Với giải Vận dụng trang 25 Hóa học 12 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 5: Tinh bột và cellulose giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 12. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Hóa học 12 Bài 5: Tinh bột và cellulose
Vận dụng trang 25 Hóa học 12: Hãy tìm hiểu và cho biết tinh bột trong gạo tẻ hay gạo nếp chứa lượng amylopectin nhiều hơn?
Phương pháp giải:
Trong mỗi hạt tinh bột, amylopectin là vỏ bọc nhân amylose. Amylose tan được trong nước còn amylopectin hầu như không tan, trong nước nóng amylopectin trương lên tạo thành hồ. Tính chất này quyết định đến tính dẻo của hạt có tinh bột.
Trong mỗi hạt tinh bột, lượng amylopectin chiếm 80%, amylose chiếm khoảng 20% nên cơm gạo tẻ, ngô tẻ, bánh mì thường có độ dẻo bình thường. Tinh bột trong gạo nếp, ngô nếp chứa lượng amylopectin rất cao, khoảng 90% làm cho cơm nếp, xôi nếp,… rất dẻo, dẻo đến mức dính.
Lời giải:
Tinh bột trong gạo nếp chứa lượng amylopectin nhiều hơn.
Lý thuyết Trạng thái tự nhiên và công thức cấu tạo của tinh bột, cellulose
- Tinh bột là chất rắn màu trắng, hầu như không tan trong nước lạnh, tan một phần trong nước nống tạo thành hồ tinh bột. Tinh bột có nhiều trong các loại hạt
- Cellulose là chất rắn, dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước và các dung môi hữu cơ thông thường. Cellulose là thành phần chính của thành tế bào thực vật.
Công thức cấu tạo của tinh bột và cellulose
1. Tinh bột
Tinh bột có công thức phân tử là (C6H10O5)n
Tinh bột gồm amylose và amylopectin.
+ Amylose là polymer dạng mạch dài, không nhánh, xoắn lại, được tạo thành từ các đơn vị - glucose
Liên kết với nhau bằng liên kết - 1,4 – glycoside.
+ Amylopectin là polymer dạng mạch phân nhánh. Mỗi mạch nhánh gồm một số đơn vị glucose liên kết với nhau bằng liên kết - 1,4 – glycoside. Mạch nhánh liên kết với mạch chính bằng liên kết - 1,6 – glycoside.
2. Cellulose
Công thức phân tử của cellulose là (C6H10O5)n. Khác với tinh bột, phân tử cellulose tạo bởi nhiều đơn vị - glucose, nối với nhau qua liên kết - 1,4 – glycoside, tạo thành chuỗi dài, không phân nhánh
Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu hỏi 2 trang 25 Hóa học 12: Nguyên nhân amylopectin có mạch phân nhánh?...
Câu hỏi 3 trang 26 Hóa học 12: So sánh đặc điểm cấu tạo phân tử amylose và cellulose....
Câu hỏi 5 trang 27 Hóa học 12: Nhận xét và giải thích hiện tượng xảy ra trong Thí nghiệm 3....
Câu hỏi 6 trang 28 Hóa học 12: Trình bày hiện tượng quan sát được ở Bước 2. Kết luận....
Câu hỏi 7 trang 28 Hóa học 12: Vì sao nhai kĩ cơm, bánh mì đều thấy có vị ngọt?...
Bài 3 trang 29 Hóa học 12: Giải thích các hiện tượng sau:...
Xem thêm các bài giải bài tập Hóa Học lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: