Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 26 (Cánh diều): Glucose và saccharose

252

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 9 Bài 26: Glucose và saccharose chi tiết sách Cánh diều giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn KHTN 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN 9 Bài 26: Glucose và saccharose

Mở đầu trang 127 KHTN 9: Quan sát hình 26.1 và cho biết những loại củ, quả, thân thực vật nào có vị ngọt. Vị ngọt đó được tạo ra bởi loại hợp chất nào?

Glucose có nhiều trong quả chín, saccharose có trong nhiều loài thực vật. Vậy glucose, saccharose có công thức hóa học và tính chất như thế nào?

Quan sát hình 26.1 và cho biết những loại củ, quả, thân thực vật nào có vị ngọt

Trả lời:

- Những loại củ, quả, thân thực vật có vị ngọt là: củ cải đường, quả nho chín, cây mía. Vị ngọt đó được tạo ra bởi glucose, saccharose.

- Glucose có công thức phân tử là C6H12O6, tan nhiều trong nước, có vị ngọt. Glucose tham gia phản ứng tráng bạc, phản ứng lên men rượu.

- Saccharose có công thức phân từ là C12H22O11, tan nhiều trong nước, có vị ngọt. Saccharose tham gia phản ứng thủy phân có xúc tác acid hoặc enzyme tạo ra glucose và fructose.

Thực hành trang 128 KHTN 9: Thí nghiệm

Chuẩn bị

• Dụng cụ: ống nghiệm, giá để ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, nước nóng, ống hút nhỏ giọt.

• Hoá chất: dung dịch glucose 5%, dung dịch AgNO3 1%, dung dịch NH3 5%.

Tiến hành thí nghiệm và thảo luận

• Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch AgNO3 1%, sau đó cho từng giọt dung dịch NH3 vào và lắc nhẹ cho đến khi kết tủa tan vừa hết.

• Tiếp tục cho 2 mL dung dịch glucose vào ống nghiệm, lắc đều, sau đó đặt ống nghiệm vào cốc nước nóng (khoảng 70°C) và để yên khoảng 5 phút.

• Quan sát thí nghiệm, mô tả và giải thích các hiện tượng xảy ra.

Trả lời:

- Khi cho từng giọt dung dịch NH3 vào ống nghiệm chứa dung dịch AgNO3 thấy xuất hiện kết tủa, lắc đều thì kết tủa tan dần. Do ban đầu khi nhỏ NHtạo môi trường base để tạo kết tủa, khi cho NH3 thì kết tủa chuyển thành phức tan.

(Lưu ý: Lên lớp 12 các em sẽ viết rõ phương trình phản ứng tạo phức)

- Khi tiếp tục cho dung dịch glucose vào ống nghiệm, lắc đều, sau đó đặt ống nghiệm vào cốc nước nóng (khoảng 70 °C) và để yên khoảng 5 phút ta thấy có một lớp kim loại màu trắng xám bám vào thành ống nghiệm. Phản ứng này gọi là phản ứng tráng bạc.

Phương trình hóa được viết ở dạng đơn giản như sau:

C6H12O6 + Ag2ddNH3,to C6H12O7 + 2Ag↓

Câu hỏi 1 trang 128 KHTN 9: Trong thí nghiệm 1, hiện tượng nào chứng tỏ glucose đã tham gia phản ứng?

Trả lời:

Trong thí nghiệm 1, hiện tượng chứng tỏ glucose đã tham gia phản ứng là xuất hiện một lớp kim loại trắng xám bám vào thành ống nghiệm.

Luyện tập trang 129 KHTN 9: Tính khối lượng ethylic alcohol thu khi lên men dung dịch chứa 90 gam glucose. Biết hiệu suất của quá trình lên men là 80%.

Trả lời:

Phương trình hóa học:

C6H12O6lênmen2C2H5OH+2CO2     180                                    2.46=92      90          H=80%          ?

Khối lượng ethylic alcohol thu được khi lên men dung dịch chứa 90 gam glucose là:

m=90.92.0,8180=36,8 gam

Câu hỏi 2 trang 129 KHTN 9: Quan sát hình 26.2, nêu trạng thái, màu sắc của saccharose.

Quan sát hình 26.2, nêu trạng thái, màu sắc của saccharose

Trả lời:

Trong điều kiện thường, saccharose là chất rắn, dạng tinh thể không màu.

Vận dụng trang 130 KHTN 9: Cho bảng sau:

Bảng 26.1. Lượng đường có trong 100 gam quả chín (phần ăn được)

Loại quả

Lượng đường (gam)

Bơ vỏ xanh

2,42

Chuối tây

12,23

9,80

Nho ngọt

15,48

Quýt

10,58

Xoài

14,80

Vải

15,23

Trong các loại quả trên, loại quả nào có hàm lượng đường cao nhất? Loại quả nào có hàm lượng đường thấp nhất?

Trả lời:

Trong các loại quả trên, quả nho ngọt có hàm lượng đường cao nhất, quả bơ vỏ xanh có hàm lượng đường thấp nhất.

Câu hỏi 3 trang 130 KHTN 9: Glucose và saccharose có những ứng dụng gì?

Trả lời:

- Glucose được sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiệp dược phẩm: sản xuất vitamin C, dịch truyền, …

- Saccharose được sử dụng để sản xuất bánh kẹo, đồ uống, sản xuất dược phẩm, sản xuất ethylic alcohol, …

Câu hỏi 4 trang 130 KHTN 9: Vì sao cần phải sử dụng một cách hợp lí saccharose trong quá trình ăn uống hằng ngày?

Trả lời:

Cần phải sử dụng một cách hợp lí saccharose trong quá trình ăn uống hằng ngày vì khi ăn quá nhiều các loại thực phẩm có chứa saccharose (các loại bánh ngọt, kẹo, …) có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, béo phì, sâu răng, …

Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:

25. Lipid và chất béo

26. Glucose và saccharose

27. Tinh bột và cellulose

28. Protein

29. Polymer

Bài tập (Chủ đề 9)

Lý thuyết KHTN 9 Bài 26: Glucose và saccharose

I. Carbohydrate

Carbohydrate là tên gọi cho một nhóm các hợp chất có chứa nguyên tố C, H, O và có công thức chung là Cn(H2O)m trong đó nm.

II. Glucose

1. Trạng thái thiên nhiên, tính chất vật lí

- Glucose có công thức phân tử là C6H12O6

- Trong thiên nhiên, glucose có trong hầu hết các bộ phận của cây, nhiều nhất trong quả chín. Glucose cũng có trong cơ thể người và động vật

- Ở điều kiện thường, glucose là chất rắn, dạng tinh thể không màu, vị ngọt, không mùi, tan tốt trong nước, có khối lượng riêng là 1,56 g/cm3.

2. Tính chất hóa học

- Phản ứng tráng bạc

Glucose tác dụng với hợp chất của bạc trong dung dịch NH3 tạo ra Ag.

PTHH: Lý thuyết KHTN 9 Bài 26 (Cánh diều 2024): Glucose và saccharose (ảnh 4)

Phản ứng trên được gọi là phản ứng tráng bạc.

- Phản ứng lên men rượu

Dưới tác dụng của enzyme ở nhiệt độ thích hợp, glucose trong dịch dịch chuyển dần thành ethylic alcohol theo phương trình hóa học: Lý thuyết KHTN 9 Bài 26 (Cánh diều 2024): Glucose và saccharose (ảnh 3)

III. Saccharose

1. Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí

- Saccharose có công thức phân tử là C12H22O11

- Trong tự nhiên, saccharose có trong nhiều loài thực vật như mía, đường, củ cải, thốt nốt,…

- Trong điều kiện thường, saccharose là chất rắn, dạng tinh thể không màu, vị ngọt, không mùi, tan tốt trong nước, có khối lượng riêng là 1,59g/cm3.

2. Tính chất hóa học

- Ở nhiệt độ thích hợp, khi có mặt acid hoặc enzyme làm xúc tác, saccharose sẽ tác dụng với nước tạo thành glucose và fructose theo phương trình sau:

Lý thuyết KHTN 9 Bài 26 (Cánh diều 2024): Glucose và saccharose (ảnh 2)

Phản ứng trên gọi là phản ứng thủy phân

IV. Ứng dụng

1. Vai trò và ứng dụng của glucose

- Glucose đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể người và động vật. Glucose là nguồn năng lượng cho hoạt động của các tế bào trong cơ thể, đăccj biệt là các tế bào não, hồng cầu và tế bào cơ

- Glucose luôn được duy trì ổn định trong máu và được dự trữ trong gan dưới dạng glycogen

- Trong công nghiệp, glucose được sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiệm dược phẩm: sản xuất vitamin C, dịch truyền,….

2. Ứng dụng, vai trò của saccharose với sức khỏe

 Lý thuyết KHTN 9 Bài 26 (Cánh diều 2024): Glucose và saccharose (ảnh 1)

 
Đánh giá

0

0 đánh giá