Trong hai câu luận, tác giả sử dụng những biểu tượng quen thuộc của thơ trung đại để bày tỏ nỗi lòng. Hãy giải thích

543

Trả lời Câu hỏi 4 trang 44 Ngữ văn 12 Tập 1 Kết nối tri thức chi tiết trong bài Cảm hoài (Nỗi lòng – Đặng Dung) giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 12. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Cảm hoài (Nỗi lòng – Đặng Dung)

Câu hỏi 4 trang 44 SGK Ngữ Văn 12 Tập 1Trong hai câu luận, tác giả sử dụng những biểu tượng quen thuộc của thơ trung đại để bày tỏ nỗi lòng. Hãy giải thích ý nghĩa của một số biểu tượng  (xoay trục đất, rửa binh khí, kéo sông Ngân…) và nêu cảm nhận về nỗi lòng của nhân vật trữ tình. 

Trả lời:

Giải thích ý nghĩa của một số biểu tượng quen thuộc: 

+ “xoay trục đất, kéo sông Ngân” : Hình tượng một con người to lớn, ấp ủ hoài bão kinh người, con người muốn lên cao chiếm lĩnh về không gian trong cái nhìn xa xăm, bao quát, đăng cao để viễn vọng, để “thu vào tầm mắt muôn trùng nước non” 

+ “rửa binh khí” : Có thể hiểu là chuẩn bị binh sĩ trước khi gặp mưa. Vũ Vương chuẩn bị binh sĩ để phạt trừng kẻ thù và gặp mưa. Mặc dù có người nghĩ rằng điều này không thuận lợi, nhưng Vũ Vương cho rằng là trời giúp rửa sạch binh khí để chuẩn bị cho cuộc xuất chinh. Cũng có thể hiểu “rửa binh khí” là rửa sạch binh khí để cất giữ, ý nói đến sự chuẩn bị cho chiến tranh. Ở đây, Đặng Dung đang đưa quân đánh quân Minh, thể hiện ý sẵn sàng chiến đấu hoặc ý nói đất nước thanh bình không còn cảnh binh lửa, sau khi thắng trận trở về, các tướng cầm quân tìm đến bãi sông rộng để binh sĩ được tắm mát nghỉ ngơi. 

+ “Long Tuyền”: thanh tể tướng kiếm, đây là thanh dương, một trong bốn kiếm báu trong kho tàng điển tích Tàu. 

Đánh giá

0

0 đánh giá