TOP 20 Đoạn văn phân tích một biểu tượng đặc sắc trong bài thơ Cảm hoài

13.9 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn phân tích một biểu tượng đặc sắc trong bài thơ Cảm hoài Ngữ văn 12 Kết nối tri thức, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.

Đoạn văn phân tích một biểu tượng đặc sắc trong bài thơ Cảm hoài

TOP 20 Đoạn văn phân tích một biểu tượng đặc sắc trong bài thơ Cảm hoài (ảnh 1)

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một biểu tượng mà bạn cho là đặc sắc trong bài thơ Cảm hoài

Đoạn văn phân tích một biểu tượng đặc sắc trong bài thơ Cảm hoài - Mẫu 1

Bài thơ “Cảm hoài” là một bài thơ tiêu biểu cho sáng tác của Đặng Dung. Nhận xét về bài thơ, nhà thơ Lý Tử Tấn đã từng nhận xét “Phi hào kiệt chi sĩ bất năng” – Không phải kẻ sĩ hào kiệt thì không làm nổi. Quả đúng là như vậy, bằng tấm lòng yêu nước cao đẹp cùng ý thức sâu sắc về trách nhiệm của “kẻ làm trai”, nhà thơ đã thể hiện khao khát cống hiến, cứu nước giúp đời đồng thời thể hiện tâm trạng xót xa, đau khổ khi chưa kịp hoàn thành nghiệp lớn. Để nói lên chí khí, khát vọng của bản thân, Đặng Dung đã sử dụng hai hình ảnh biểu tượng thật độc đáo, hình ảnh ấy thật kì vĩ, mang tầm vóc vũ trụ đó chính là “phù địa trục” và “vấn thiên hà”. Đây là hình tượng một con người to lớn, ấp ủ hoài bão kinh người, con người muốn lên cao chiếm lĩnh về không gian trong cái nhìn xa xăm, bao quát, đăng cao để viễn vọng, để “thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”. Và đó cũng chính là khát vọng thành thực, đẹp đẽ nhất trong cuộc đời của người anh hùng Đặng Dung. Nhà thơ khao khát xoay chuyển trái đất, xoay chuyển xã hội đảo điên loạn lạc, xoay vần thế sự, mong muốn được góp sức lực. Qua hai biểu tượng này ta có thể thấy rằng nhà thơ không chỉ là một con người khao khát cống hiến tài năng mà ông còn thổ lộ những ước muốn đầy nhân văn, mong muốn về một tương lai hòa bình, thịnh vượng, không còn đao bình, chết chóc. 

Đoạn văn phân tích một biểu tượng đặc sắc trong bài thơ Cảm hoài - Mẫu 2

Nhận xét về bài thơ Đặng Dung, nhà thơ Lý Tử Tấn đã từng nhận xét “Phi hào kiệt chi sĩ bất năng” (Không phải kẻ sĩ hào kiệt thì không làm nổi). Quả đúng như vậy, bằng tấm lòng yêu nước cao đẹp cùng ý thức sâu sắc về trách nhiệm của “kẻ làm trai”, Đặng Dung trong Cảm hoài đã thể hiện được khát khao cống hiến, cứu nước giúp đời mạnh mẽ đồng thời thể hiện tâm trạng xót xa, đau khổ khi chưa kịp hoàn thành nghiệp lớn thì tuổi già đã đến. Mở đầu bài thơ, Đặng Dung đã phản ánh được tình hình thế sự của nước ta vào những năm 1407 – 1409 khi quân Minh kéo vào đóng chiếm Đại Việt. Bất bình trước sự cuồng loạn của giặc Minh, mong muốn được mang sức lực ra cứu nước, cứu đời nhưng bất lực vì tuổi đã già. Nhìn thế sự đảo điên trong sự bất lực, bi kịch của người anh hùng lỡ thời thể hiện rõ nét qua hai câu thơ đầu tiên của bài: “Thế sự du du nại lão hà, Vô cùng thiên địa nhập hàm ca.” (Sự đời dằng dặc mà ta già rồi, biết làm sao đây Trời đất mênh mông thu vào trong cuộc rượu hát nghêu ngao) “Thế sự du du” phản ánh được cái dằng dặc, phức tạp của xã hội trong cơn biến loạn dữ dội. Thời thế đảo điên với sự ngông cuồng cướp phá của giặc đã khơi dậy sự bất bình sâu sắc, nhà thơ khát khao được nhập cuộc, góp phần công sức cho sự nghiệp đấu tranh, bảo vệ non sông, đất nước nhưng đành bất lực trong tiếng thở dài vì tuổi đã già. Câu thơ mang hình thức của câu hỏi đã thể hiện sự trăn trở, day dứt khôn nguôi của người anh hùng lỡ thời có chí lớn nhưng lực bất tòng tâm. Đó chính là cái chí lớn của người anh hùng.

TOP 20 Đoạn văn phân tích một biểu tượng đặc sắc trong bài thơ Cảm hoài (ảnh 2)

Đoạn văn phân tích một biểu tượng đặc sắc trong bài thơ Cảm hoài - Mẫu 3

Chỉ với Cảm hoài bài thơ duy nhất còn để lại cho đời sau, nhưng tên tuổi của Đặng Dung và tên của bài thơ, những vần điệu bi hùng ấy cũng đã đủ đi vào cõi bất tử trong tâm của người Việt Nam muôn thế hệ. Biểu tưởng nổi bật trong bài thơ chính là người anh hùng. Hình ảnh đầy bi tráng của người anh hùng, tuy thất thế mà vẫn hiên ngang rất mực. Thể hiện một chí khí và một khát vọng anh hùng ngút trời đậm chất anh hùng ca mang âm hưởng chung của hào khí Đông A, âm điệu hùng tráng của dòng thơ văn chiến đấu chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV của nước ta.

Đoạn văn phân tích một biểu tượng đặc sắc trong bài thơ Cảm hoài - Mẫu 4

 Cảm hoài là một bài thơ tiêu biểu cho sáng tác của Đặng Dung. Bằng tấm lòng yêu nước cao đẹp cùng ý thức sâu sắc về trách nhiệm của kẻ làm trai, nhà thơ đã thể hiện khao khát cống hiến, cứu nước giúp đời đồng thời thể hiện tâm trạng xót xa, đau khổ khi chưa kịp hoàn thành nghiệp lớn. Đặng Dung đã sử dụng hai hình ảnh biểu tượng thật độc đáo, hình ảnh ấy thật kì vĩ, mang tầm vóc vũ trụ đó chính là phù địa trục và vấn thiên hà. Đây là hình tượng một con người to lớn, ấp ủ hoài bão, con người muốn lên cao chiếm lĩnh. Nhà thơ khao khát xoay chuyển trái đất, xoay chuyển xã hội đảo điên loạn lạc, xoay vần thế sự, mong muốn được góp sức lực. Qua biểu tượng này ta có thể thấy rằng nhà thơ là một con người khao khát cống hiến tài năng, thổ lộ những ước muốn về một tương lai hòa bình, thịnh vượng, không còn đao bình, chết chóc. Hình ảnh đầy bi tráng của người anh hùng, tuy thất thế mà vẫn rất mực hiên ngang.

Đoạn văn phân tích một biểu tượng đặc sắc trong bài thơ Cảm hoài - Mẫu 5

Bài thơ “Cảm hoài” là một bài thơ tiêu biểu cho sáng tác của Đặng Dung. Nhà thơ đã thể hiện khao khát cống hiến, cứu nước giúp đời đồng thời thể hiện tâm trạng xót xa, đau khổ khi chưa kịp hoàn thành nghiệp lớn. Để nói lên chí khí, khát vọng của bản thân, Đặng Dung đã sử dụng hai hình ảnh biểu tượng mang tầm vóc vũ trụ đó chính là “phù địa trục” và “vấn thiên hà”. Đây là hình tượng một con người to lớn, ấp ủ hoài bão kinh người, con người muốn lên cao chiếm lĩnh về không gian trong cái nhìn xa xăm, bao quát, đăng cao để viễn vọng, để “thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”. Và đó cũng chính là khát vọng thành thực, đẹp đẽ nhất trong cuộc đời của người anh hùng Đặng Dung. Qua hai biểu tượng này ta có thể thấy rằng nhà thơ là một con người khao khát cống hiến, ước muốn đầy nhân văn về một tương lai hòa bình, thịnh vượng, không còn đao binh, chết chóc.

Đoạn văn phân tích một biểu tượng đặc sắc trong bài thơ Cảm hoài - Mẫu 6

Đặng Dung, với bản thân là một vị tướng, khi cầm bút, ông đã tạo nên tác phẩm tuyệt vời “Cảm hoài”.

Thời lai đồ điếu thành công dị

Vận khứ anh hùng ẩm hận đa

Trong đoạn thơ này, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của thời cơ và tiếc nuối khi vận số đã hết. Ông cho rằng thời cơ quan trọng, khi đến, ngay cả những người tầm thường cũng có thể đạt được thành công. Nhưng nếu không có thời cơ, dù có tài giỏi, anh hùng thế nào cũng khó có thể làm nên việc lớn. Ngược lại, ông cũng thể hiện sự bi đát, thất vọng của những anh hùng khi vận mệnh đã hết, đành phải nuốt lời. Qua đó, bài thơ không chỉ là lời tâm sự của một con người nhập thế, hết lòng với dân tộc và đất nước, mà còn là tác phẩm xuất sắc đại diện cho hào khí Đông A.

Đoạn văn phân tích một biểu tượng đặc sắc trong bài thơ Cảm hoài - Mẫu 7

Trong số nhiều tác phẩm nổi tiếng về tình yêu nước thời Lý – Trần, Đặng Dung nổi bật với bài thơ độc đáo - 'Cảm hoài'. Giống như nhiều người nam nhi khác, Đặng Dung cũng có ước vọng lớn muốn cứu nước nhưng không thể thực hiện được:

Quốc thừ vị báo đầu tiên bạch

Kỉ độ long tuyền đái nguyệt ma

Câu thơ là biểu tượng của nỗi xót xa vô tận của nhà thơ vì sức mạnh không đủ. Ông buồn vì 'thù nước chưa báo xong mà đầu tóc đã sớm bạc'. Ông cảm thấy như mình phải xin lỗi vì chưa trả xong nợ công danh và sứ mệnh cứu nước cũng không thành công, ông như trách mình vì không hoàn thành sứ mệnh của một người nam nhi đối với đất nước đang trong nguy cơ. Có được tấm lòng như vậy đã là quý báu, dù bất lực mà anh hùng vẫn không từ bỏ, điều đó là đáng khen ngợi hơn rất nhiều. Chí khí của anh hùng muốn đối mặt với quy luật khắc nghiệt của tạo hóa. Ông không chịu đầu hàng trước hoàn cảnh, vẫn nuôi dưỡng lòng tráng chí và khao khát thực hiện ý nguyện tiêu diệt thù địch cứu nước.

Đánh giá

0

0 đánh giá