Giải SGK Hóa 12 Bài 10 (Chân trời sáng tạo): Chất dẻo và vật liệu composite

2 K

Lời giải bài tập Hóa học lớp 12 Bài 10: Chất dẻo và vật liệu composite sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết sẽ giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Hóa học 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học 12 Bài 10: Chất dẻo và vật liệu composite

Mở đầu trang 55 Hóa học 12Chất dẻo đầu tiên là poly(vinỵl chloride), được phát triển vào năm 1838. Tiếp theo đó là các chất dẻo sản xuất từ polystyrene vào năm 1839, ... Nhưng cho đến khi nhà hoá học người Mỹ, Leo Baekeland khám phá ra poly(phenol formaldehyde) vào năm 1937 thì chất dẻo mới phát triển mạnh mẽ.

Chất dẻo là gì? Chúng có thành phần và các tính chất cơ lí gì?

Lời giải:

Chất dẻo là những vật liệu polymer có tính dẻo.

- Thành phần của chất dẻo bao gồm: polymer là thành phần chính, các chất hoá dẻo và chất độn.

- Tính chất cơ lí: Chất dẻo có khả năng bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp lực bên ngoài và vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng.

Câu hỏi 1 trang 56 Hóa học 12Hệ thống ống dẫn và thoát nước sinh hoạt chủ yếu làm từ chất dẻo PVC (Hình 10.1). Hãy cho biết ưu điểm và nhược điểm của vật liệu này.

Lời giải:

- Ưu điểm:

+ Ống PVC có trọng lượng nhẹ, dễ dàng vận chuyển và lắp đặt.

+ Có khả năng chống tác động hóa chất, chống ăn mòn và không bị ảnh hưởng bởi môi trường nước mặn.

+ Độ bền cao và tuổi thọ dài, không bị ảnh hưởng bởi tác động của vi khuẩn, nấm mốc hay côn trùng.

+ Ống PVC nhẹ và có nhiều kích thước khác nhau, dễ dàng trong việc ứng dụng, thi công, lắp đặt mà không cần các kỹ thuật phức tạp, đơn giản và tiện lợi.

- Nhược điểm:

+ Theo thời gian sử dụng, ống mất dần độ đàn hồi và độ mềm dẻo, ống trở nên cứng hơn.

+ Nếu sử dụng ngoài trời, chịu ảnh hưởng của ánh nắng trực tiếp, độ bền của ống sẽ bị giảm đi đáng kể.

+ Ống không chịu được áp lực và nhiệt độ cao.

Luyện tập trang 56 Hóa học 12Viết phản ứng điều chế PE, PP, PVC từ các monomer tương ứng.

Lời giải:

Giải SGK Hóa 12 Bài 10 (Chân trời sáng tạo): Chất dẻo và vật liệu composite (ảnh 1)

Luyện tập trang 57 Hóa học 12Nêu ưu điểm của vật liệu composite so với các polymer ban đầu.

Lời giải:

So với các polymer ban đầu, vật liệu composite có nhiều tính chất quý như nhẹ hơn, cách nhiệt và cách điện tốt hơn, độ bền cao hơn,...

Câu hỏi 2 trang 57 Hóa học 12Nêu các vật dụng bằng chất dẻo thường được sử dụng hằng ngày mà có thể tái chế.

Lời giải:

Các vật dụng bằng chất dẻo thường được sử dụng hằng ngày mà có thể tái chế: hộp nhựa đựng thực phẩm; chai nhựa đựng nước suối; chai nước súc miệng; chai và hộp đựng mỹ phẩm; chai đựng dầu gội, sữa tắm; ống nhựa PVC; hũ đựng sữa chua; cốc dùng một lần,.. 

 Giải SGK Hóa 12 Bài 10 (Chân trời sáng tạo): Chất dẻo và vật liệu composite (ảnh 2)

Câu hỏi 3 trang 58 Hóa học 12Để hạn chế sử dụng túi nylon làm bằng chất dẻo, em có thể dùng biện pháp nào?

Lời giải:

Sử dụng một số loại túi đựng hàng thay thế túi nylon hiện đang có trên thị trường như:

+ Túi giấy

+ Túi vải sử dụng nhiều lần

+ Túi dệt từ sợi nylon sử dụng nhiều lần

+ Túi ni lông tự huỷ, phân hủy sinh học

Vận dụng trang 58 Hóa học 12Thuật ngữ 3R bao gồm Reduce (tiết giảm), Reused (tái sử dụng) và Recycle (tái chế) nhằm hạn chế rác thải (trong đó chủ yếu là vật liệu polymer) đã xuất hiện và thực hiện từ lâu trên thế giới. Những năm gần đây, ở Việt Nam khẩu hiệu này cũng đã được tuyên truyền và áp dụng. Tuy nhiên, khâu tái chế rác vẫn còn rất hạn chế. Hãy nêu những hạn chế trong quá trình tái chế rác thải ở địa phương em.

Lời giải:

Hiện nay tại địa phương em vẫn còn một số hạn chế trong quá trình tái chế rác thải như sau:

+ Nhận thức của người dân về tái chế rác chưa cao, phân loại rác thải tại nguồn chưa được thực hiện triệt để.

+ Chưa có nhiều doanh nghiệp, tổ chức tái chế rác thải.

+ Hệ thống thu gom rác chưa toàn diện, chủ yếu là rác sinh hoạt, còn nhiều loại rác khác chưa được thu gom.

+ Việc tiêu thụ sản phẩm tái chế còn gặp nhiều khó khăn do chất lượng chưa cao, thị trường chưa phát triển.

+ Cơ sở xử lý, tái chế rác có công suất thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu thu gom rác ngày càng tăng.

Bài tập

Bài 1 trang 58 Hóa học 12Hãy nêu một số biện pháp tránh lạm dụng chất dẻo trong cuộc sống thường ngày.

Lời giải:

- Hạn chế sử dụng túi nylon nếu không cần thiết, sử dụng bình thủy tinh đựng nước thay chai nhựa, bỏ rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi, chủ động phân loại rác thải, hạn chế tối đa việc sử dụng đồ nhựa một lần.

- Tái chế rác thải nhựa thành đồ chơi, đồ trang trí, đồ dùng học tập hay các dụng cụ trong gia đình.

- Khi đã sử dụng các túi nylon, chai nhựa, cố gắng tái sử dụng chúng.

Bài 2 trang 58 Hóa học 12Các polymer thiên nhiên như tinh bột, cellulose có khả năng phân huỷ sinh học rất tốt. Hơn nữa, chúng được xem là các vật liệu xanh, có thể tái tạo. Hãy tìm hiểu và liệt kê một số vật dụng được làm từ loại polymer này.

Lời giải:

Các vật dụng được làm từ polymer thiên nhiên: túi sinh học làm từ tinh bột ngô, chai nước làm từ agar, chỉ khâu sinh học, đĩa ăn một lần làm từ cellulose,…

Bài 3 trang 58 Hóa học 12Trong công nghiệp, PVC dùng làm chất dẻo được sản xuất từ ethylene với hiệu suất giả định cho từng bước theo sơ đồ sau:

 Giải SGK Hóa 12 Bài 10 (Chân trời sáng tạo): Chất dẻo và vật liệu composite (ảnh 3)

Cần bao nhiêu tấn ethylene để sản xuất 1 tấn PVC theo sơ đồ và hiệu suất trên?

Lời giải:

Hiệu suất của cả quá trình: Giải SGK Hóa 12 Bài 10 (Chân trời sáng tạo): Chất dẻo và vật liệu composite (ảnh 4)

 

Sơ đồ:

Giải SGK Hóa 12 Bài 10 (Chân trời sáng tạo): Chất dẻo và vật liệu composite (ảnh 5)

Khối lượng ethylene cần dùng để sản xuất 1 tấn PVC: Giải SGK Hóa 12 Bài 10 (Chân trời sáng tạo): Chất dẻo và vật liệu composite (ảnh 6)

Lý thuyết Chất dẻo và vật liệu composite

1. Chất dẻo

Khái niệm: chất dẻo là vật liệu polymer có tính dẻo.

Thành phần của chất dẻo bao gồm: polymer là thành phần chính, các chất hóa dẻo và chất độn

- Polymer thông dụng làm chất dẻo bao gồm PE, PP, PVC, PS, PPF, poly(methyl methacrylate)

+ Polyethylene (PE) là chất dẻo mềm, được dùng chủ yếu để chế tạo chai đựng đồ uống, túi nhựa

+ Polypropylene (PP) được sản xuất từ propylene. Polymer này được dùng trong sản xuất bao bì, hộp đựng thực phẩm

+ Poly(vinyl chloride) (PVC) là chất dẻo có tính cách điện tốt, bền với acid, dùng phổ biến để sản xuất vật liệu cách điện, ống dẫn thoát nước, áo mưa.

+ Poly(methyl methacrylate) là chất dẻo trong suốt, được sử dụng để sản xuất hữu cơ thủy tính

+ Polystyene (PS) thường dùng để sản xuất vỏ của các dụng cụ điện tử như tivi, tủ lạnh, điều hòa.

2. Vật liệu composite

- Vật liệu composite là vật liệu tổ hợp từ ít nhất hai vật liệu khác nhau, tạo nên vật liệu mới có tính chất vượt trội so với vật liệu thành phần. Hai thành phần cơ bản của vật liệu composite bao gồm vật liệu nền và vật liệu cốt.

- Vật liệu nền đóng vai trò liên kết vật liệu cốt với nhau và tạo tính thốgn nhất cho vật liệu composite. Vật liệu nền thường là polymer

- Vật liệu cốt là thành phần giúp cho vật liệu có được các đặc tính cơ học cần thiết.

- Vật liệu composite được sử dụng rộng rãi trong đời sống và trong các ngành công nghiệp.

3. Sử dụng chất dẻo và bảo vệ môi trường

- Lạm dụng chất dẻo trong đời sống và sản xuất gây ra nhiều tác hại đối với môi trường sống.

- Các biện pháp hạn chế sử dụng chất dẻo: tiết giảm, tái sử dụng và tái chế.

- Sử dụng polymer phân hủy sinh học là một biện pháp tốt để bảo vệ môi trường.

Sơ đồ tư duy Chất dẻo và vật liệu composite

Xem thêm các bài giải bài tập Hóa Học lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 9. Đại cương về polymer

Bài 10. Chất dẻo và vật liệu composite

Bài 11. Tơ – Cao su – Keo dán tổng hợp

Bài 12. Thế điện cực và nguồn điện hoá học

Bài 13. Điện phân

Bài 14. Đặc điểm cấu tạo và liên kết kin loại. Tính chất kim loại

Đánh giá

0

0 đánh giá