Giáo án bài Nghe hạt dẻ hát | Chân trời sáng tạo Tiếng Việt lớp 4

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Bài 4: Nghe hạt dẻ hát sách Chân trời sáng tạo theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Tiếng Việt 4. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Đọc: Nghe hạt dẻ hát

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Chia sẻ được với bạn những hình ảnh và âm thanh có trong một khu vườn hoặc khu rừng; nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, tranh minh họa và hoạt động khởi động.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung của bài đọc: Ca ngợi vẻ đẹp và những điều tuyệt vời ở khu rừng dẻ. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Thể hiện tình cảm, niềm tự hào của tác giả đối với rừng dẻ quê hương.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

* Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

3. Phẩm chất

- Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

- Biết quan tâm tới mọi người, mọi vật, nuôi dưỡng tình cảm thân ái.

- Có ý thức về việc xây dựng tình đoàn kết giữa các nước, các châu lục.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV, SBT Tiếng Việt 4.

- Hình ảnh hoặc video clip về các con vật sống trong môi trường tự nhiên; video clip một số âm thanh trong tự nhiên hoặc trong cuộc sống (nếu có).

- Bảng phụ ghi đoạn 2, đoạn 3.

- Thẻ từ, thẻ câu để thực hiện các BT luyện từ và câu.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

b. Đối với học sinh

- SHS, SBT, VBT Tiếng Việt 4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

* Giới thiệu bài học

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ: Tưởng tượng để chia sẻ với bạn những hình ảnh và âm thanh có trong một khu vườn hoặc khu rừng.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS.

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa bài đọc SHS tr.122 và yêu cầu HS đọc tên, phán đoán nội dung bài học.

Giáo án Nghe hạt dẻ hát lớp 4 | Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

- GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài đọc: Bài 4 – Nghe hạt dẻ hát.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc một số câu tả vẻ đẹp của cảnh.

- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp.

b. Cách tiến hành

- GV đọc mẫu cho HS nghe: Giọng đọc thong thả, rõ ràng, rành mạch, vui tươi; nhấn giọng ở những từ ngữ tả vẻ đẹp đặc biệt của khu rừng hạt dẻ, hoạt động thú vị, dễ thương của những con vật.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc:

+ Từ khó: yên ắng, tĩnh mịch, khều, toọc toọc.

+ Cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu tả vẻ đẹp của cảnh.

Thật là tuyệt vời/ khi được lang thang trong một khu rừng dẻ.// Nắng chiều sánh vàng như mật/ bủa lấy rừng vàng.// Ve ran như thác réo.// Rừng dẻ khe khẽ hát…//

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (3 HS/nhóm), luyện đọc theo 3 đoạn:

+ Đoạn 1: từ đầu đến “không thể nào quên”.

+ Đoạn 2: tiếp theo đến “cho đỡ thèm”.

+ Đoạn 3: còn lại.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm lần lượt đọc các đoạn. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV mời đại diện 1 HS khá, giỏi đọc toàn bài. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giải nghĩa được một số từ khó.

- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc.

- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc.

- HS làm việc nhóm đôi.

- HS trả lời.

- HS quan sát tranh minh họa bài đọc.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.

- HS luyện đọc theo nhóm.

- HS lần lượt đọc các đoạn. Các HS khác đọc thầm theo.

- HS đọc bài. Các HS khác đọc thầm theo.

- HS lắng nghe.

................................

................................

................................

Giáo án Nghe hạt dẻ hát

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Luyện tập nhận diện và sử dụng trạng ngữ.

2. Năng lực

a. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia đọc trong nhóm.

b. Năng lực đặc thù.

Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (Biết cách đặt câu có sử dụng phép nhân hóa).

3. Phẩm chất.

- Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh minh họa bài đọc.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

Đối với học sinh

- SHS Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu: Kể tên các loại trạng ngữ đã học.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.

- GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài học: Tiết 2 – Luyện tập về trạng ngữ.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu và cho biết mỗi trạng ngữ tìm được thuộc loại nào

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ xác định được trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu đã cho và phân loại chúng.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT1 và đọc đoạn văn.

- GV cho HS thảo luận nhóm 4, làm bài vào VBT.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS báo cáo kết quả. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài:

Câu

Trạng ngữ

Chủ ngữ

Vị ngữ

1

Từ trên không → chỉ nơi chốn

tiếng kêu của đàn sếu

vọng xuống rồi xa dần.

2

 

Những vầng mây xám

Sà xuống thấp làm cho trời và đất như gần nhau hơn.

3

Lúc này → chỉ thời gian

Trên những thửa ruộng đã gặt → chỉ nơi chốn

người ta

đang đốt những gốc rạ khô.

4

Để đám cháy không lan rộng → chỉ mục đích

Trước khi đốt → chỉ thời gian

rạ

được vun thành từng đống nhỏ.

5

 

Gió

cuốn những làn khói xanh cuồn cuộn về hướng Tây Nam.

- HS thảo luận nhóm.

- HS trả lời:

Các loại trạng ngữ đã học:

+ Trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn.

+ Trạng ngữ chỉ mục đích, nguyên nhân.

+ Trạng ngữ chỉ phương tiện.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

- HS xác định yêu cầu BT1.

- HS thảo luận nhóm, làm bài.

- HS báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

................................

................................

................................

Giáo án Nghe hạt dẻ hát

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

HS sẽ:

- Viết được bài văn miêu tả con vật (con vật sống trong môi trường tự nhiên).

- Tìm được từ ngữ gợi tả âm thanh; nói được 1 – 2 câu về âm thanh em thích.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, tự học: Lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia đọc trong nhóm.

b. Năng lực đặc thù

- Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.

3. Phẩm chất.

- Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh minh họa bài đọc.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

Đối với học sinh

- SHS Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS hát một bài sôi động tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào tiết học.

- GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài học: Tiết 3 – Luyện tập viết bài văn miêu tả con vật.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Viết bài văn tả một con vật sống trong môi trường tự nhiên

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS viết được bài văn tả một con vật sống trong môi trường tự nhiên.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT1 và đọc sơ đồ gợi ý.

- GV hướng dẫn HS xác định những ý chính của bài.

- GV yêu cầu HS thực hành viết bài văn vào VBT.

- GV mời đại diện 3 – 4 HS đọc bài viết trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 2: Đọc lại và chỉnh sửa bài viết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn chỉnh bài viết của mình.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS trao đổi nhóm đôi, chia sẻ bài viết và những nội dung sẽ chỉnh sửa (nếu có).

- GV yêu cầu HS chọn viết một đoạn chỉnh sửa (nếu có) vào VBT.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc đoạn chỉnh sửa trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động.

C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm vững kiến thức về nội dung bài học.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của hoạt động 1: Thi tìm từ ngữ gợi tả âm thanh.

- GV cho HS chơi trò chơi Chuyền hoa để thi tìm từ ngữ.

Gợi ý:

a. Có âm đầu giống nhau: tí tách, rì rầm, vi vu, róc rách, xào xạc,…

b. Có vần giống nhau: lộp bộp, lanh lảnh, loạt xoạt, lách tách,…

c. Có các tiếng giống nhau: ào ào, ầm ầm, rầm rầm, cạp cạp,…

- Cả lớp cùng hát một bài.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

- HS xác định yêu cầu BT1.

- HS lắng nghe.

- HS làm bài.

- HS đọc bài trước lớp.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS thảo luận nhóm đôi.

- HS thực hiện.

- HS đọc bài trước lớp.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS xác định yêu cầu hoạt động 1.

- HS tham gia trò chơi.

................................

................................

................................

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 20 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 4: Nghe hạt dẻ hát.

Xem thêm các bài giáo án Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Để mua Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu hay, chọn lọc

 

 

Đánh giá

0

0 đánh giá