Trình bày hiện tượng quan sát được ở Bước 2. Kết luận

167

Với giải Câu hỏi 6 trang 28 Hóa học 12 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 5: Tinh bột và cellulose giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học 12 Bài 5: Tinh bột và cellulose

Câu hỏi 6 trang 28 Hóa học 12Trình bày hiện tượng quan sát được ở Bước 2. Kết luận.

Lời giải:

- Hiện tượng: Bông tan trong ống nghiệm chứa nước Schweizer.

- Kết luận: Cellulose tan được trong nước Schweizer.

Lý thuyết Tính chất hóa học cơ bản của tinh bột và cellulose

Tính chất hóa học của tinh bột

1. Phản ứng với iodine

Phân tử tinh bột hấp phụ iodine tạo thành hợp chất có màu xanh tím. Quá trình này được dùng để nhận ra tinh bột bằng iodine và ngược lại.

2. Phản ứng thủy phân

Phản ứng thủy phân tinh bột xảy ra khi có xúc tác acid (hoặc enzyme) và diễn ra qua nhiều giai đoạn. Các giai đoạn trung gian tạo thành dextrin (C6H10O5)x ( x < n) và maltose. Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân là glucose

Lý thuyết Tinh bột và cellulose (Hóa 12 Chân trời sáng tạo 2024) (ảnh 3)

Tính chất hóa học của cellulose

1. Phản ứng thủy phân

Cellulose bị thủy phân khi đun nóng với dung dịch acid vô cơ hoặc có mặt enzyme cellulase (thường có trong dạ dày động vật ăn cỏ). Sản phẩm cuối cùng nhận được khi thủy phân cellulose là glucose

Lý thuyết Tinh bột và cellulose (Hóa 12 Chân trời sáng tạo 2024) (ảnh 2)

2. Phản ứng với nitric acid

Các nhóm hydroxy trong các đơn vị glucose trong phân tử cellulose trong phản ứng với dung dịch nitric acid đặc khi có mặt dung dịch sulfuric acid đặc, tạo ra các sản phẩm như cellulose trinitrate, cellulose dinitrate tùy thuộc vào điều kiện phản ứng

 Lý thuyết Tinh bột và cellulose (Hóa 12 Chân trời sáng tạo 2024) (ảnh 1)

3. Tác dụng với nước Schweizer

Cellulose không tan trong nước nhưng tan trong nước Schweizer (dung dịch chứa phức chất của ion Cu2+ với ammonia).

Đánh giá

0

0 đánh giá