Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Toán 4 Bài 87: Dãy số liệu thống kê sách Cánh diều theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Toán 4. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Toán lớp 4 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Toán lớp 4 Bài 87 (Cánh diều): Dãy số liệu thống kê
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù:
- Nhận biết được dãy số liệu thống kê, thứ tự các số liệu trong dãy.
- Biết cách đọc, mô tả dãy số liệu thống kê ở mức độ đơn giản
- Thực hành lập dãy số liệu thống kê
- Bước đầu biết sắp xếp, phân tích, xử lí số liệu trong dãy số liệu thống kê ở mức độ đơn giản.
- Phát triển các năng lực toán học.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học.
+ Năng lực mô hình hóa.
+ Năng lực giao tiếp và năng lực giải quyết vấn đề toán học.
2. Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận với giáo viên và bạn bè để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.
- Trung thực: Trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.
- Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Bộ đồ dùng dạy, học Toán 4.
- Máy tính, máy chiếu.
- Bảng phụ.
- Hình ảnh nội dung Khởi động, Cùng học, bài Thực hành 1, 2, bài Luyện tập 1 và các bảng ghi chép số liệu (nếu cần).
2. Đối với học sinh
- SHS.
- Vở ghi, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV (bút, thước, tẩy,..)
- Các thẻ số dùng cho phần khởi động và bài thực hành 2 câu b.
3. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học. b. Cách thức tiến hành: |
|
- GV chiều hình ảnh khởi động: - GV cho HS hoạt động theo nhóm (bàn) và lần lượt trả lời các câu hỏi sau: + “Có bao nhiêu đội thi đấu?” + “Số điểm của từng đội như thế nào?” - GV dẫn dắt HS vào bài học: Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu bài học mới "Bài 87: Dãy số liệu thống kê". |
- Cả lớp quan sát, chú ý lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu. - HS trả lời câu hỏi: + Có hai đội đang thi đấu bóng rổ + Đội áo xanh có 15 điểm, đội áo vàng có 14 điểm - HS chú ý lắng nghe và hình thành động cơ học tập |
B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ, HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI. a. Mục tiêu: - HS nhận biết dãy số liệu thống kê; thứ tự các số liệu trong dãy b. Cách thức tiến hành: |
|
- GV cho HS quan sát Ví dụ 1, 2 trong SGK Ví dụ 1 : Đội bóng rổ của Khôi tham gia giải bóng rổ thành phố với số điểm trong mỗi trận đấu của mùa giải được liệt kê như sau : 12; 16; 19; 7; 20. - GV cho HS hoạt động theo nhóm (bàn), đọc kĩ ví dụ 1 và trả lời câu hỏi : + Liệt kê số điểm theo thứ tự của các trận đấu ở đội của Khôi + Nhận xét về số liệu vừa liệt kê ở trên - GV cho HS nhận xét: “Các số liệu thống kê như trên cho ta một dãy số liệu thống kê”. Ví dụ 2 : Số đo chiều cao của 10 bạn học sinh được liệt kê như sau : 132 cm; 129cm; 130 cm; 125 cm; 130 cm; 122 cm; 138 cm; 137 cm; 135 cm; 145 cm. - GV cho HS hoạt động theo nhóm (bàn), đọc kĩ ví dụ 2 và trả lời câu hỏi : + Liệt kê số đo chiều cao của 10 học sinh + Nhận xét về số liệu vừa liệt kê ở trên - GV cho HS nhận xét: “Các số liệu thống kê như trên cho ta một dãy số liệu thống kê” Vậy, dãy số liệu thống kê là gì ? - GV nêu khái quát : “Các số liệu thống kê, được sắp xếp theo một thứ tự nhất định cho ta một dãy số liệu thống kê” - GV cho HS lấy ví dụ về dãy số thống kê để hiểu rõ hơn. |
- Trả lời: + Số điểm theo thứ tự của các trận đấu là: 12; 16; 19; 7; 20. + Các số liệu được sắp xếp theo một thứ tự nhất định (theo thứ tự của các trận đấu). - Trả lời: + Số đo chiều cao của học sinh theo thứ tự đo từng em là: 132 cm; 129cm; 130 cm; 125 cm; 130 cm; 122 cm; 138 cm; 137 cm; 135 cm; 145 cm. + Các số liệu được sắp xếp theo một thứ tự nhất định (theo thứ tự đo chiều cao từng học sinh). - HS chú ý lắng nghe - HS thực hiện yêu cầu - Ví dụ tham khảo: + Số cân nặng của một em bé 2 tuổi được bác sĩ theo dõi (từ tháng 1 đến tháng 5) và thống kê như sau: + Các số liệu trên được sắp xếp theo một thứ tự nhất định (theo tháng) cho ta một dãy số liệu thống kê. |
................................
................................
................................
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 10 trang, trên đây trình bày tóm tắt 3 trang của Toán 4 Cánh diều Bài 87: Dãy số liệu thống kê
Để mua Giáo án Toán 4 Cánh diều năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây
Xem thêm các bài Giáo án Toán lớp 4 Cánh diều, chi tiết khác:
Giáo án Bài 86: Luyện tập chung
Giáo án Bài 89: Kiểm đếm số lần xuất hiện của một sự kiện
Giáo án Bài 90: Em ôn lại những gì đã học