Lâm nghiệp và thủy sản là những ngành đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong

78

Với giải Mở đầu trang 53 Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 13: Vấn đề phát triển lâm nghiệp và thuỷ sản giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa Lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí 12 Bài 13: Vấn đề phát triển lâm nghiệp và thuỷ sản

Mở đầu trang 53 Địa Lí 12: Lâm nghiệp và thủy sản là những ngành đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong những năm qua. Nước ta có thế mạnh và hạn chế gì đối với sự phát triển lâm nghiệp và thủy sản? Tình hình phát triển và phân bố của các ngành này ra sao?

Lời giải:

- Thế mạnh và hạn chế:

+ Đối với lâm nghiệp: tài nguyên rừng; khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa; ¾ diện tích đồi núi chủ yếu đồi núi thấp, đồng bằng ven biển; chính sách phát triển lâm nghiệp; lao động nhiều kinh nghiệm; ứng dụng khoa học – công nghệ; sự phát triển của các ngành kinh tế. Hạn chế: thiên tai, biến đổi khí hậu; công tác bảo vệ rừng còn nhiều khó khăn.

+ Đối với thủy sản: vùng biển nhiệt đới rộng lớn nguồn lợi hải sản phong phú, nhiều ngư trường; nhiều bãi triều, đầm, phá, rừng ngập mặn, đảo, vịnh, sông, suối, kênh, rạch, ao, hồ, vùng trũng; khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa; thị trường tiêu thụ rộng lớn, lao động nhiều kinh nghiệm; cơ sở vật chất – kĩ thuật và khoa học – công nghệ ngày càng hiện đại; thị trường tiêu thụ mở rộng; chính sách phát triển ngành thủy sản. Hạn chế: ô nhiễm nước mặt, bão, gió mùa Đông Bắc; đội ngũ tàu thuyền và phương tiện đánh bắt hạn chế, cảng cá còn yếu kém, thị trường nhiều biến động.

- Tình hình phát triển và phân bố:

+ Ngành lâm nghiệp: giá trị sản xuất khoảng 63,3 nghìn tỉ đồng, gồm hoạt động trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng; khai thác, chế biến gỗ và lâm sản.

+ Ngành thủy sản: giá trị sản xuất chiếm hơn 23% tổng giá trị ngành nông – lâm – thủy sản, gồm khai thác và nuôi trồng thủy sản.

Đánh giá

0

0 đánh giá