Viết báo cáo ngắn về các thế mạnh và hạn chế trong phát triển lâm nghiệp hoặc thủy sản ở địa phương mà

63

Với giải Vận dụng trang 59 Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 13: Vấn đề phát triển lâm nghiệp và thuỷ sản giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa Lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí 12 Bài 13: Vấn đề phát triển lâm nghiệp và thuỷ sản

Vận dụng trang 59 Địa Lí 12: Viết báo cáo ngắn về các thế mạnh và hạn chế trong phát triển lâm nghiệp hoặc thủy sản ở địa phương mà em biết hoặc sinh sống.

Lời giải:

Thế mạnh và hạn chế trong phát triển lâm nghiệp ở Nghệ An

- Thế mạnh:

+ Nằm ở trung tâm Bắc Trung Bộ, Nghệ An là tỉnh có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn nhất cả nước, với tổng diện tích đất lâm nghiệp được quy hoạch trên 1.166 ha, chiếm 70,7% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh; trong đó, diện tích quy hoạch rừng sản xuất 622.466 ha.

+ Là địa phương có đa dạng về thổ nhưỡng, khí hậu và đa dạng sinh học rất phong phú; có Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An diện tích gần 1.291 ha, là khu dự trữ sinh quyển lớn nhất trong số 9 khu dự trữ sinh quyển của Việt Nam, là hành lang xanh kết nối 3 vùng lõi gồm Vườn quốc gia Pù Mát, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Huống và Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt, tạo nên sự liên tục về môi trường sống và các giá trị đa dạng sinh học phong phú của tỉnh.

+ Tài nguyên rừng của Nghệ An vô cùng phong phú, đa dạng, là nguồn cung cấp nguyên liệu tiềm năng cho các ngành sản xuất hàng hoá từ lâm sản, bao gồm gỗ và các sản phẩm ngoài gỗ.

+ Đến nay, toàn tỉnh có 965.057 ha đất có rừng, trong đó, diện tích rừng trồng đạt khoảng 181.000 ha, độ che phủ rừng đạt 58,5%, trữ lượng gỗ trên 91 triệu m3, trong đó, trên 9,6 triệu m3 gỗ rừng trồng, 1.941.681 ngàn cây tre, mét và có điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại cây dược liệu quý như sâm Puxailaileng, Mú từn, trà hoa vàng và nhiều loại dược liệu dưới tán rừng khác.

+ Trên địa bàn tỉnh có hệ thống giao thông đồng bộ, gồm đường bộ, đường sắt, cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu… liên kết với toàn vùng Bắc Trung Bộ và cả nước, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung và ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu lâm sản nói riêng.

+ Trong thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng cũng như chế biến và thương mại lâm sản đã đạt được một số thành tựu quan trọng.

+ Bên cạnh đó, tỉnh có lao động dồi dào, chi phí nhân công thấp, lao động có tay nghề tương đối cao, có khả năng tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại

+ Những năm gần đây, ngành Lâm nghiệp đã từng bước ứng dụng công nghệ cao (CNC) trong các chương trình nghiên cứu và sản xuất, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực chính như ứng dụng công nghệ hiện đại vào chọn, nhân giống cây lâm nghiệp; ứng dụng công nghệ viễn thám vào điều tra theo dõi quản lý rừng; công nghệ tự động hóa, công nghệ vật liệu mới trong lĩnh vực chế biến và bảo quản lâm sản.

- Hạn chế:

+ Lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp từ khâu sản xuất giống, trồng rừng, thâm canh rừng, khai thác rừng đến công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ vẫn chưa phát triển hình thành chuỗi giá trị tương xứng với lợi thế, tiềm năng, chưa hình thành được chuỗi giá trị gia tăng.

+ Nguồn cung ứng giống chất lượng cao với tính năng vượt trội về tăng trưởng còn hạn chế; năng suất, chất lượng, giá trị rừng sản xuất thấp.

+ Trong trồng rừng, việc ứng dụng KHCN, cơ giới hóa, biện pháp kỹ thuật thâm canh chưa được quan tâm; công nghệ chế biến còn lạc hậu, chủ yếu là chế biến thô, chưa có các nhà máy, dây chuyền công nghệ hiện đại chế biến chuyên sâu.

+ Việc xây dựng hình ảnh, thương hiệu gỗ và lâm sản ngoài gỗ còn hạn chế, các sản phẩm thiếu tính cạnh tranh.

Đánh giá

0

0 đánh giá