Giải SGK Địa Lí 12 Bài 16 (Chân trời sáng tạo): Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp

1.4 K

Lời giải bài tập Địa Lí lớp 12 Bài 16: Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Địa Lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí 12 Bài 16: Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp

Mở đầu trang 66 Địa Lí 12: Ở nước ta ngành công nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và củng cố an ninh quốc phòng. Trong thời gian qua, cơ cấu ngành công nghiệp đang có sự chuyển dịch theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo lãnh thổ. Vậy, cơ cấu công nghiệp nước ta đã và đang chuyển dịch như thế nào?

Lời giải:

- Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành: tăng tỉ trọng những ngành gắn với các sản phẩm cao cấp, có chất lượng, khả năng cạnh tranh về giá cả.

- Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế: giảm tỉ trọng thành phần kinh tế Nhà nước, tăng tỉ trọng thành phần kinh tế ngoài Nhà nước và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

- Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ: hình thành nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, các trung tâm công nghiệp,…

I. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành

Câu hỏi trang 66 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin trong bài, hãy:

- Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta.

- Giải thích sự chuyển dịch nêu trên.

Lời giải:

- Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành:

- Giải thích:

+ Tăng tỉ trọng những ngành gắn với các sản phẩm cao cấp, có chất lượng, khả năng cạnh tranh về giá cả.

+ Thực hiện cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng nâng cao trình độ công nghệ; đẩy mạnh chuyển đổi số; tập trung phát triển những ngành công nghiệp nền tảng, nhất là công nghiệp cơ khí, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ; ưu tiên phát triển những ngành công nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

- Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành:

- Giải thích: sự chuyển dịch trên nhằm phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững; đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước, khu vực và thế giới.

II. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế

Câu hỏi trang 67 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin trong bài, hãy:

- Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế ở nước ta.

- Giải thích sự chuyển dịch nêu trên.

Lời giải:

- Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế: tỉ trọng giá trị sản xuất của thành phần kinh tế Nhà nước giảm song vẫn giữ vai trò chủ đạo trong một số ngành công nghiệp then chốt. Tỉ trọng giá trị sản xuất của thành phần kinh tế ngoài Nhà nước và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng, trong đó kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng cho sự phát triển.

- Giải thích: sự chuyển dịch trên là do việc đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước cùng với chính sách mở cửa, hội nhập nền kinh tế của đất nước.

III. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ

Câu hỏi trang 67 Địa Lí 12: Dựa vào hình 16 và thông tin trong bài, hãy:

- Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ ở nước ta.

- Giải thích sự chuyển dịch nêu trên.

Dựa vào hình 16 và thông tin trong bài, hãy:Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ

Lời giải:

- Sự chuyển dịch: hình thành nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, các trung tâm công nghiệp,… Ngành công nghiệp giữa các vùng, các địa phương được bố trí ngày càng hợp lí, nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo mối liên kết chặt chẽ trong sản xuất.

- Giải thích: sự chuyển dịch trên nhằm khai thác hiệu quả thế mạnh của từng vùng, phù hợp với đặc điểm phát triển của từng ngành công nghiệp; tăng cường tính liên kết và hợp tác trong phát triển, phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.

Luyện tập (trang 69)

Luyện tập trang 69 Địa Lí 12: Dựa vào bảng 16.2, vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích tình hình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế nước ta, năm 2010 và 2021.

Dựa vào bảng 16.2, vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích tình hình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp

Lời giải:

- Vẽ biểu đồ:

Dựa vào bảng 16.2, vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích tình hình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp

- Nhận xét và giải thích: nhìn chung, cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế nước ta, năm 2010 và 2021 có sự chuyển dịch khá rõ rệt, theo hướng giảm tỉ trọng giá trị sản xuất của thành phần kinh tế Nhà nước, tỉ trọng giá trị sản xuất của thành phần kinh tế ngoài Nhà nước và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng. Cụ thể:

+ Tỉ trọng giá trị sản xuất của thành phần kinh tế Nhà nước thấp nhất và xu hướng giảm, từ 20,9% năm 2010 giảm xuống chỉ còn 6,5% năm 2021, giảm 14, 4%.

+ Tỉ trọng giá trị sản xuất của thành phần kinh tế ngoài Nhà nước tăng, từ 27,7% năm 2010 tăng lên đạt 34,4% năm 2021, tăng 6,7%.

+ Tỉ trọng giá trị sản xuất của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm lớn nhất và tăng nhanh, từ 51,4% năm 2010, tăng lên đạt 59,1% năm 2021, tăng 7,7%.

Sự chuyển dịch trên là phù hợp với mô hình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần kinh tế. Do việc đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước cùng với chính sách mở cửa, hội nhập nền kinh tế của đất nước.

Vận dụng (trang 69)

Vận dụng trang 69 Địa Lí 12: Tìm hiểu lịch sử hình thành, đặc điểm phân bố của một khu công nghiệp ở nước ta.

Lời giải:

Khu công nghiệp Quế Võ (Bắc Ninh)

Khu công nghiệp Quế Võ được thành lập theo quyết định số 1224 /QĐ/TTg của Thủ Tướng Chính Phủ ngày 19/12/2002. Đây là khu công nghiệp lớn nhất và quan trọng hàng đầu của Tỉnh Bắc Ninh với tổng diện tích 600 ha được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 (2002-2052) tổng diện tích 300 ha, giai đoạn 2 (2006-2056) tổng diện tích 300 ha. KCN Quế Võ mở rộng nằm trên địa phận các xã Nam Sơn (TP Bắc Ninh) và Phượng Mao, Phương Liễu (Quế Võ) có quy mô 300 ha, phía tây giáp KCN Quế Võ hiện có. Trong đó đất xây dựng nhà máy 202,57 ha; Trung tâm điều hành, dịch vụ công cộng 8,16 ha; giao thông 38,39 ha; các công trình kỹ thuật 8,78 ha và cây xanh chiếm 42,10 ha. Khu công nghiệp Quế Võ nằm trên trục đường giao thông quan trọng, nối liền các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh cũng như sân bay Quốc tế Nội Bài và các cảng biển Quốc tế, rất thuận tiện cho việc vận chuyển xuất nhập khẩu hàng hóa.

Xem thêm các bài giải bài tập Địa Lí lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 15. Thực hành: Tìm hiểu vai trò, tình hình phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản

Bài 16. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp

Bài 17. Một số ngành công nghiệp

Bài 18. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Bài 19.Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích tình hình phát triển ngành công nghiệp

Bài 20. Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành dịch vụ

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 16. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp

I. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP THEO NGÀNH

- Sự chuyển dịch trên nhằm phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững; đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước, khu vực và thế giới.

- Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành:

+ Tăng tỉ trọng những ngành gắn với các sản phẩm cao cấp, có chất lượng, khả năng cạnh tranh về giá cả.

+ Thực hiện cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng nâng cao trình độ công nghệ; đẩy mạnh chuyển đổi số; tập trung phát triển những ngành công nghiệp nền tảng, nhất là công nghiệp cơ khí, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ; ưu tiên phát triển những ngành công nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

II. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

- Trong những năm qua, cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế ở nước ta có nhiều thay đổi do đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước cừng với chính sách mở cửa, hội nhập nền kinh tế đất nước.

- Tỉ trọng giá trị sản xuất của thành phần kinh tế Nhà nước giảm song vẫn giữ vai trò chủ đạo trong một số ngành công nghiệp then chốt. Tỉ trọng giá trị sản xuất của thành phần kinh tế ngoài Nhà nước và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng, trong đó kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng cho sự phát triển.

III. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP THEO LÃNH THỔ

Lý thuyết Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 16: Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp

- Sự chuyển dịch: hình thành nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, các trung tâm công nghiệp,… Ngành công nghiệp giữa các vùng, các địa phương được bố trí ngày càng hợp lí, nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo mối liên kết chặt chẽ trong sản xuất.

- Giải thích: sự chuyển dịch trên nhằm khai thác hiệu quả thế mạnh của từng vùng, phù hợp với đặc điểm phát triển của từng ngành công nghiệp; tăng cường tính liên kết và hợp tác trong phát triển, phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.

Đánh giá

0

0 đánh giá