Nêu ấn tượng về trạng thái cảm xúc của tác giả thể hiện ở hai câu thơ mở đầu

572

Trả lời Câu hỏi 2 trang 47 Ngữ văn 12 Tập 1 Kết nối tri thức chi tiết trong bài Tây Tiến giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 12. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Tây Tiến (Quang Dũng)

Câu hỏi 2 trang 47 SGK Ngữ Văn 12 Tập 1Đọc đoạn thơ 1 và thực hiện các yêu cầu sau: 

a. Nêu ấn tượng về trạng thái cảm xúc của tác giả thể hiện ở hai câu thơ mở đầu. 

b. Cho biết hình dung của bạn về bức tranh thiên nhiên và con đường hành quân của đoàn binh Tây Tiến. 

c. Phân tích những hình ảnh thể hiện ấn tượng ban đầu của tác giả về đoàn quân Tây Tiến 

d. Nêu cảm nhận về nhạc điệu trong bốn câu thơ sau: 

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống 

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Trả lời:

a. Ấn tượng về trạng thái cảm xúc được tác giả thể hiện ở hai câu thơ mở đầu:

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi” Câu thơ như tiếng gọi chân thành, tha thiết xuất phát từ trái tim và tâm hồn người thi sĩ. Bằng cách sử dụng câu cảm thán mở đầu bài thơ, Quang Dũng đã gọi tên cảm hứng của bài thơ là nỗi nhớ cồn cào,da diết về núi rừng Tây Bắc.Bằng thủ pháp nghệ thuật nhân hóa, câu thơ trở nên đẹp diệu kì. “Sông Mã” không đơn thuần là con sông mà nó còn trở thành một hình ảnh hiện hữu, một nhân chứng lịch sử. 

Câu thơ thứ hai với điệp từ “nhớ” được lặp lại hai lần đã diễn tả trạng thái nhớ nhung, nỗi nhớ da diết đang ùa vào tâm trí Quang Dũng. Tính từ “chơi vơi” kết hợp với từ “nhớ” đã khắc sâu tình cảm nhớ nhung da diết của nhà thơ và nỗi nhớ đó như cơn thác lũ tràn vào tâm trí nhà thơ đã đẩy ông vào trạng thái bồng bềnh, hư ảo. 

b. Hình dung về bức tranh thiên nhiên và con đường hành quân của đoàn binh Tây Tiến. 

-  Vẻ đẹp hùng vĩ dữ dội 

 + Chủ yếu được sử dụng trong các câu thơ tả sương núi dày đặc, đồi núi hiểm trở và hoang sơ, bí hiểm của núi rừng : “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi” – màn sương ở Sài Khao mênh mông dày đặc, có thể che kín cả một đoàn quân, trùm phủ núi rừng. “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm – Heo hút cồn mây súng ngửi trời” – Dốc núi quanh co trùng điệp vô tận, một bên vút lên cao ngất trời, một bên đổ xuống vực sâu. Núi rừng Tây Bắc còn hoang sơ, bí hiểm bởi tiếng thác oai linh , tiếng cọp hú gầm. Sức mạnh thiên nhiên khủng khiếp ấy đã ngự trị nơi núi rừng ấy tự bao giờ

- Vẻ đẹp lãng mạn nên thơ của thiên nhiên núi rừng chủ yếu được thể hiện trong các câu thơ miêu tả hoa, mưa rừng, chiều sương…

+ “Mường Lát hoa về trong đêm hơi” Hoa rừng tỏa hương, vương vấn trong đêm sương. 

+ “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” . Thung lũng mờ mịt, nhạt nhòa trong mưa. 

+ “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” 

c. Những hình ảnh thể hiện ấn tượng ban đầu của tác giả về đoàn quân Tây Tiến

- Sông Mã: hình ảnh hiện hữu minh chứng cho lịch sử hào hứng của dân tộc, là chứng nhân lịch sử cho cuộc đời người lính Tây Tiến với biết bao niềm vui, nỗi buồn. 

- Sài Khao: nơi đoàn quân bước qua trong sương mờ để tới chiến trường

- Mường Lát: là những đêm ẩm ướt đọng hơi nước và mùi hoa 

→ Những địa danh này đánh dấu những kỉ niệm về một vùng núi cao, sương mờ, khó khăn nhưng đầy mộng mơ. 

- Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm : gợi sự hiểm trở của thiên nhiên, con đường hành quân dài và nguy hiểm. Nhưng sau gian khổ là hình ảnh “nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” thướt tha, hùng vĩ, nhưng cũng đầy xót xa.

- Oai linh thác gầm thét : sự hiểm nguy rình rập của rừng nước, bằng tiếng cọp và thác dữ có thể cướp đi tính mạng của những người lính bất kì lúc nào. 

- Mai Châu mùa em : hình ảnh những cô gái thướt tha, dịu dàng, yêu kiều, đáng yêu nơi núi rừng buốt giá. 

- Hình ảnh “cồn mây” góp phần cực tả độ cao của đèo dốc, tô đậm cái hùng vĩ của cảnh núi rừng, độ cao ấy được hình dung cụ thể hơn qua hình ảnh “súng ngửi trời” một độ cao chỉ thấy cái hiểm nguy nghẹt thở đe dọa cuộc sống con người nhưng lại được nhà thơ nói theo kiểu nhẹ tênh pha chút ngang tàn kiểu lính. 

d.

 - Bốn câu thơ được trích trong đoạn đầu của bài thơ Tây Tiến đã tái hiện lại bức tranh hoành tráng, hùng vĩ và thơ mộng của núi rừng Tây Bắc với sự hoang sơ, heo hút, khắc nghiệt, hiểm trở, với sự hùng vĩ, dữ dội mà trữ tình, thơ mộng. Cảnh thơ không chỉ nói lên sự vất vả, khó khăn, gian khổ mà còn diễn tả được vẻ hào hùng, tài hoa và tinh thần lãng mạn của người lính Tây Tiến.  

- Bốn câu thơ sử dụng nhiều từ ngữ giàu giá trị tạo hình (khúc khuỷu, thăm thẳm, cồn mây, súng ngửi trời, ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống...), cách ngắt nhịp độc đáo và lối tiểu đối của các câu thơ "Dốc lên khúc khuỷu/dốc thăm thẳm". "Ngàn thước lên cao/ngàn thước xuống", cùng với sự phối hợp các thanh trắc ở ba câu đầu làm cho hình ảnh thơ giàu chất hội họa diễn tả thật đắc địa sự trùng điệp, hiểm trở của núi đèo Tây Bắc và những thử thách khắc nghiệt, gian khổ của người lính Tây Bắc.

- "Súng ngửi trời" là sự sáng tạo hình ảnh lạ của nhà thơ - người lính, là một cách nối vui, tinh nghịch về cách đo chiều cao riêng của linh. Hình ảnh "súng ngửi trời" đã bắc được một nhịp cầu phi logic giữa hai sự vật cách xa nhau trong không gian, trong thời gian (tạo liên tưởng về hình ảnh "đầu súng trăng treo" trong thơ Chính Hữu).

- Câu thơ thứ tư toàn thanh bằng tạo âm hưởng, nhịp điệu dàn trải (sau ba câu trên với tiết tấu mạnh, khỏe, gay gắt) làm cho sự hoang vu, heo hút trở nên gần gũi, ấm áp, sự hùng vĩ hiểm trở mang nét trữ tình thơ mộng, đồng thời làm toát lên chất trẻ trung, lạc quan của những chàng trai Tây Tiến.

Đánh giá

0

0 đánh giá