Hạt ngô và lõi ngô, bộ phận nào chứa nhiều tinh bột? Bộ phận nào chứa nhiều cellulose

151

Với giải Câu hỏi 1 trang 24 Hóa học 12 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 5: Tinh bột và cellulose giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học 12 Bài 5: Tinh bột và cellulose

Câu hỏi 1 trang 24 Hóa học 12Hạt ngô và lõi ngô, bộ phận nào chứa nhiều tinh bột? Bộ phận nào chứa nhiều cellulose?

Lời giải:

- Hạt ngô chứa nhiều tinh bột.

- Lõi ngô chứa nhiều cellulose.

Lý thuyết Trạng thái tự nhiên và công thức cấu tạo của tinh bột, cellulose

- Tinh bột là chất rắn màu trắng, hầu như không tan trong nước lạnh, tan một phần trong nước nống tạo thành hồ tinh bột. Tinh bột có nhiều trong các loại hạt

- Cellulose là chất rắn, dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước và các dung môi hữu cơ thông thường. Cellulose là thành phần chính của thành tế bào thực vật.

Công thức cấu tạo của tinh bột và cellulose

1. Tinh bột

Tinh bột có công thức phân tử là (C6H10O5)n

Tinh bột gồm amylose và amylopectin.

+ Amylose là polymer dạng mạch dài, không nhánh, xoắn lại, được tạo thành từ các đơn vị α- glucose

Liên kết với nhau bằng liên kết α- 1,4 – glycoside.

+ Amylopectin là polymer dạng mạch phân nhánh. Mỗi mạch nhánh gồm một số đơn vị glucose liên kết với nhau bằng liên kết α- 1,4 – glycoside. Mạch nhánh liên kết với mạch chính bằng liên kết α- 1,6 – glycoside.

2. Cellulose

Công thức phân tử của cellulose là (C6H10O5)n. Khác với tinh bột, phân tử cellulose tạo bởi nhiều đơn vị β- glucose, nối với nhau qua liên kết β- 1,4 – glycoside, tạo thành chuỗi dài, không phân nhánh

Đánh giá

0

0 đánh giá