Từ Hình 7.4, khi thay đổi vị trí amino acid trong peptide, như: Gly-Ala thành Ala-Gly thì các peptide này có cấu tạo khác nhau như thế nào

87

Với giải Luyện tập trang 42 Hóa học 12 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 7: Amino acid và peptide giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học 12 Bài 7: Amino acid và peptide

Luyện tập trang 42 Hóa học 12Từ Hình 7.4, khi thay đổi vị trí amino acid trong peptide, như: Gly-Ala thành Ala-Gly thì các peptide này có cấu tạo khác nhau như thế nào?

Lời giải:

Gly-Ala

 Giải SGK Hóa 12 Bài 7 (Chân trời sáng tạo): Amino acid và peptide (ảnh 8)

Amino acid đầu N là glycine, amino acid đầu C là alanine (nhóm CO của glycine liên kết với NH của alanine).

Ala-Gly

 Giải SGK Hóa 12 Bài 7 (Chân trời sáng tạo): Amino acid và peptide (ảnh 9)

Amino acid đầu N là alanine, amino acid đầu C là glycine (nhóm CO của alanine liên kết với NH của glycine).

Lý thuyết Peptide

1. Khái niệm và cấu tạo

- Peptide là hợp chất hữu cơ được hình thành từ các đơn vị α- amino acid liên kết với nhau qua liên kết peptide ( - CO – NH – )

- Peptide được tạo thành từ 2,3,4,… đơn vị α-amino acid lần lượt được gọi là dipeptide, tripeptide, tetrapeptide,… Peptide được tạo thành từ nhiều đơn vị α-amino acid được gọi là polypeptide.

2. Tính chất hóa học

1. Phản ứng thủy phân

Khi đun nóng peptide với dung dịch acid hoặc kiềm sẽ xảy ra phản ứng thủy phân. Tùy thuộc vào pH của phản ứng sẽ cho sản phẩm cuối cùng là các phân tử α- amino acid ở các dạng khác nhau (phân tử trung hòa, cation, anion).

2. Phản ứng màu biuret

Trừ dipeptide, các peptide còn lại có khả năng hòa tan Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo thành phức chất tan trong nước có màu tím đặc trưng. Phản ứng này còn được gọi là phản ứng màu biuret.

Đánh giá

0

0 đánh giá