Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 9 Bài 27: Tinh bột và cellulose chi tiết sách Cánh diều giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn KHTN 9. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập KHTN 9 Bài 27: Tinh bột và cellulose
Mở đầu trang 131 Bài 27 KHTN 9: Nêu tên một số loại lương thực chứa nhiều tinh bột.
Tinh bột, celulose chiếm phần lớn khối lượng khô của thực vật. Vậy tinh bột, celulose có công thức hóa học và tính chất như thế nào?
Trả lời:
- Một số loại lương thực chứa nhiều tinh bột như gạo, sắn, ngô, khoai, …
- Tinh bột, celullose đều có công thức chung là (C6H10O5)n (trong đó n có giá trị rất lớn; giá trị n của phân tử cellulose lớn hơn giá trị n của phân tử tinh bột).
Tinh bột có phản ứng màu đặc trưng với iodine. Tinh bột và cellulose đều tham gia phản ứng thủy phân khi có acid (đun nóng) hoặc nhờ tác dụng của enzyme.
Câu hỏi 1 trang 131 KHTN 9: Quan sát hình 27.3, cho biết bộ phận nào của cây ngô
a) chứa nhiều tinh bột?
b) chứa nhiều celulose?
Trả lời:
a) Hạt ngô chứa nhiều tinh bột.
b) Thân cây ngô chứa nhiều celulose.
Trả lời:
Trong điều kiện thường, tinh bột và cellulose là chất rắn, màu trắng.
Trả lời:
Trong thực tiễn khi nấu ăn ta thấy:
- Nấu bột sắn dây: ban đầu cho bột sắn dây (thành phần chính là tinh bột) vào nước, khuấy đều thấy không tan nhưng khi đun nóng ta thấy tạo thành hỗn hợp dung dịch keo.
- Luộc rau (thành phần chính là cellulose) thì ta thấy sau khi luộc rau vẫn còn nguyên hình dạng.
Thực hành trang 132 KHTN 9: Thí nghiệm 1
Chuẩn bị
• Dụng cụ: ống nghiệm, giá để ống nghiệm, kẹp ống nghiệm.
• Hoá chất: dung dịch hồ tinh bột, dung dịch cồn iodine.
Tiến hành thí nghiệm và thảo luận
• Cho 2 mL dung dịch hồ tinh bột vào ống nghiệm, sau đó nhỏ một giọt dung dịch cồn iodine vào, lắc nhẹ.
• Quan sát và mô tả các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm.
Trả lời:
Hiện tượng: Thấy xuất hiện chất có màu xanh tím
Giải thích: Ở nhiệt độ thường, hồ tinh bột tác dụng với iodine tạo ra hợp chất có màu xanh tím.
Trả lời:
Hiện tượng trong thí nghiệm 1 cho biết tinh bột đã tác dụng với iodine là thấy xuất hiện chất có màu xanh tím.
Trả lời:
Dự đoán hiện tượng: Xuất hiện màu xanh tím.
Giải thích: Lát khoai tây hoặc lát chuối xanh có chứa tinh bột nên tác dụng với iodine tạo ra hợp chất có màu xanh tím.
Thực hành trang 132 KHTN 9: Thí nghiệm 2
Chuẩn bị
• Dụng cụ: cốc 50 mL, thìa thuỷ tinh, kiềng đun, lưới thép, đèn cồn, mặt kính đồng hồ, ống hút nhỏ giọt.
• Hoá chất: dung dịch hồ tinh bột, dung dịch iodine, dung dịch H2SO4 20%.
Tiến hành thí nghiệm và thảo luận
• Cho vào cốc 5 ml dung dịch hồ tinh bột, thêm tiếp vào cốc 1 mL dung dịch H2SO4 20%. Đặt cốc dung dịch lên kiềng (có lưới thép) và đun sôi nhẹ dung dịch trong khoảng 4 phút, vừa đun vừa khuấy đều.
• Lấy 3 giọt dung dịch trong cốc nhỏ lên mặt kính đồng hồ, nhỏ tiếp vào đó một giọt dung dịch iodine.
• Quan sát và mô tả các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm.
Trả lời:
Quan sát dung dịch sau đun sôi 4 phút thì nó trong hơn. Khi nhỏ dung dịch iodine vào thì không thấy có hiện tượng gì.
Trả lời:
Hiện tượng trong thí nghiệm 2 chứng tỏ phản ứng thủy phân tinh bột đã xảy ra là sau khi đun sôi 4 phút thấy dung dịch trong hơn và khi nhỏ dung dịch iodine vào hỗn hợp sau phản ứng thì không thấy có hiện tượng gì.
Luyện tập 2 trang 133 KHTN 9: Tinh bột và cellulose có những tính chất hoá học nào sau đây?
a) Tác dụng với H2O khi có acid và đun nóng.
b) Tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường khi có enzyme.
c) Tác dụng với iodine.
Trả lời:
- Tinh bột có những tính chất hóa học: a, b, c
- Cellulose có những tính chất hóa học: a, b
Trả lời:
Ví dụ 1: Khi nhai cơm, nhai càng kĩ càng thấy có vị ngọt là do enzym đã phân hủy tinh bột trong cơm thành glucose.
Ví dụ 2: Động vật ăn cỏ như trâu, bò … mới có enzyme cellulase (dịch tiết dạ dày) xúc tác phân hủy cellulose thành cellobiose và cuối cùng thành glucose.
Câu hỏi 5 trang 133 KHTN 9: Quan sát hình 27.4 và cho biết những ứng dụng chính của tinh bột.
Trả lời:
Ứng dụng chính của tinh bột là:
- Làm thức ăn cho người và nhiều động vật.
- Sản xuất glucose.
- Sản xuất ethylic alcohol.
Luyện tập 3 trang 134 KHTN 9: Nêu tên một số loại lương thực, thực phẩm có chứa nhiều tinh bột.
Trả lời:
Một số loại lương thực, thực phẩm có chứa nhiều tinh bột như: thóc, ngô, khoai, sắn, bánh mì, …
Trả lời:
* Đối với nam (14 tuổi)
Lượng carbohydrate tối thiểu cần trong 1 tháng là: 300.30 = 9000 gam
Lượng carbohydrate tối đa có thể nạp vào trong 1 tháng là: 340.30 = 10200 gam
→ Lượng carbohydrate cần ăn trong 1 tháng dao động từ 9000 – 10200 gam.
* Đối với nữ (14 tuổi)
Lượng carbohydrate tối thiểu cần trong 1 tháng là: 280.30 = 8400 gam
Lượng carbohydrate tối đa có thể nạp vào trong 1 tháng là: 300.30 = 9000 gam
→ Lượng carbohydrate cần ăn trong 1 tháng dao động từ 8400 – 9000 gam.
Câu hỏi 6 trang 134 KHTN 9: Quan sát hình 27.5 và cho biết những ứng dụng chính của cellulose.
Trả lời:
Một số ứng dụng chính của cellulose là:
- Làm thức ăn cho một số loài thực vật (trâu, bò, dê, cừu, …)
- Sản xuất giấy, vải, sợi, …
- Làm vật liệu xây dựng
- Sản xuất đồ gỗ.
Trả lời:
Ý kiến “Phản ứng quang hợp có vai trò rất quan trọng với đối tự nhiên” là đúng vì:
- Quá trình quang hợp của cây xanh đã tạo ra carbohydrate, là nguồn thức ăn cho người và nhiều động vật.
- Quá trình quang hợp hấp thụ khí CO2, cung cấp khí O2 để duy trì sự sống, sự cháy trên Trái Đất.
- Quá trình quang hợp hấp thụ năng lượng làm giảm bớt sự tăng nhiệt độ của khí quyển.
Vận dụng 4 trang 135 KHTN 9: “Rừng là lá phổi xanh của Trái Đất”. Em hiểu câu nói trên như thế nào?
Trả lời:
Rừng được coi là lá phổi của Trái Đất vì trong quá trình quang hợp, thực vật hấp thụ khí CO2 và thải ra khí O2 giúp điều hòa không khí.
Tìm hiểu thêm trang 135 KHTN 9: Ứng dụng của màng cellulose sinh học
Màng cellulose sinh học bị phân hủy bởi các vi sinh vật được ứng dụng ngày càng rộng rãi.
Tìm hiểu những ứng dụng của màng cellulose sinh học trong đời sống và sản xuất.
Trả lời:
Ứng dụng của màng cellulose sinh học trong đời sống và sản xuất như:
- Sản xuất giấy bao gói thực phẩm;
- Điều trị bỏng;
- Sản xuất túi phân hủy sinh học;
- Sản xuất mặt nạ làm đẹp;
- ...
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:
30. Sơ lược về hoá học vở Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất
Lý thuyết KHTN 9 Bài 27: Tinh bột và cellulose
I. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên
- Tinh bột có công thức phân tử (C6H10O5)n là chất rắn, dạng bột, màu trắng, không tan trong nước lạnh, nhưng tan một phần trong nước nóng tạo hệ keo gọi là hồ tinh bột.
- Cellulose có công thức phân tử (C6H10O5)m là chất rắn, dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước và các dung môi hữu cơ thông thường.
- Tinh bột có nhiều ở hạt, củ và quả của cây, cellulose tập trung nhiều ở thân cây và vỏ cây.
- Tinh bột và cellulose được hình thành từ phản ứng quang hợp.
II. Tính chất hóa học
1. Phản ứng màu của tinh bột với iodine
Ở nhiệt độ thường, hồ tinh bột tác dụng với iodine tạo ra hợp chất có màu xanh tím, cellulose không có phản ứng màu với iodine.
2. Phản ứng thủy phân
Tinh bột và cellulose khi đun nóng trong dung dịch acid loãng bị thủy phân tạo ra glucose
III. Ứng dụng
1. Ứng dụng của tinh bột
Tinh bột là thức ăn quan trọng của người và nhiều động vật, là nguyên liệu của một số ngành công nghiệp.
2. Ứng dụng của cellulose
Cellulose là nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp và là nguồn thức ăn cho một số loại động vật.
IV. Sự tạo thành tinh bột và cellulose trong tự nhiên
Qúa trình quang hợp của cây xanh tạo ra tinh bột và cellulose.