Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Bài 6: Thành phố nối hai châu lục sách Chân trời sáng tạo theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Tiếng Việt 4. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Đọc: Thành phố nối hai châu lục
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nói được 1 – 2 câu về điểm nổi bật của một đất nước mà em biết; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung của bài đọc: I-xtan-bun là thành phố trải dài từ châu Á sang châu Âu, nổi tiếng về sự giao thoa kiến trúc và văn hóa Á – Âu, sự hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
* Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
3. Phẩm chất
- Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- Biết quan tâm tới mọi người, mọi vật, nuôi dưỡng tình cảm thân ái.
- Có ý thức về việc xây dựng tình đoàn kết giữa các nước, các châu lục.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, SBT Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh SHS phóng to.
- Tranh, ảnh hoặc video clip kể chuyện “Người tìm đường lên các vì sao” (nếu có).
- Một số hình ảnh, video clip về thành phố I-xtan-bun; hình ảnh về các con vật trong ô chữ (nếu có).
- Bảng phụ ghi đoạn từ “Đến I-xtan-bun” đến “của thành phố này”.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
b. Đối với học sinh
- SHS, SBT, VBT Tiếng Việt 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành * Giới thiệu bài học - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ: Chia sẻ về điểm nổi bật của một đất nước mà em biết. (VD: cảnh đẹp, món ăn,…) - GV khuyến khích HS kể về các nước đã học trong bài đọc hoặc biết qua môn học, hoạt động giáo dục khác, qua đọc báo, xem ti vi,… - GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. - GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa bài đọc SHS tr.129 và yêu cầu HS đọc tên, phán đoán nội dung bài học. - GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài đọc: Bài 6 – Thành phố nối hai châu lục. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc một số câu dài. - Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. b. Cách tiến hành - GV đọc mẫu cho HS nghe: Giọng đọc thong thả; nhấn giọng ở những từ ngữ tả vị trí, đặc điểm. - GV hướng dẫn HS luyện đọc: + Từ khó: I-xtan-bun, Thổ Nhĩ Kỳ, lừng lững. + Cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài: Đây/ là thành phố nổi tiếng/ về sự giao thoa kiến trúc/ văn hóa Á – Âu,/ sự hài hòa giữa truyền thống/ và hiện đại.// Ở I-xtan-bun,/ du khách vừa thấy vẻ náo nhiệt của châu Á/ vừa thấy vẻ trầm mặc của châu Âu.// Tấp nập/ mà không hối hả/ là nét riêng/ của thành phố này.// - GV yêu cầu HS đọc thành tiếng bài đọc trong nhóm nhỏ. - GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc toàn bài. Các HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Giải nghĩa được một số từ khó. - Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. - Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó: + Cố đô: thủ đô cũ. + Huy hoàng: có vẻ đẹp chói lọi, rực rỡ. + Trầm mặc: im lìm, gợi cảm giác sâu lắng. + Giao thoa: (nghĩa trong bài) có những đặc điểm giống nhau về kiến trúc và văn hóa, làm tôn lên nét đặc trưng của thành phố. + Lừng lững: to lớn, án ngữ ngay trước mặt. + Nghệ sĩ đường phố: những người thực hiện hoạt động biểu diễn nghệ thuật trên đường phố. |
- HS làm việc nhóm đôi. - HS trả lời. - HS quan sát tranh minh họa bài đọc. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới. - HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo. - HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV. - HS luyện đọc theo nhóm. - HS đọc bài. Các HS khác đọc thầm theo. - HS lắng nghe. - HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó. |
................................
................................
................................
Giáo án Thành phố nối hai châu lục
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nghe – kể được câu chuyện về một chuyến thám hiểm, ghi chép được nội dung chính của câu chuyện và trao đổi với bạn về nội dung của câu chuyện đó.
2. Năng lực
a. Năng lực chung.
- Biết giới thiệu, biết trao đổi cùng các bạn chủ động, tự nhiên, tự tin; nhìn vào mắt người cùng trò chuyện.
b. Năng lực đặc thù.
- Năng lực nói và nghe khi kể.
3. Phẩm chất.
- Có ý thức chăm chỉ, nghiêm túc trong học tập.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
Đối với học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành - GV cho HS thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu: Kể tên các nhà khoa học nổi tiếng thế giới mà em biết. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. - GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài học: Tiết 2 – Nghe – kể câu chuyện về một chuyến thám hiểm. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Người tìm đường lên các vì sao Từ nhỏ, Xi-ôn-cốp-xki đã mơ ước được bay lên bầu trời. Có lần, ông dại dột nhảy qua cửa sổ để bay theo những cánh chim. Kết quả, ông bị ngã gãy chân. Nhưng rủi ro lại làm nảy ra trong đầu óc non nớt của ông lúc bấy giờ một câu hỏi: “Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?”. Để tìm điều bí mật đó, Xi-ôn-cốp-xki đọc không biết bao nhiêu là sách. Nghĩ ra điều gì, ông lại hì hục làm thí nghiệm, có khi đến hàng trăm lần. Có người bạn hỏi: - Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm như thế? Xi-ôn-cốp-xki cười: - Có gì đâu, mình chỉ tiết kiệm thôi. Đúng là quanh năm ông chỉ ăn bánh mì suông. Qua nhiều lần thí nghiệm, ông đã tìm ra cách chế khí cầu bay bằng kim loại. Sa hoàng chưa tin nên không ủng hộ. Không nản chí, ông tiếp tục đi sâu vào lí thuyết bay trong không gian. Được gợi ý từ chiếc pháo thăng thiên, sau này, ông đã thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng, trở thành một phương tiện bay tới các vì sao. Hơn bốn mươi năm khổ công nghiên cứu, tìm tòi, Xi-ôn-cốp-xki đã thực hiện được điều ông hằng tâm niệm: “Các vì sao không phải để tôn thờ mà để chinh phục.”. Theo Lê Nguyên Long – Phạm Ngọc Toàn Hoạt động 1: Nghe giáo viên kể chuyện “Người tìm đường lên các vì sao” a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nghe và ghi nhớ nội dung của câu chuyện. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS quan sát tranh, đọc tên truyện và phán đoán nội dung câu chuyện. - GV kể câu chuyện lần thứ nhất để HS kiểm tra phán đoán. GV vừa kể vừa dùng các câu hỏi kích thích sự phỏng đoán, trí tò mò nhằm thu hút sự tập trung và chú ý của HS. - GV cho HS trao đổi về phán đoán của mình sau khi nghe câu chuyện. - GV kể câu chuyện lần thứ hai để HS ghi nhớ nội dung của câu chuyện. Hoạt động 2: Ghi chép tóm tắt nội dung câu chuyện a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tóm tắt được nội dung câu chuyện. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT2: Ghi chép lại ước mơ của Xi-ôn-cốp-xki và những việc làm của ông để chinh phục ước mơ. - GV cho HS thực hành trao đổi trong nhóm đôi về nội dung câu chuyện để ghi chép tóm tắt theo sơ đồ. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá. |
- HS thảo luận nhóm. - HS trả lời. VD: An-be Anh-xtanh, I-sắc Niu-tơn, Đác-uyn, Ê-đi-xơn,… - HS lắng nghe. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS chú ý lắng nghe. - HS trao đổi. - HS tập trung lắng nghe. |
................................
................................
................................
Giáo án Thành phố nối hai châu lục
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết rút kinh nghiệm và chỉnh sửa bài văn đã viết.
- Giải được ô chữ Thú vị; nói được 1 – 2 câu về một con vật có trong ô chữ vừa hoàn thành.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học: Lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia đọc trong nhóm.
b. Năng lực đặc thù
- Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
3. Phẩm chất.
- Chăm chỉ đọc bài, viết bài, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
Đối với học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành - GV cho HS hát một bài sôi động tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào tiết học. - GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài học: Tiết 3 – Trả bài văn miêu tả con vật. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nghe thầy cô nhận xét chung về bài văn a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nghe thầy cô nhận xét chung về bài văn tả một con vật sống trong môi trường tự nhiên. b. Cách tiến hành - GV nêu nhận xét chung về bài văn tả một con vật sống trong môi trường tự nhiên của HS. + Ưu điểm + Hạn chế Hoạt động 2: Đọc lời nhận xét của thầy cô và chỉnh sửa bài viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đọc lời nhận xét của thầy cô về bài viết đã nộp, chỉnh sửa bài viết dựa vào nhận xét của thầy cô. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc lời nhận xét về bài viết đã nộp. - GV yêu cầu HS tự đọc lại bài viết, dựa vào nhận xét chung và nhận xét riêng của GV để chỉnh sửa bài viết: + Cấu tạo + Chọn lọc chi tiết + Sử dụng từ ngữ, hình ảnh nhân hóa Hoạt động 3: Trang trí và trưng bày bài viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách trang trí và trưng bày cho bài viết của mình. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS trang trí đơn giản cho bài viết và trưng bày bài viết theo kĩ thuật Phòng tranh. - GV nhận xét, đánh giá hoạt động. Hoạt động 4: Chia sẻ về điều em thích ở bài viết của bạn a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Trao đổi với bạn về bài viết. - Chia sẻ những điều em thích ở bài viết của bạn. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc các thẻ gợi ý ở BT4, hoạt động nhóm đôi, chia sẻ về những điều em thích ở bài viết của bạn. (VD: mở bài hấp dẫn, kết bài ấn tượng, hình ảnh so sánh đẹp, hình ảnh nhân hóa sinh động,…) - GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá hoạt động. |
- Cả lớp cùng hát một bài. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe GV nêu yêu cầu và thực hiện. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS chú ý lắng nghe. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS chia sẻ trước lớp. - HS chú ý lắng nghe. |
................................
................................
................................
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 20 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 6: Thành phố nối hai châu lục.
Xem thêm các bài giáo án Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Để mua Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu hay, chọn lọc