Nhận diện các yếu tố: nhịp điệu, nhạc điệu, đối và những từ kết hợp khác lạ trong đoạn thơ

114

Trả lời Câu hỏi 2 trang 45 Ngữ văn 12 Tập 1 Kết nối tri thức chi tiết trong bài Tây Tiến giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 12. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Tây Tiến (Quang Dũng)

Câu hỏi 2 trang 45 SGK Ngữ Văn 12 Tập 1 Nhận diện các yếu tố: nhịp điệu, nhạc điệu, đối và những từ kết hợp khác lạ trong đoạn thơ. 

Trả lời:

- Nhịp điệu: Sử dụng câu thơ toàn thanh trắc hoặc thanh bằng tạo cảm giác về sự gân  guốc, khúc khuỷu, hiểm trở của dãy núi hoặc cảm giác bình yên của hình ảnh ngôi nhà trong mưa (Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm; Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi). Cách sử dụng các câu thơ toàn thanh trắc hoặc thanh bằng cũng giống cách sử dụng những gam màu trong hội họa: giữa những gam màu nóng, tác giả sử dụng gam màu lạnh làm dịu cả khổ thơ.Chủ yếu là nhịp 4/3, 2/2/3.

- Sử dụng biện pháp đối:

+ Đối hình ảnh trong một câu thơ: Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống.

+ Đối hình ảnh trong đoạn thơ: Hình ảnh thiên nhiên dữ dội và hình ảnh sinh hoạt của người dân bình yên.

+ Đối thanh điệu: Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm và Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

- Sử dụng các từ láy có sức biểu cảm cao: chơi vơi, khúc khuỷu, thăm thẳm.

- Vần: đa dạng, kết hợp các vần lưng, vần chân liền, vần chân cách

Đánh giá

0

0 đánh giá