28 câu Trắc nghiệm À ơi tay mẹ lớp 6 - Cánh diều

1.4 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 À ơi tay mẹ sách Cánh diều. Bài viết gồm 28 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.

Trắc nghiệm Ngữ văn 6 À ơi tay mẹ

B.1. Vài nét về tác giả Bình Nguyên

Câu 1. Tác phẩm Hoa thảo mộc của Bình Nguyên được sáng tác năm bao nhiêu?

A. 2001

B. 2002

C. 2003

D. 2004

Đáp án: A

Giải thích:

Hoa thảo mộc của Bình Nguyên được sáng tác năm 2001.

Câu 2. Tác giả Bình Nguyên đã đạt Giải A cuộc thi Lục bát năm 2002-2003 của báo nào?

A. Báo Nhân dân

B. Báo Văn nghệ

C. Báo Tiền Phong

D. Báo Lao động

Đáp án: B

Giải thích:

Tác giả Bình Nguyên đã đạt giải A cuộc thi Lục bát năm 2002-2003 của báo Văn nghệ.

Câu 3. Bình Nguyên nhận Giải chính thức của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam cho tập thơ Trăng đợi năm bao nhiêu?

A. 2001

B. 2002

C. 2003

D. 2004

Đáp án: D

Giải thích:

Bình Nguyên nhận Giải chính thức của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam cho tập thơ Trăng đợi năm 2004

Câu 4. Bình Nguyên nhận Giải thưởng loại C của UBTQ Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam 2006 cho tập thơ nào?

A. Trăng đợi

B. Đi về nơi không chữ

C. Hoa thảo mộc

D. Bác Hồ của chúng ta

Đáp án: B

Giải thích:

Bình Nguyên nhận Giải thưởng loại C của UBTQ Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam 2006 cho tập thơ Đi về nơi không chữ

Câu 5. Bình Nguyên tên thật là:

A. Nguyễn Bình Nguyên

B. Nguyễn Nguyên Bình

C. Nguyễn Đăng Hào

D. Nguyễn Hào Đăng

Đáp án: C

Giải thích:

Bình Nguyên tên thật là Nguyễn Đăng Hào.

Câu 6. Bình Nguyên quê ở đâu?

A. Hà Tĩnh

B. Thanh Hóa

C. Nghệ An

D. Ninh Bình

Đáp án: D

Giải thích:

Quê quán: Xã Ninh Phúc, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.

Câu 7. Nội dung sau về tác giả Bình Nguyên đúng hay sai?

“Bình Nguyên là thư kí của Hội Văn học Nghệ thuật Ninh Bình”

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:

- Sai

- Bình Nguyên là chủ tịch của Hội Văn học Nghệ thuật Ninh Bình

Câu 8. Tác phẩm nào dưới đây không phải của Bình Nguyên?

A. Hoa thảo mộc

B. Trăng đợi

C. Ra sân nhặt nắng

D. Đi về nơi không chữ

Đáp án: C

Giải thích:

Ra sân nhặt nắng – Nguyễn Thế Hoàng Linh

B.2. Tìm hiểu chung về À ơi tay mẹ

Câu 1. Tác phẩm À ơi tay mẹ của tác giả nào?

A. Phan Trọng Luận

B. Lâm Thị Mỹ Dạ

C. Bình Nguyên

D. Nguyễn Đức Mậu

Đáp án: C

Giải thích:

À ơi tay mẹ – Bình Nguyên

Câu 2. Bài thơ À ơi tay mẹ của Bình Nguyên được sáng tác năm bao nhiêu?

A. 2001

B. 2002

C. 2003

D. 2004

Đáp án: C

Giải thích:

Bài thơ À ơi tay mẹ của Bình Nguyên được sáng tác năm 2003.

Câu 3. Bài thơ À ơi tay mẹ được tác giả Bình Nguyên gửi dự thi cuộc thi nào trên báo Văn nghệ?

A. Ngày của mẹ

B. Trao gửi yêu thương

C. Tri ân

D. Thơ lục bát

Đáp án: D

Giải thích:

Bài thơ À ơi tay mẹ được tác giả Bình Nguyên gửi dự thi cuộc thi Thơ lục bát trên báo Văn nghệ.

Câu 4. Bài thơ À ơi tay mẹ được viết theo thể thơ nào?

A. 5 chữ

B. 6 chữ

C. 8 chữ

D. Lục bát

Đáp án: D

Giải thích:

Thể thơ lục bát.

Câu 5. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ À ơi tay mẹ là phương thức nào?

A. nghị luận

B. tự sự

C. miêu tả

D. biểu cảm

Đáp án: D

Giải thích:

Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Câu 6. Nội dung chính của đoạn thơ sau:

Bàn tay mẹ chắn mưa sa
Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng
Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng

À ơi này cái trăng vàng ngủ ngoan

À ơi này cái trăng tròn

À ơi này cái trăng còn nằm nôi… 

Bàn tay mẹ thức một đời

À ơi này cái Mặt trời bé con

Mai sau bể cạn non mòn

À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru.

(À ơi tay mẹ - Bình Nguyên)

A. Hình ảnh đôi bàn tay mẹ

B. Lòng biết ơn của người con đối với mẹ

C. Ý nghĩa lời ru của mẹ

D. Sự hiếu thảo của người con

Đáp án: A

Giải thích:

Nội dung chính: Hình ảnh đôi bàn tay mẹ

Câu 7. Nội dung chính của đoạn thơ sau:

Ru cho mềm ngọn gió thu

Ru cho tan đám sương mù lá cây

Ru cho cái khuyết tròn đầy

Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau. 

Bàn tay mang phép nhiệm mầu

Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi. 

Ru cho sóng lặng bãi bồi

Ru cho chỗ dột ngoại ngồi vá khăn

Ru cho đời nín cái đau

À ơi…mẹ chẳng một câu ru mình.

((À ơi tay mẹ - Bình Nguyên)

A. Hình ảnh đôi bàn tay mẹ

B. Lòng biết ơn của người con đối với mẹ

C. Ý nghĩa lời ru của mẹ

D. Sự hiếu thảo của người con

Đáp án: C

Giải thích:

Nội dung chính: Ý nghĩa lời ru của mẹ

Câu 8. Bài thơ À ơi tay mẹ của Bình Nguyên là bài thơ bày tỏ tình cảm của ai đối với ai?

A. Con đối với mẹ

B. Mẹ đối với con

C. Người lính với người mẹ anh hùng

D. Cháu đối với bà

Đáp án: B

Giải thích:

Bài thơ À ơi tay mẹ của Bình Nguyên là bài thơ bày tỏ tình cảm của mẹ đối với con

Câu 9. Nội dung sau về bài thơ À ơi tay mẹ đúng hay sai?

Bài thơ À ơi tay mẹ của Bình Nguyên khắc họa thành công hình ảnh một người mẹ Việt Nam với những phẩm chất đáng quý” 

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

- Đúng

- Bài thơ À ơi tay mẹ của Bình Nguyên khắc họa thành công hình ảnh một người mẹ Việt Nam với những phẩm chất đáng quý: chắt chiu, yêu thương, hi sinh….đến quên mình.

Câu 10. Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ À ơi tay mẹ - Bình Nguyên?

A. Sử dụng thể thơ lục bát nhịp nhàng như lời hát ru con.

B. Phối hợp hài hòa các biện pháp tu từ: ẩn dụ, điệp từ, điệp cấu trúc.

C. Ngôn ngữ khoa học, chuẩn mực

D. Đáp án A và B

Đáp án: D

Giải thích:

Biện pháp nghệ thuật:

- Sử dụng thể thơ lục bát nhịp nhàng như lời hát ru con.

- Phối hợp hài hòa các biện pháp tu từ: ẩn dụ, điệp từ, điệp cấu trúc.

B.3. Phân tích chi tiết À ơi tay mẹ

Câu 1. Hai câu thơ “Bàn tay mẹ chắn mưa sa/ Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng” ý chỉ điều gì?

A. Bàn tay mẹ vất vả, hi sinh

B. Bàn tay mẹ mạnh mẽ, kiên cường.

C. Bàn tay mẹ dịu dàng nuôi con.

D. Bàn tay mẹ mềm mại, xinh đẹp

Đáp án: B

Giải thích:

Hai câu thơ “Bàn tay mẹ chắn mưa sa/ Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng” ý chỉ bàn tay mẹ mạnh mẽ, kiên cường.

Câu 2. Hình ảnh mưa và bão trong hai câu thơ “Bàn tay mẹ chắn mưa sa/ Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng” ẩn dụ cho điều gì?

A. Những hiện tượng thiên tai của tự nhiên

B. Cuộc sống nhiều trải nghiệm

C. Những khó khăn của cuộc đời

D. Cả 3 phương án trên

Đáp án: C

Giải thích:

Hình ảnh mưa và bão trong hai câu thơ trên chỉ những chông gai, khó khăn của cuộc đời.

Câu 3. Tìm các biện pháp nghệ thuật trong hai câu thơ sau:

Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng

À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon

A. Hoán dụ

B. Nhân hóa

C. Điệp từ

D. So sánh

E. Ẩn dụ

Đáp án: A, B, E

Giải thích:

Hai câu thơ trên sử dụng các biện pháp nghệ thuật:

- Ẩn dụ: Cái trăng - người con.

- Hoán dụ: Bàn tay mẹ - người mẹ.

- Nhân hóa: trăng vàng ngủ ngon.

Câu 4. Chọn đáp án đúng nhất

Những dòng thơ sau nói lên đức tính gì từ người mẹ?

Mai sau bể cạn non mòn
À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru
Bàn tay mang phép nhiệm màu
Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi

A. Chịu thương, chịu khó

B. Đức hi sinh 

C. Sự dịu dàng

Đáp án: B

Giải thích:

Những dòng thơ trên nói lên đức hi sinh của người mẹ. 

Câu 5. Điền từ thích hợp vào hai chỗ trống dưới đây:

Ru cho (…) ngọn gió thu

Ru cho (…) đám sương mù lá cây

A. mềm - tan

B. tan – mềm

C. mát – mềm

D. tan - mát

Đáp án: A

Giải thích:

Ru cho mềm ngọn gió thu

Ru cho tan đám sương mù lá cây

Câu 6. Trong bài thơ À ơi tay mẹ, mẹ đã ru cho cái khuyết như thế nào?

A. Tròn trịa

B. Hoàn hảo

C. Vàng vạnh

D. Tròn đầy

Đáp án: D

Giải thích:

Ru cho cái khuyết tròn đầy

Câu 7. Trong lời ru của văn bản À ơi tay mẹ, ngoài ru con lời ru của mẹ còn hướng đến ai?

A. Ông ngoại

B. Bà ngoại

C. Bà nội

D. Ông nội

Đáp án: B

Giải thích:

Mưa không chỗ dột ngoại ngồi vá khâu

Câu 8. Câu thơ “Ru cho đời nín cái đau” được hiểu là?

A. Ru cho con người gần gũi nhau hơn

B. Ru cho trẻ con nín khóc

C. Ru cho cuộc sống sinh động

D. Ru cho cuộc sống bình yên, bớt đau khổ

Đáp án: D

Giải thích:

Câu thơ “Ru cho đời nín cái đau” được hiểu là cho cuộc sống bình yên, bớt đau khổ.

Câu 9. Nghệ thuật nào đã được sử dụng trong đoạn thơ sau?

Ru cho sóng lặng bãi bồi
Mưa không chỗ dột ngoại ngồi vá khâu
Ru cho đời nín cái đau
À ơi... Mẹ chẳng một câu ru mình.

A. Điệp từ, nhân hóa, ẩn dụ

B. Điệp từ, so sánh, ẩn dụ

C. So sánh, ẩn dụ, hoán dụ

D. Hoán dụ, ẩn dụ, nhân hóa

Đáp án: A

Giải thích:

Đoạn thơ trên sử dụng các nghệ thuật:

- Điệp từ: ru cho

- Nhân hóa: đời nín cái đau 

- Ẩn dụ: sóng lặng bãi bồi, đời nín cái đau ẩn dụ cho mong muốn một cuộc sống tốt đẹp, bình yên.

Câu 10. Trong văn bản À ơi tay mẹ, cụm từ “à ơi” được lặp lại nhiều lần có tác dụng gì trong bài thơ?

A. Cho thấy được sự hi sinh của người mẹ

B. Khắc họa rõ tình yêu bao la của mẹ

C. Thể hiện sự phong phú của ngôn ngữ tiếng Việt

D. Giúp bài thơ mang âm điệu nhẹ nhàng như lời ru

Đáp án: D

Giải thích:

Tác dụng của sự lặp lại cụm từ "à ơi": Giúp bài thơ mang âm điệu như lời ru, thể hiện tình cảm chan chứa của mẹ dành cho con.

Xem thêm các bài trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Lý thuyết kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích

Trắc nghiệm À ơi tay mẹ

Trắc nghiệm Về thăm mẹ

Trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 41, 42

Trắc nghiệm Lý thuyết về ẩn dụ

Trắc nghiệm Ca dao Việt Nam

Đánh giá

0

0 đánh giá