Lời giải bài tập Địa Lí lớp 12 Bài 14: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Địa Lí 12. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Địa Lí 12 Bài 14: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Lời giải:
- Vai trò:
+ Trang trại: vai trò quan trọng đối với kinh tế - xã hội, môi trường, sự phát triển nông nghiệp.
+ Vùng chuyên canh: vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp
+ Vùng sinh thái nông nghiệp: vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng, cả nước.
- Tình hình phát triển và phân bố:
+ Trang trại: có 23 771 trang trại, phát triển rộng khắp cả nước.
+ Vùng chuyên canh: gồm vùng chuyên canh cây công nghiệp; vùng chuyên canh cây lương thực, thực phẩm; vùng chuyên canh cây ăn quả; cùng chuyên canh nuôi trồng thủy sản.
+ Vùng sinh thái nông nghiệp: có 7 vùng sinh thái nông nghiệp: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
- Xu hướng phát triển:
+ Trang trại: phát triển theo hướng trang trại hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số vào sản xuất.
+ Vùng chuyên canh: phát triển theo hướng gắn với công nghiệp chế biến, đẩy mạnh chuyển giao khoa học – công nghệ trong sản xuất.
+ Vùng sinh thái nông nghiệp: phát triển theo hướng hình thành vùng chuyên môn hóa nông nghiệp.
I. Trang trại
Lời giải:
- Khái niệm: là khu vực đất đai có diện tích tương đối lớn, thuộc quyền sử dụng của cá nhân, tổ chức cho mục đích sản xuất nông nghiệp hoặt chuyên ngành tổng hợp. Phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chí do Nhà nước quy định.
- Vai trò quan trọng đối với kinh tế - xã hội và môi trường, sự phát triển nông nghiệp:
+ Góp phần khai thác hiệu quả các lợi thế về vị trí địa lí, tự nhiên, dân cư – xã hội,…
+ Thúc đẩy việc khai thác diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất bị hoang mạc hóa vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cải thiện môi trường sinh thái.
+ Góp phần thúc đẩy sản xuất theo hướng hàng hóa, giúp các địa phương quy hoạch, hình thành vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi.
- Tình hình phát triển và phân bố:
+ Năm 2021 có 23 771 trang trị, trang trại trồng trọt chiếm 27,4%, trang trại chăn nuôi chiếm 57,8%, trang trại nuôi trồng thủy sản chiếm 11,8%.
+ Lao động trong trang trại chủ yếu là chủ trang trại, các thành viên trong gia đình, một số trang trại thuê lao động bên ngoài.
+ Phát triển rộng khắp cả nước, chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.
- Xu hướng phát triển: phát triển trang trại hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, đảm bảo yêu cầu môi trường, đạt chứng nhận tiêu chuẩn sản xuất chất lượng an toàn.
II. Vùng chuyên canh
Lời giải:
- Khái niệm: là vùng tập trung phát triển một hoặc một số loại cây trồng gắn với nguồn tài nguyên thiên nhiên (đất đai, khí hậu,…) từ đó năng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu của công nghiệp chế biến; tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, có khả năng cung cấp cho thị trường.
- Vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp:
+ Góp phần khai thác tốt điều kiện sinh thái nông nghiệp, kinh tế - xã hội khác nhau giữa các vùng.
+ Thúc đẩy nền nông nghiệp hàng hóa, tạo ra sản phẩm xuất khẩu.
+ Tạo ra nguồn nguyên liệu tập trung để phát triển công nghiệp chế biến.
+ Giải quyết việc làm, nâng cao hiệu quả kinh tế.
+ Góp phần áp dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.
- Tình hình phát triển và phân bố:
+ Vùng chuyển canh cây công nghiệp: ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, địa hình bán bình nguyên và cao nguyên, đất đỏ badan, khí hậu phân hóa mưa – khô rõ rệt,… tạo điều kiện phát triển các loại như cà phê, chè, cao su, hồ tiêu,…
+ Vùng chuyển canh cây lương thực, thực phẩm: ở ĐB sông Hồng và ĐB sông Cửu Long, địa hình đồng bằng, đất phù sa,… phát triển lúa gạo, rau đậu,…
+ Vùng chuyển canh cây ăn quả: ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (vải thiều, cam, đào, lê, mận,…), Tây Nguyên (bơ, chuối,…), Đông Nam Bộ (bười, cam, sầu riêng,…), ĐB sông Cửu Long (xoài, thanh long,…)
+ Vùng chuyển canh nuôi trồng thủy sản: phát triển mạnh ở ĐB sông Cửu Long với nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, cá,…
- Xu hướng phát triển: gắn với công nghiệp chế biến, đẩy mạnh chuyển giao khoa học – công nghệ trong sản xuất, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí vùng nguyên liệu nhằm phục vụ truy xuất nguồn gốc, đảm bảo chất lượng nông sản,… đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
III. Vùng sinh thái nông nghiệp
Lời giải:
- Khái niệm: là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, có sự tương đồng về điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ thâm canh, chuyên môn hóa trong sản xuất.
- Vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng, cả nước:
+ Góp phần sử dụng hiệu quả các tiềm năng và lợi thế của từng vùng.
+ Là cơ sở hình thành vùng chuyên môn hóa nông nghiệp, thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ trên cả nước.
- Tình hình phát triển và phân bố: nước ta có 7 vùng sinh thái nông nghiệp
Vùng sinh thái nông nghiệp |
Điều kiện phát triển nông nghiệp |
Các sản phẩm nông nghiệp chính |
Trung du và miền núi Bắc Bộ |
- Điều kiện sinh thái: địa hình núi, cao nguyên, đồi thấp; đất feralit, đá vôi, đá gơnai, đất phù sa cổ bạc màu; khí hậu cận nhiệt đới, ôn đới trên núi, có mùa đông lạnh; sinh vật cận nhiệt đới, ôn đới trên núi. - Điều kiện kinh tế - xã hội: mật độ dân số tương đối thấp, người dân có kinh nghiệp sản xuất lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới. Các cơ sở công nghiệp chế biến, điều kiện giao thông tương đối thuận lợi. Vùng núi còn nhiều khó khăn. |
- Cây công nghiệp cận nhiệt đới và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi,…) - Đậu tương, lạc, rau ôn đới. - Cây ăn quả, cây dược liệu. - Trâu, bò, lợn |
Đồng bằng sông Hồng |
- Điều kiện sinh thái: địa hình đồng bằng châu thổ, đất phù sa hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình; có mùa đông lạnh. - Điều kiện kinh tế - xã hội: mật độ dân số cao nhất cả nước, người dân có kinh nghiệm thâm canh lúa. Mạng lưới đô thị dày đặc, các thành phố tập trung nhiều cơ sở công nghiệp chế biến, cơ sở hạ tầng phát triển. Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đang được đẩy mạnh. |
- Lúa cao sản. - Cây thực phẩm, rau. - Cây ăn quả. - Lợn, bò sữa (ven thành phố lớn), gia cầm. - Thủy sản |
Bắc Trung Bộ |
- Điều kiện sinh thái: địa hình vùng đồi trước núi, đồng bằng nhỏ hẹp, đất phù sa, đất feralit, đất badan; thường xảy ra thiên tai bão, lụt, gió Lào. - Điều kiện kinh tế - xã hội: người dân có kinh nghiệm trong chinh phục tự nhiên, trong nuôi trồng và khai thác thủy sản. Điều kiện giao thông vận tải tương đối thuận lợi, có một số cơ cở công nghiệp chế biến nông sản. |
- Cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su) và hàng năm. - Bò, trâu lấy thịt. - Lúa. - Thủy sản. |
Duyên hải Nam Trung Bộ |
- Điều kiện sinh thái: đồng bằng hẹp, có nhiều vũng, vịnh thuận lợi nuôi trồng thủy sản. Hạn hán vào mùa khô. - Điều kiện kinh tế - xã hội: người dân có kinh nghiệm trong nuôi trồng và khai thác thủy sản, có các đô thị dọc ven biển, cơ sở công nghiệp chế biến nông sản. |
- Thủy sản. - Bò, thịt lợn. - Cây công nghiệp hàng năm (mía, bông,…). |
Tây Nguyên |
- Điều kiện sinh thái: các cao nguyên badan rộng lớn; khí hậu 2 mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa khô thiếu nước. - Điều kiện kinh tế - xã hội: có nhiều dân tộc sinh sống, trình độ canh tác nông nghiệp đang được nâng lên. Công nghiệp chế biến đang phát triển, cơ sở hạ tầng giao thông đang được đầu tư. |
- Cà phê, cao su, chè, dâu tằm, hồ tiêu. - Bò thịt và bò sữa. |
Đông Nam Bộ |
- Điều kiện sinh thái: các vùng đất badan và đất xám phù sa cổ rộng lớn, khá bằng phẳng, các vùng trũng có khả năng nuôi trồng thủy sản. Thiếu nước vào mùa khô. - Điều kiện kinh tế - xã hội: các thành phố lớn nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tập trung nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải thuận tiện. |
- cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều) và hàng năm (đậu tương, mía). - Bò thịt, bò sữa, gia cầm - Thủy sản. |
Đồng bằng sông Cửu Long |
- Điều kiện sinh thái: có các dải đất phù sa sông, đất phèn, đất mặn. Vùng biển nông, ngư trường rộng lớn. Vùng rừng ngập mặn nuôi trồng thủy sản. - Điều kiện kinh tế - xã hội: thị trường được mở rộng trong và ngoài nước, điều kiện giao thông vận tải tương đối thuận lợi. Một số đô thị có các cơ sở công nghiệp chế biến. |
- Lúa chất lượng cao. - Cây công nghiệp hàng năm (mía,…) - Cây ăn quả nhiệt đới. - Thủy sản. - Gia cầm (vịt) |
Luyện tập (trang 64)
Lời giải:
Vùng sinh thái nông nghiệp |
Tây Nguyên |
Đồng bằng sông Cửu Long |
Điều kiện phát triển |
- Điều kiện sinh thái: các cao nguyên badan rộng lớn; khí hậu 2 mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa khô thiếu nước. - Điều kiện kinh tế - xã hội: có nhiều dân tộc sinh sống, trình độ canh tác nông nghiệp đang được nâng lên. Công nghiệp chế biến đang phát triển, cơ sở hạ tầng giao thông đang được đầu tư. |
- Điều kiện sinh thái: có các dải đất phù sa sông, đất phèn, đất mặn. Vùng biển nông, ngư trường rộng lớn. Vùng rừng ngập mặn nuôi trồng thủy sản. - Điều kiện kinh tế - xã hội: thị trường được mở rộng trong và ngoài nước, điều kiện giao thông vận tải tương đối thuận lợi. Một số đô thị có các cơ sở công nghiệp chế biến. |
Các sản phẩm nông nghiệp chính |
- Cà phê, cao su, chè, dâu tằm, hồ tiêu. - Bò thịt và bò sữa. |
- Lúa chất lượng cao. - Cây công nghiệp hàng năm (mía,…) - Cây ăn quả nhiệt đới. - Thủy sản. - Gia cầm (vịt) |
Vận dụng (trang 64)
Lời giải:
Vùng chuyên canh cây cà phê Tây Nguyên
Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây cà phê lớn nhất của cả nước. với diện tích cho thu hoạch 647,60 nghìn ha, trong đó, hơn 500 nghìn ha dưới 15 năm tuổi và đang thời kỳ khai thác. Các địa phương trồng nhiều nhất là Đắk Lắk hơn 213 nghìn ha, Lâm Đồng hơn 172 nghìn ha và Đắk Nông khoảng 135 nghìn ha. Năng suất cà-phê năm 2021 đạt 28,2 tạ/ha, sản lượng cà-phê nhân đạt khoảng 1,816 triệu tấn. Giai đoạn 2014-2021, vùng Tây Nguyên có diện tích cà-phê tái canh và ghép cải tạo khoảng 129.000ha, trong đó 73,58% là diện tích trồng tái canh. Vùng chuyên canh thực hiện sản xuất cà phê theo hướng hữu cơ, bền vững, mô hình cà phê dưới tán rừng hay còn gọi là cà phê cảnh quan cũng được xem là một trong những cách để giúp cây cà phê ở Tây Nguyên phát triển bền vững. Từ đó làm thay đổi tư duy, phương thức canh tác, nhằm từng bước mở rộng quy mô sản xuất cà phê chất lượng cao, đưa cây cà phê trở về với tự nhiên, với “mẹ thiên nhiên” như vốn có.
Xem thêm các bài giải bài tập Địa Lí lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 13. Vấn đề phát triển lâm nghiệp và thuỷ sản.
Bài 14. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Bài 16. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp
Bài 17. Một số ngành công nghiệp
Bài 18. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 14. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
I. TRANG TRẠI
1. Vai trò
- Là khu vực đất đai có diện tích tương đối lớn, thuộc quyền sử dụng của cá nhân, tổ chức cho mục đích sản xuất nông nghiệp hoặt chuyên ngành tổng hợp. Phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chí do Nhà nước quy định.
- Vai trò quan trọng đối với kinh tế - xã hội và môi trường, sự phát triển nông nghiệp:
+ Góp phần khai thác hiệu quả các lợi thế về vị trí địa lí, tự nhiên, dân cư – xã hội,…
+ Thúc đẩy việc khai thác diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất bị hoang mạc hóa vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cải thiện môi trường sinh thái.
+ Góp phần thúc đẩy sản xuất theo hướng hàng hóa, giúp các địa phương quy hoạch, hình thành vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi.
2. Tình hình phát triển và phân bố:
- Năm 2021 có 23 771 trang trị, trang trại trồng trọt chiếm 27,4%, trang trại chăn nuôi chiếm 57,8%, trang trại nuôi trồng thủy sản chiếm 11,8%.
- Lao động trong trang trại chủ yếu là chủ trang trại, các thành viên trong gia đình, một số trang trại thuê lao động bên ngoài.
- Phát triển rộng khắp cả nước, chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.
3. Xu hướng phát triển: Phát triển trang trại hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, đảm bảo yêu cầu môi trường, đạt chứng nhận tiêu chuẩn sản xuất chất lượng an toàn.
II. VÙNG CHUYÊN CANH
1. Vai trò
- Khái niệm: là vùng tập trung phát triển một hoặc một số loại cây trồng gắn với nguồn tài nguyên thiên nhiên (đất đai, khí hậu,…) từ đó năng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu của công nghiệp chế biến; tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, có khả năng cung cấp cho thị trường.
- Vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp:
+ Góp phần khai thác tốt điều kiện sinh thái nông nghiệp, kinh tế - xã hội khác nhau giữa các vùng.
+ Thúc đẩy nền nông nghiệp hàng hóa, tạo ra sản phẩm xuất khẩu.
+ Tạo ra nguồn nguyên liệu tập trung để phát triển công nghiệp chế biến.
+ Giải quyết việc làm, nâng cao hiệu quả kinh tế.
+ Góp phần áp dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.
2. Tình hình phát triển và phân bố:
- Vùng chuyển canh cây công nghiệp: ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, địa hình bán bình nguyên và cao nguyên, đất đỏ badan, khí hậu phân hóa mưa – khô rõ rệt,… tạo điều kiện phát triển các loại như cà phê, chè, cao su, hồ tiêu,…
- Vùng chuyển canh cây lương thực, thực phẩm: ở ĐB sông Hồng và ĐB sông Cửu Long, địa hình đồng bằng, đất phù sa,… phát triển lúa gạo, rau đậu,…
- Vùng chuyển canh cây ăn quả: ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (vải thiều, cam, đào, lê, mận,…), Tây Nguyên (bơ, chuối,…), Đông Nam Bộ (bười, cam, sầu riêng,…), ĐB sông Cửu Long (xoài, thanh long,…)
- Vùng chuyển canh nuôi trồng thủy sản: phát triển mạnh ở ĐB sông Cửu Long với nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, cá,…
3. Xu hướng phát triển: Gắn với công nghiệp chế biến, đẩy mạnh chuyển giao khoa học – công nghệ trong sản xuất, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí vùng nguyên liệu nhằm phục vụ truy xuất nguồn gốc, đảm bảo chất lượng nông sản,… đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
III. VÙNG SINH THÁI NÔNG NGHIỆP
1. Vai trò
- Khái niệm: là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, có sự tương đồng về điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ thâm canh, chuyên môn hóa trong sản xuất.
- Vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng, cả nước:
+ Góp phần sử dụng hiệu quả các tiềm năng và lợi thế của từng vùng.
+ Là cơ sở hình thành vùng chuyên môn hóa nông nghiệp, thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ trên cả nước.
2. Tình hình phát triển và phân bố: Nước ta có 7 vùng sinh thái nông nghiệp
Vùng sinh thái nông nghiệp |
Điều kiện phát triển nông nghiệp |
Các sản phẩm nông nghiệp chính |
Trung du và miền núi Bắc Bộ |
- Điều kiện sinh thái: địa hình núi, cao nguyên, đồi thấp; đất feralit, đá vôi, đá gơnai, đất phù sa cổ bạc màu; khí hậu cận nhiệt đới, ôn đới trên núi, có mùa đông lạnh; sinh vật cận nhiệt đới, ôn đới trên núi. - Điều kiện kinh tế - xã hội: mật độ dân số tương đối thấp, người dân có kinh nghiệp sản xuất lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới. Các cơ sở công nghiệp chế biến, điều kiện giao thông tương đối thuận lợi. Vùng núi còn nhiều khó khăn. |
- Cây công nghiệp cận nhiệt đới và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi,…) - Đậu tương, lạc, rau ôn đới. - Cây ăn quả, cây dược liệu. - Trâu, bò, lợn |
Đồng bằng sông Hồng |
- Điều kiện sinh thái: địa hình đồng bằng châu thổ, đất phù sa hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình; có mùa đông lạnh. - Điều kiện kinh tế - xã hội: mật độ dân số cao nhất cả nước, người dân có kinh nghiệm thâm canh lúa. Mạng lưới đô thị dày đặc, các thành phố tập trung nhiều cơ sở công nghiệp chế biến, cơ sở hạ tầng phát triển. Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đang được đẩy mạnh. |
- Lúa cao sản. - Cây thực phẩm, rau. - Cây ăn quả. - Lợn, bò sữa (ven thành phố lớn), gia cầm. - Thủy sản |
Bắc Trung Bộ |
- Điều kiện sinh thái: địa hình vùng đồi trước núi, đồng bằng nhỏ hẹp, đất phù sa, đất feralit, đất badan; thường xảy ra thiên tai bão, lụt, gió Lào. - Điều kiện kinh tế - xã hội: người dân có kinh nghiệm trong chinh phục tự nhiên, trong nuôi trồng và khai thác thủy sản. Điều kiện giao thông vận tải tương đối thuận lợi, có một số cơ cở công nghiệp chế biến nông sản. |
- Cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su) và hàng năm. - Bò, trâu lấy thịt. - Lúa. - Thủy sản. |
Duyên hải Nam Trung Bộ |
- Điều kiện sinh thái: đồng bằng hẹp, có nhiều vũng, vịnh thuận lợi nuôi trồng thủy sản. Hạn hán vào mùa khô. - Điều kiện kinh tế - xã hội: người dân có kinh nghiệm trong nuôi trồng và khai thác thủy sản, có các đô thị dọc ven biển, cơ sở công nghiệp chế biến nông sản. |
- Thủy sản. - Bò, thịt lợn. - Cây công nghiệp hàng năm (mía, bông,…). |
Tây Nguyên |
- Điều kiện sinh thái: các cao nguyên badan rộng lớn; khí hậu 2 mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa khô thiếu nước. - Điều kiện kinh tế - xã hội: có nhiều dân tộc sinh sống, trình độ canh tác nông nghiệp đang được nâng lên. Công nghiệp chế biến đang phát triển, cơ sở hạ tầng giao thông đang được đầu tư. |
- Cà phê, cao su, chè, dâu tằm, hồ tiêu. - Bò thịt và bò sữa. |
Đông Nam Bộ |
- Điều kiện sinh thái: các vùng đất badan và đất xám phù sa cổ rộng lớn, khá bằng phẳng, các vùng trũng có khả năng nuôi trồng thủy sản. Thiếu nước vào mùa khô. - Điều kiện kinh tế - xã hội: các thành phố lớn nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tập trung nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải thuận tiện. |
- cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều) và hàng năm (đậu tương, mía). - Bò thịt, bò sữa, gia cầm - Thủy sản. |
Đồng bằng sông Cửu Long |
- Điều kiện sinh thái: có các dải đất phù sa sông, đất phèn, đất mặn. Vùng biển nông, ngư trường rộng lớn. Vùng rừng ngập mặn nuôi trồng thủy sản. - Điều kiện kinh tế - xã hội: thị trường được mở rộng trong và ngoài nước, điều kiện giao thông vận tải tương đối thuận lợi. Một số đô thị có các cơ sở công nghiệp chế biến. |
- Lúa chất lượng cao. - Cây công nghiệp hàng năm (mía,…) - Cây ăn quả nhiệt đới. - Thủy sản. - Gia cầm (vịt) |