳng.

- Vùng ven biển và một số vùng trũng có khả năng nuôi trồng thủy sản.

- Thiếu nước về mùa khô.

- Có các thành phố lớn, tập trung nhiều cơ sở công nghiệp chế biến với dây chuyền công nghệ hiện đại.

- Điều kiện giao thông phát triển.

- Trồng trọt: cao su, điều, hồ tiêu, cà phê, mía, sắn và cây ăn quả.

- Chăn nuôi: lợn, bò sữa.

- Lâm nghiệp: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.

- Thủy sản: cá biển, tôm, nhuyễn thể, cá rô phi, cá da trơn, cá cảnh,…

Đồng bằng sông Cửu Long

- Các dải phù sa ngọt, các vùng đất phèn, đất mặn.

- Vịnh biển nông, ngư trường rộng.

- Các vùng rừng ngập mặn có tiềm năng để nuôi trồng thủy sản.

- Có mạng lưới đô thị vừa và nhỏ, có nhiều cơ sở công nghiệp chế biến.

- Mạng lưới giao thông ngày càng hoàn thiện.

- Trồng trọt: lúa chất lượng cao, rau đậu, cây ăn quả.

- Chăn nuôi: vịt biển, bò thịt, ong, chim yến.

- Lâm nghiệp: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.

- Thủy sản: cá tra và tôm.

 

Luyện tập & Vận dụng (trang 61)

Luyện tập 1 trang 61 Địa Lí 12: Hãy vẽ sơ đồ khái quát vai trò của vùng chuyên canh đối với kinh tế - xã hội và môi trường.

Lời giải:

Hãy vẽ sơ đồ khái quát vai trò của vùng chuyên canh đối với kinh tế - xã hội

Vận dụng 2 trang 61 Địa Lí 12: Hãy thu thập tài liệu, viết báo cáo ngắn về một loại hình trang trại ở địa phương em.

Lời giải:

Trang trại bò sữa Ba Vì

Ba Vì từ lâu đã được biết đến bởi tiềm năng trong việc chăn nuôi bò, đặc biệt là giống bò sữa vốn rất kén chọn về điều kiện và môi trường sống. Là một trong ba địa phương nuôi bò sữa lớn nhất cả nước, Ba Vì sớm đã được phát hiện để đầu tư và khai thác, xây dựng nên nhiều trang trại bò sữa Ba Vì lâu đời. Huyện Ba Vì có nhiều vùng phù sa màu mỡ phù hợp cho những thảm cỏ tươi non xanh tốt phát triển, đây cũng là nguồn thức ăn giàu có mà đàn bò yêu thích nhất. Huyện Ba Vì có 20/31 xã chăn nuôi bò với tổng số lượng lên đến 41.500 con, trong đó có 9300 con bò sữa (2018). Toàn huyện có 150 trang trại nuôi bò bao gồm cả bò sữa và bò thịt, trung bình mỗi trang trại có ít nhất 20 con. Các xã chăn nuôi nhiều bò sữa nhất phải kể đến xã Vân Hòa, xã Tản Lĩnh và xã Yên Bài. Thành công nhất chính là mô hình ở Trang trại đồng quê Ba Vì. Trang trại này nằm tại xã Vân Hòa, trên một ngọn đồi nhỏ, có đầy đủ các cảnh quan tự nhiên hấp dẫn của rừng già, ao đồi, sông núi… Du khách được tận mắt nhìn ngắm đàn bò sữa, được biết thêm về quy trình chăn nuôi bò sữa và chế biến các chế phẩm từ sữa, thưởng thức hương vị thơm ngon đặc trưng của sữa Ba Vì. Tại Ba Vì cũng còn rất nhiều trang trại chăn nuôi bò sữa khác như trang trại bò sữa Mạnh Tú, trại bò Vân Hòa, nông trại Ngọc Thúy… với quy mô lớn và sự chuyên nghiệp trong quá trình chăn nuôi bò sữa.

Xem thêm các bài giải bài tập Địa Lí lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 10. Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản

Bài 11. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Bài 12. Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích về tình hình phát triển và sự chuyển dịch cơ cấu của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản

Bài 13. Vấn đề phát triển công nghiệp

Bài 14. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Bài 15. Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích tình hình phát triển các ngành công nghiệp ở nước ta

Đánh giá

0

0 đánh giá